Nhân đậu xanh để được bao lâu

Khá nhiều người băn khoăn về thời gian bảo quản bánh Trung Thu như thế nào? Và theo thông tin chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [hiện đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội] rằng:

Bánh Trung Thu được mua sẵn

Nhờ sử dụng một lượng nhỏ chất bảo quản [hàm lượng được cho phép bởi Cục An Toàn Thực Phẩm] nên bánh Trung Thu có hạn sử dụng trung bình đến tận 3 tháng. Ngoài ra, sau khi bóc bánh ra ăn, bạn nên dùng hết trong một ngày để đảm bảo hương vị và an toàn cho sức khỏe.

Bánh Trung Thu tự làm [handmade]

Những chiếc bánh Trung Thu được làm ở nhà hay được gọi là bánh handmade nhà làm, thì có thời gian bảo quản bánh trung bình tối đa 7 ngày vì không sử dụng chất bảo quản.

Cụ thể, bánh Trung Thu dẻo có hạn sử dụng khoảng 4 ngày kể từ ngày đóng bao, còn bánh Trung Thu nướng thì có thời gian dài hơn đến 7 ngày. Ngoài ra, vì được làm theo phương pháp nướng, có độ ngọt cao và có thêm thành phần chất béo nên bánh Trung Thu có thể chống ẩm, làm kéo thời gian bảo quản bánh được vài ngày kể từ khi làm.

Hãy nhớ, tuyệt đối bạn không nên ăn những chiếc bánh Trung Thu bị hỏng [xuất hiện nấm mốc hay có mùi lạ], vì dễ gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.

2 Tại sao bánh Trung thu bị mốc, hư hỏng?

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bánh Trung Thu nhanh bị mốc, hư hỏng đó là từ nguồn nguyên liệu [bột mì, trứng, các loại hạt, gia vị, thịt,…] không được tuyển chọn kĩ càng ban đầu, sau các công đoạn chế biến làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm mốc, hoặc các công đoạn chế biến chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bên cạnh nguyên liệu, dụng cụ làm bánh Trung Thu, nơi bảo quản bánh chưa hợp vệ sinh vẫn có thể ảnh hưởng đến bánh. Đồng thời, khâu đóng gói bánh cũng cần phải cẩn thận, tránh làm rách nát bao bì, dễ gây ẩm mốc cho chiếc bánh bên trong.

Nếu bánh Trung Thu khi chế biến không sử dụng đủ lượng đường, hoặc khi làm nhân bánh cho quá nhiều dầu ăn cũng dễ gây hư hỏng.

3 Dấu hiệu bánh Trung Thu bị mốc, hư hỏng?

Trước khi ăn bánh Trung Thu, cần để ý kĩ những dấu hiệu sau đây để chắc chắn rằng bánh vẫn còn sử dụng được, tránh ăn phải bánh đã bị hư hỏng dễ gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Bánh bị biến dạng, bị méo hoặc phình to ra, không còn như hình dạng ban đầu.
  • Bánh bị chảy nước và có mùi bất thường, không thơm như ban đầu.
  • Bánh xuất hiện nấm mốc bên ngoài.

4 Những yếu tố khi bảo quản bánh Trung Thu

Đối với bánh Trung Thu mua sẵn

Mỗi nhà sản xuất sẽ có bao bì sản phẩm khác nhau, với loại bánh Trung Thu làm sẵn khi mua, bạn nên chú ý một số vấn đề xung quanh cách bảo quản bánh như sau:

Nên chọn mua bánh của những nhà sản xuất, thương hiệu uy tín, vì sẽ đảm bảo được chất lượng và nguồn gốc các nguyên liệu.

Bao bì sản phẩm nên kín, không có bị rách, không bị nhàu, còn mới. Ngoài ra, các thông tin trên bao bì cần được rõ ràng về màu mực, không bị nhòe và phải đề cập đến thành phần nguyên liệu và ngày sản xuất.

