Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn

Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc. Định Hóa là huyện miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó riêng dân tộc Tày chiếm số lượng đông nhất, xấp xỉ 50% dân số toàn huyện. Người Tày cư trú tập trung theo từng bản với vài chục nóc nhà. Ngôi nhà truyền thống của người Tày ở huyện Định Hóa là nhà sàn. Tuy nhiên, theo thống kê tính đến cuối năm 2020, toàn huyện chỉ còn giữ được khoảng 900 ngôi nhà sàn truyền thống; còn lại đều đã chuyển sang ở nhà đất, nhà tầng, hoặc nhà sàn nhưng bê tông hóa và có sự cải biên cả về quy mô cũng như bài trí nội thất Sự biết mất của những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày nói chung, trong đó có huyện Định Hóa; không chỉ là sự mai một, các giá trị văn hóa vật thể đặc sắc mà còn gây thách thức lớn cho công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào, đặc biệt ở những huyện miền núi, vùng cao.

Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn
Nhà sàn truyền thống của người Tày ở xã Điềm Mặc

1. Giá trị văn hóa kiến trúc ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày ở Định Hóa

Đối với người Tày, đơn vị cư trú được gọi là bản. Các bản thường ở cạnh cánh đồng hay ven sông, suối. Tên bản thường được gọi theo tên đồng ruộng hay khúc sông, ví dụ bản Nà Đin (ruộng đất), Nà Tiếm (Ruộng nhọn), Nà To (ruộng to), bản Hôống (bản thung lũng, vòng thúng), Thẩm Rộc (Ao Rậm) Mỗi bản trung bình có từ 20 đến 25 nhà, bản lớn 60 đến70 nhà, cũng có những bản trên 100 nhà Số lượng nhà không nhiều, lại dàn trải trên một diện tích khá rộng nên khoảng cách giữa các nhà khá thưa, có khi mỗi nhà chiếm riêng một quả đồi, vừa cư trú, vừa canh tác. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có thể gặp trường hợp 5 10 nhà tập trung thành một cụm

Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn

Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn
Nhà ông Lâm Văn Quang bản Hoống xã Lam Vỹ

Mỗi ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày đều được đặt trong một khuôn viên rộng, xung quanh là vườn rau, cây trái hoặc ao cá. Người Tày thường làm bờ rào bằng các loại phên, liếp đan bằng tre, nứa khá thân thiện với môi trường lại không kém phần bền, chắc. Nơi cư trú của người Tày vốn gần sông suối, trên các triền núi thấp, gần rừng vì thế, họ thường lấy những vật liệu từ thiên nhiên như những viên sỏi lớn, đá núi làm bờ kè rồi dựng hàng rào bằng tre nứa, lâu ngày loại cây dây leo bám xung quanh vừa vững chắc vừa tạo cảnh quan không gian xanh cho ngôi nhà. Trong tổ hợp công trình đó, nổi bật lên là ngôi nhà chính, nơi tập chung mọi hoạt động hàng ngày của các thành viên trong gia đình và cũng là nơi gia chủ giành nhiều công sức nhất để tạo dựng.

Có hai dạng mặt bằng với ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày ở huyện Định Hóa là có bếp liền trong nhà và nhà bếp được làm riêng, nối với nhà chính ở đầu hồi (trên nhà chính vẫn có bếp nhưng chủ yếu dùng để sửa ấm vào mùa đông). Nhà chính thường có mặt bằng 3 gian, 3 gian 2 chái, hoặc 4 gian. Mỗi gian nhà rộng từ 2,7 đến 3,2m Tuy nhiên cũng có nhà kích thước gian lớn, tới hơn 3,5m. Nhà sàn của người Tày chỉ có một cầu thang chính đặt ở đầu hồi, dẫn lên hiên nhỏ trước cửa nhà. Nếu nhà có gian bếp riêng thì thì vẫn chỉ dùng một cầu thang chung và từ hiên nhà sẽ có lối rẽ xuống bếp hoặc vào nhà chính. Trên hiên nhà thường là nơi đặt lu nước rửa chân trước khi vào nhà.

