Nhà văn nói láo nhà báo nói thêm

Mấy hôm nay Tư Mã Thiên đang tính điểm một tin cho ông nhà văn dở hơi Phạm Viết Đào thì thấy các blogger liên tục viết về sự loạn ngôn của ông này. Đến mức Đông La đổi tên thành Phạm Viết Bừa, Phạm Viết Đần, còn Nguyễn Văn Minh nói Đào là “đã dốt còn nguy hiểm”. Cái sự dốt của Phạm Viết Đào thì Tư Mã Thiên đã bàn rồi, nhưng ông này nguy hiểm thì chắc không phải. Sự “loạn ngôn” của Đào chỉ có thể giải thích là ông này đã bị “loạn thần”. Tất tần tật, việc gì Đào cũng phải bới ra để chửi, chửi đến mức ai cũng thấy là dốt thì không thể là thằng nguy hiểm.

Cái ông thứ hai là nhà báo thần bom Huỳnh Ngọc Chênh. Trong một entry viết về việt cộng, bác Chênh đã tự sướng như sau: “Tôi có mặt tại đài phát thanh lúc ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu được bộ đội chở đến để đọc lời đầu hàng. Theo nhật ký của tôi ghi lại sau thời điểm đó vài ngày, tôi đã cùng với vị chỉ huy bộ đội (sau nầy tôi biết đó là ông Bùi Tùng) soạn lời đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc và lời tiếp nhận đầu hàng cho ông chỉ huy ấy đọc”. Như vậy, bác Chênh chính là đồng tác giả của lời đầu hàng và tiếp nhận đầu hàng trong ngày 30/4 lịch sử. Chắc không phải thế!

Thời điểm ấy bác Chênh chỉ là sinh viên, có nhiệm vụ dẫn đường, chắc là trong quá trình soạn thảo thì bác có công chạy đi kiếm giấy, bút cho ông Bùi Tùng soạn, hoặc lúc ông Bùi Tùng soạn thì bác đứng bên cạnh và nói leo vào một vài chữ, chứ chẳng ai cho bác cái quyền tham gia soạn thảo. Nếu không, với vị trí là thư ký tòa soạn của một tờ báo quyền lực như Thanh Niên thì bác Chênh sẽ lên tiếng yêu cầu viết lại lịch sử. Việc quan trọng kinh thiên động địa này sao bác Chênh không làm mà chỉ “tiết lộ” trên một entry lắt nhắt? Chúng ta hãy đọc lại lời bác Chênh viết trong ngày kỷ niệm 30/4 năm 2010: “Sinh viên và bộ đội đang loay hoay chưa biết làm gì thì bỗng dưng có hai chiếc xe jeep chở đầy người chạy vào khuôn viên đài phát thanh. Rất nhiều bộ đội cùng dân sự bước xuống và họ nhận ra ngay hai ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu, tổng thống và thủ tướng mới nhậm chức của chính quyền Sài Gòn. Một trong hai người chỉ huy yêu cầu sinh viên tìm cách cho tướng Minh đọc lời đầu hàng trên đài phát thanh. Ông nói xong, kéo cả đoàn người mới đến lên lầu một, vào phòng khách theo hướng dẫn của sinh viên. Trong lúc đó, một sinh viên chạy đi tìm nhân viên đài. Tại phòng khách, ngoài hai ông Minh-Mẫu, hai chỉ huy bộ đội (sau này họ mới biết là trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng và đại úy bộ binh Phạm Xuân Thệ) và vài anh bộ đội còn có hai người dân sự nữa là anh Nguyễn Hữu Thái và một nhà báo nước ngoài (nhà báo Tây Đức Borries Gallasch của đài truyền hình Đức)”. Không hề nhắc gì đến việc Huỳnh Ngọc Chênh tham gia soạn thảo văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh. Như vậy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh thực ra là muốn khoe mình giỏi nhưng đang lúc bốc hứng quá đà nên phát triển thành bom, nổ vang trời sau cái ngày kết thúc chiến tranh hàng chục năm.

Nói tóm lại, ông nhà văn nói láo Phạm Viết Đào bị loạn thần nên được miễn truy cứu trách nhiệm, từ nay Tư Mã Thiên sẽ không viết về ông này nữa. Ông nhà báo nói phét Huỳnh Ngọc Chênh mà sô được nhật ký kể lại việc ông ta “tham gia soạn thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh” thì TMT xin tâm phục khẩu phục.

Vừa rồi có tin tức về việc mang thai ở độ tuổi 33 xuất hiện trên báo, đám đông mạng tha hồ bình luận chưởi bới, thể hiện bức xúc dành cho ai đó đã đưa ra cái "quy định" trời ơi, huy động cả vài người trí thức bình luận rất sôi nổi. Cuối cùng nguyên nhân chính gây phẫn nộ như vậy lại là bởi... "báo nói thêm". Một nhà báo sau khi phỏng vấn một vị chi cục trưởng nọ đã không hiểu rõ bối cảnh và đầy đủ những gì vị chi cục trưởng ấy nói và đăng tin không chuẩn xác. Các báo điện tử khác cứ thế "xào xáo" rồi tổ chức lấy ý kiến ý cò gây dư luận bức xúc và tâm lý không tốt. Bởi chỉ cần thay một từ ngữ thì nội dung đã khác đi rất nhiều. Cái từ "khuyến cáo" (chưa kể khuyến cáo trong điều kiện nào) mà "xào" thành "bắt buộc" hoặc "cấm" mà không cần kiểm chứng thì cái độ "thoáng" của một số nhà báo quá cao! Tình trạng này vẫn thường gặp.

May là các chú bán cà-rem dạo đến nay chắc nghỉ hưu nhiều rồi, chứ không lại đùa thêm một câu: "Đài báo tào LAO, Chỉ TAO là thiệt!"

Đùa với mấy chú bán cà-rem vậy thôi chứ nhớ khi xưa mỗi lần nghe tiếng leng keng cà-rem dạo là tụi tôi ai cũng háo hức lắm, không phải vì bị chú thuyết phục rằng chú nói thật hơn đài báo, mà vì với tụi tôi món cà-rem vào mùa hè nóng bức thật quá tuyệt vời! Đây là một ký ức tuổi thơ rất hồn nhiên của nhiều người, dù trong cuộc sống ngày nay có biết bao thứ thị phi, nhưng cái cảm giác "rạo rực" với cà-rem thật khó có thể quên được.

Đời sống của chúng ta đã tiến bộ hơn xưa, nhưng với tuổi thơ, chú cà-rem mộc mạc như vậy vẫn có thể để lại những ký ức đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi người, tuy món cà-rem không an toàn thực phẩm lắm. Mong thay những nhà báo cũng có những tin tức chính xác, tránh bớt tình trạng dư luận xã hội bị "ngộ độc thông tin" kiểu như trên, đem lại cho độc giả những món ăn "sạch" hơn.

Xin mượn hình ảnh chú cà-rem từ một chương trình VTV Cần Thơ để nhớ lại ký ức tuổi thơ và để ai đó là nhà báo tự soi lại mình một phút.