Trong bao bì của mỗi chiếc bánh Trung Thu thường có chứa 1 hoặc 2 túi hút ẩm. Trong quá trình sử dụng còn bánh trong bao bì, thì bạn không nên lấy túi này ra vì có thể làm cho bánh dễ bị ẩm và mốc nhanh hơn. Đồng thời, bánh ăn không hết thì bịt kín bao bì và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc nướng bánh lại bằng lò vi sóng sau khi bảo quản lạnh.

Với bánh còn nguyên trong bao bì, thì bạn nên đặt ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếp xúc ánh nắng chiếu trực tiếp cũng như những nơi có nhiệt độ cao.

Đối với bánh Trung Thu tự làm

Chọn mua bánh, nguyên liệu làm bánh ở địa chỉ tin cậy

Để đảm bảo chất lượng bánh thành phẩm cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, cần lựa chọn những nơi bán nguyên liệu làm bánh uy tín, đáng tin cậy, khi mua xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm.

Khác với quy trình sản xuất nghiêm ngặt của các nhà sản xuất, thì với chiếc bánh Trung Thu tự làm, bạn cũng nên chú ý về các vấn đề an toàn thực phẩm trong công đoạn chế biến nhằm đảm bảo chất lượng bánh trong suốt thời gian bảo quản.

Khâu làm nước đường

Bánh Trung Thu ngọt là nhờ hỗn hợp nước đường, gồm có nước, đường, nước cốt chanh, mạch nha và nước tro tàu. Nước đường đạt tiêu chuẩn là phải có độ sánh gần như mật ong nhưng không được quá đặc. Vì nếu loãng sẽ làm cho phần bột bánh bị nhão, khó tạo hình cũng như không để được lâu, còn nếu quá đặc dễ làm cho bánh bị cứng và nứt khô.

Tuy nhiên, nước đường [đạt chuẩn] càng để lâu thì giúp bánh lên màu càng đẹp, vị bánh càng ngon và bảo quản được lâu hơn. Thay vào đó, nếu bạn vô ý để nước đường [mới nấu] mà chưa đủ lâu thì bánh sau khi nướng, khoảng 1 - 2 ngày trên mặt bánh sẽ xuất hiện hơi nước và dễ bị mốc.

Khâu sên nhân bánh

Bánh Trung Thu có sử dụng dầu, nhờ có dầu làm cho phần nhân tăng thêm độ mềm và dẻo mịn. Vì thế, bạn cần chú ý đến lượng dầu và thời điểm cho dầu vào nhân.

Chẳng hạn, nếu cho dầu quá nhiều vào nhân, sẽ làm dầu có điều kiện ngấm ra ngoài vỏ, khiến cho vỏ bánh bị ẩm ướt, dễ hỏng và ăn không ngon. Còn nếu cho dầu quá ít hoặc không đúng thời điểm như khi sên nhân đã hơi đặc mà bạn mới cho dầu vào, làm cho phần dầu chỉ bám phía bên ngoài mà không hòa quyện vào bên trong. Do đó, khi nướng bánh, vỏ bánh sẽ hút dầu khiến phần nhân bị khô và tách khỏi lớp vỏ.

Thời điểm thích hợp cho dầu vào là khi hỗn hợp nhân bánh bắt đầu sôi và sệt lại. Khi cho dầu bạn nên chia thành nhiều phần nhỏ, đổ từ từ từng phần dầu vào nhân bánh và liên tục dùng vá khuấy để dầu hòa quyện đều vào nhân mới bắt đầu cho tiếp phần dầu khác vào.

Về định lượng dầu cần sử dụng thì tùy thuộc vào trọng lượng bánh và trọng lượng nhân bánh bạn làm, vậy nên bạn cần chuẩn bị lượng dầu phù hợp theo công thức hướng dẫn.

Khâu nướng bánh

Để bảo quản bánh Trung Thu tự làm được lâu hơn, thì bạn cần chú ý đến nhiệt độ và thời gian khi nướng bánh. Nên nướng bánh cho đến khi bánh gần cứng như bánh quy thì sẽ để lâu hơn so với việc nướng bánh mà vỏ bánh còn mềm.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến lượng nước phun xịt lên bề mặt bánh, vì nhiều quá dễ làm vỏ bánh bị ẩm và không để được lâu.