Một ngôi nhà chính thường có 6 hàng cột (hãn hữu có những ngôi nhà nhỏ chỉ 4 hàng cột). Để mở rộng lòng nhà, nhiều khi gia chủ cũng sử dụng hình thức trốn cột. Cầu thang dẫn lên nhà làm bằng gỗ, thường có 7 hoặc 9 bậc. Sàn nhà thường được làm cao hơn mặt đất từ 1,8 đến 2,2m. Dưới gầm sàn nguyên xưa chỉ là nền đất nện nhưng ngày nay nhiều nhà cũng láng xi măng, bê tông, thuận tiện cho sinh hoạt, làm nơi chứa nông cụ, hoặc các tài sản khác của gia đình

Trên sàn nhà, các gian, chái được phân chia thành các khu chức năng riêng. Đối với người Tày ở huyện Định Hóa, thông thường bàn thờ gia tiên được đặt ở gian trong cùng, hướng ban thờ cùng hướng với cây đòn nóc và nhìn ra cửa Hãn hữu có một vài gia đình đặt bàn thờ ngang với chiều ngang ngôi nhà (như ở bản Làng Bẩy, xã Tân Dương) Sàn nhà thường được chia thành hai cấp. Khoảng giữa cột quân với cột hiên là một cấp cao hơn lòng nhà từ 7 đến 10cm (gọi là đẳng). Đẳng trên là phía trước nhà, thường dành để tiếp khách. Đẳng dưới là dãy phía sau nhà, nơi để đồ làm bếp, chứa nông sản Các buồng, phòng ngủ cũng thường được bố trí ngăn chia ở phạm vi các đẳng và hai bên chái nhà.

Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn

Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn
Nhà ông Triệu Văn Minh bản Hoống xã Lam Vỹ đo vẽ KTS Hoàng Anh Đức

Bộ khung nhà được dựng lên bằng các cột gỗ. Có hai kiểu cột nhà được sử dụng là kiểu cột mặt cắt hình tròn và kiểu cột xẻ vuông. Các cột đều được kê trên chân tảng chế tác thủ công từ những hòn đá tự nhiên kiếm quanh nhà. Một ngôi nhà có sáu hàng cột, sẽ có hai hàng cột cái (các nhau từ 2,7 đến 3,4m), hai hàng cột quân (khoảng cách đến cột cái liền kề từ 1,8 đến 2,2m) và hai hàng cột hiên (khoảng cách đến cột quân liền kề từ 1,6 đến 1,9m). Nối các cột theo chiều dọc là các xuyên (xà dọc). Các xà dọc cũng thường làm bằng gỗ, nhưng ở Định Hóa, nhiều nhà xà dọc được làm từ thân cây cọ lâu năm Bộ vì đỡ mái thường kiểu vì kèo suốt với hai thanh kèo giao nhau ở nóc mái, đỡ cây đòn nóc, đầu kia chạy xuôi theo chiều dốc mái, ăn mộng vào đầu cột; lưng kèo đỡ các đòn tay.

Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn
Nhà sàn truyền thống của người Tày ở xã Phú Tiến

Kỹ thuật dựng nhà sàn của người Tày hoàn toàn theo phương pháp thủ công truyền thống, với các dụng cụ nghề mộc đơn giản như chàng, đục, cưa, bào. Các cấu kiện được xẻ xuông, được đẽo gọt, bào phẳng, đục mộng và ghép nối, chẳng buộc với nhau một cách liên hoàn. Ở những vị trí như cầu thang, ván sàn người ta có thể bào phẳng thuận tiện cho sử dụng còn ở những vị trí khác như thân cột, thân xà thì chỉ cần xẻ vuông hoặc đẽo gọt sơ sài. Ngôi nhà được dựng lên hoàn toàn bằng vật liệu thảo mộc mà không cần các loại đinh, chốt sắt, thép nào.

Có thể thấy, ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày tại huyện Định Hóa nói riêng, ở các khu vực khác nói chung đều có những giải pháp kiến trúc phù hợp với đặc điểm sinh hoạt, văn hóa đồng thời tạo nên công trình tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

2. Thực trạng và đề xuất bảo tồn, phát huy giá trị nhà sàn truyền thống tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên.

2.1. Thực trạng di sản kiến trúc nhà sàn ở huyện Định Hóa.

Xưa kia, cả bản đều ở nhà sàn, thậm chí khoảng những năm 80, 90 của thế kỷ 20 đa phần vẫn là nhà sàn.

Theo thống kê tương đối từ phòng Văn hóa, Thông tin huyện Định Hóa và từ UBND các xã ATK của huyện thì người Tày hiện sống ở cả 23 xã, thị trấn của huyện. Những xã còn nhiều nhà sàn có thể kể tới như xã Phú Tiến (141) Thanh Định (còn 140 nhà), Lam Vỹ (còn 101 nhà sàn), Điềm Mặc (còn 100 nhà sàn); tuy nhiên; nhưng cũng có những xã như Kim Phương (còn 10 nhà sàn), Tân Dương (còn 15 nhà sàn) và có 05 xã, thị trấn không còn nhà sàn truyền thống (thị trấn Chợ Chu, xã Bảo Cường, xã Phúc Chu, xã Quy Kỳ và xã Trung Lương).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mai một các ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày nói chung, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan, như việc suy cạn nguồn nguyên, vật liệu truyền thống bởi chính sách bảo vệ, cấm khai thác rừng nguyên sinh và rừng già cạn kiệt, gỗ làm nhà không còn, thay vào đó chỉ là rừng keo, chàm, người dân buộc phải dựng ngôi nhà mới bằng vật liệu hiện đại để thay thế; do phong trào mua bán nhà sàn cổ truyền đang diễn ra ở nhiều nơi. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là do tâm lý thích ở nhà lầu, nhà hiện đại, tiện nghi hơn, đặc biệt là trong giới trẻ, dẫn đến là nhà cao tầng với nhiều thiết bị hiện đại được thay thế trên chính khuôn viên ngôi nhà truyền thống.

2.2. Đề xuất để bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc nhà sàn truyền thống

Với những giá trị văn hóa kiến trúc, giá trị văn hóa phi vật thể bao chứa trong mỗi nếp nhà sàn truyền thống, cũng như thực trạng mai một hệ thống nhà sàn như nêu trên, chúng tôi xin đưa ra một vài đề xuất, khuyến nghị sau:

  • Trước hết, phải coi những ngôi nhà sàn truyền thống như những di sản kiến trúc mà các thế hệ khác đã trao truyền lại cho thế hệ mai sau; tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị của ngôi nhà sàn để từ đó có ý thức giữ gìn, tu sửa. Ngôi nhà sàn không chỉ có giá trị về kiến trúc sinh thái, thân thiện với môi trường mà còn chứa đựng ở đó bao giá trị văn hóa, nhân văn. Bên bếp lửa, mọi người cùng sinh hoạt, cộng cảm. Người già kể chuyện, trao truyền cho thế hệ trẻ những điều hay, lẽ phải, phong tục, tập quán và cứ như vậy, mạch sống được tiếp nối. Hiểu được những giá trị đó, người dân sẽ có ý thức hơn, trân trọng hơn với nếp nhà của tổ tiên.
  • Về phía cơ quan quản lý văn hóa của huyện, tỉnh, khi coi ngôi nhà sàn như di sản kiến trúc thì cần có kế hoạch kiểm kê, sưu tầm quỹ di sản kiến trúc nhà sàn hiện còn. Lựa chọn những ngôi nhà sàn có giá trị tiêu biểu, đặc biệt những ngôi nhà sàn đã từng gắn với các sự kiện lịch sử, cách mạng trên địa bàn để có kế hoạch xếp hạng, trùng tu, bảo tồn. Từ việc xếp hạng đơn lẻ các ngôi nhà, ngành văn hóa cần có kết hoạch tiến tới xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn phát huy các di sản kiến trúc nhà sàn truyền thống, gắn với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, homestay. Cần lựa chọn những bản làng còn nhiều nhà sàn truyền thống, có cảnh quan đẹp xây dựng hồ sơ xếp hạng di sản kiến trúc. Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn nhà cổ cũng như cảnh quan bản làng. Nguồn vốn một phần từ ngân sách nhà nước cộng với nguồn xã hội hóa và do chính người dân đóng góp Khi bản làng được xếp hạng và có du khách đến tham quan, tạo ra được nguồn thu thì người dân sẽ có ý thức giữ gìn di sản của mình Huyện Định Hóa được coi là huyện ATK, lại là nơi có nhiều di tích, danh thắng tiêu biểu khác, như hồ Bảo Linh, chùa Hang, nhà tù Chợ Chu và thuận tiện về giao thông kết nối. Đây là những cơ sở quan trọng để huyện phát triển du lịch. Địa phương cần xây dựng một đề án phát triển du lịch, trong đó tạo sự gắn kết giữa tham quan di tích danh thắng với khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng trong các bản làng, các ngôi nhà sàn truyền thống Khi người dân được hưởng lợi từ làm kinh tế du lịch, họ sẽ ý thức hơn trong việc giữ gìn bản làng, giữ gìn nếp nhà truyền thống.
  • Tạo cơ chế để người dân có thể tiếp tục khai thác gỗ, dựng nhà sàn truyền thống khi cần thiết Chúng ta đã quan niệm sai lầm rằng cứ khai thác gỗ, khai thác rừng là hủy hoại tài nguyên môi trường. Điều đó chỉ đúng khi ta khai thác bừa bãi, thiếu kiểm soát, còn khai thác có kiểm soát thì việc dùng thảo mộc trong xây dựng mới chính là bảo vệ môi trường. Nhiều nơi đã áp dụng những khu rừng lịch sử để cung cấp gỗ cho xây dựng và tu sửa nhà cửa Cần xây dựng kế hoạch trồng rừng, trồng cọ để làm nhà sàn một cách bài bản, khai thác một cách có liều lượng, có quản lý. Thêm vào đó, xưa kia, người dân làm nhà bằng những loại gỗ quý như táu, lim nhưng nay loại gỗ đó dần khan hiếm nên người dân cũng cần có chủ động trong việc chọn loại gỗ khác dễ trồng, dễ khai thác hơn để làm nhà. Những loại gỗ xoan, thậm chí là keo, chàm nếu được ngâm tẩm, xử lý tốt thì ngôi nhà vẫn bền chắc mà kiểu dáng, giá trị truyền thống lại được bảo tồn.
Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn
Nhà sàn truyền thống của người Tày ở xã Phú Tiến
Nhà sàn có đặc điểm khác các kiểu nhà khác tại sao các đồng bào miền núi thường xây dựng nhà sàn
Nhà ông Ma Công Thuận xóm Khương Trung xã Bình Yên đo vẽ Ths.KTS Hương Mai

Lời kết

Ngôi nhà truyền thống của người Tày ở Định Hóa là kiểu nhà sàn với những vật liệu có thể khai thác ngay tại địa phương và rất gần gũi, thân thiện với môi trường. Ngôi nhà sàn của người Tày không chỉ phản ảnh tri thức, kinh nghiệm dân gian trong việc chọn vị trí, chọn vật liệu mà còn phản ánh những quan niệm về nhân sinh quan sâu sắc, thể hiện qua những kiêng kỵ, tập quán khi xây dựng.

Huyện Định Hóa trong kháng chiến chống Pháp đã từng là cái nôi cách mạng, là thủ đô gió ngàn che chở cách mạng. Ngày nay, huyện Định Hóa đã được Chính phủ công nhận là huyện ATK, di tích ATK Định Hóa đã được xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là tiềm năng to lớn để Định Hóa có thể xây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn huyện. Trước mắt cần gắn mô hình phát triển du lịch về nguồn với du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá đời sống bản làng của người Tày trong vùng; giáo dục, hướng dẫn và tạo cơ chế thuận lợi để người dân dựng nhà sàn, gìn giữ nhà sàn. Có được những giải pháp như vậy thì mới mong giữ được những ngôi nhà sàn truyền thống, đặc biệt trong cuộc sống đương đại.

TS. Tạ Quốc Khánh/ Viện bảo tồn di tích
(Bài đăng trênTạp chí Kiến trúc số 03-2021)