Khâu đóng gói bánh

Phải đợi bánh thật nguội, đồng thời hút không khí và đặt gói hút ẩm vào trong bao bì, giúp bánh để được lâu hơn.

Bên cạnh đó, đặt bánh ở những nơi khô mát, tránh thời tiết ẩm hay có nhiệt độ cao trong trường hợp còn nguyên trong bao bì sản phẩm. Còn nếu bạn đã sử dụng, không hết bánh, thì vẫn cho vào bao có kèm gói hút ẩm, đặt vào ngăn mát tủ lạnh và nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Cách bảo quản nhân bánh đã sên nhưng chưa sử dụng

Đối với nhân ngọt

Nhân bánh ngọt sau khi sên nhưng chưa sử dụng thì để thật nguội rồi gói nhân vào màng bọc thực phẩm. Chuẩn bị một hộp đựng thực phẩm không bị ám hơi, ám mùi để đựng rồi cho vào tủ lạnh để bảo quản.

Với cách trên bạn có thể bảo quản nhân ngọt ở ngăn mát trong vòng 1 tuần, ở ngăn đông trong vòng 3 tuần. Nhớ rã đông nhân bánh trước khi sử dụng bằng cách quay trong lò vi sóng 30 - 60 giây để nhân mềm và nóng. Lúc này bạn có thể nặn rồi cho vào bánh rồi nhé.

Đối với nhân thập cẩm

Bạn có thể sử dụng phương pháp bảo quản nhân bánh thập cẩm giống với nhân bánh ngọt, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn cần rã đông nhân ở nhiệt độ thường. Khi bánh đã hết lạnh và mềm lại thì mang đi quay trong lò vi sóng để nhân bánh nóng và dễ nặn hơn.

Một điều lưu ý là cách rã đông này chỉ nên áp dụng tối đa 2 lần với nhân bánh thập cẩm vì sẽ làm cho một trong những nguyên liệu của nhân là các loại hạt bị ỉu hoặc nhân bánh trở nên quá khô hay quá ướt.

5 Cách bảo quản bánh Trung Thu được lâu

Nếu bạn có nhu cầu bảo quản bánh Trung Thu theo phương pháp chế biến như bánh nướng và bánh dẻo thì có thể áp dụng mẹo mà Điện máy XANH gợi ý dưới đây:

Đối với bánh Trung Thu nướng

Bánh Trung Thu sau khi nướng xong nên để nguội hoàn toàn mới tiến hành khâu đóng gói vào túi kín, lưu ý nên có thêm túi hạt hút ẩm để tránh ẩm mốc.

Bánh nướng thường có hạn sử dụng không quá một tuần kể từ ngày ra lò. Nếu không sử dụng hết, bạn có thể bảo quản bánh trong tủ lạnh, nên lưu ý đựng trong hộp đựng thực phẩm đậy nắp kín để hạn chế tối đa việc vỏ bánh bị khô cứng mất ngon nhé!

Đối với bánh Trung Thu dẻo

Bánh Trung Thu dẻo khi vừa làm xong thành phẩm có thể đóng gói trong túi kín ngay, lưu ý có thêm túi hạt hút ẩm để tránh ẩm mốc.

Bánh dẻo có thời hạn sử dụng ngắn hơn, khoảng 4 ngày kể từ ngày sản xuất. Khi không sử dụng hết có thể bảo quản trong tủ lạnh tương tự bánh nướng, nhưng vỏ bánh sẽ bị cứng khi gặp nhiệt độ lạnh, ăn sẽ không ngon như ban đầu.

Đối với bánh Trung Thu rau câu

Bánh Trung Thu rau câu luôn phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C, nên để ở ngăn mát tủ lạnh [phần ngăn càng cao càng tốt], đồng thời tránh để bên ngoài quá 4 tiếng vì sẽ khiến bánh bị mềm, lúc này có thể hấp lạnh lại bánh bằng cách cho lên ngăn đông 1 tiếng rồi mang xuống ngăn mát bảo quản.

Bánh Trung Thu rau câu ngon nhất là khi để lạnh và nên dùng bánh ngay khi đem ra ngoài nhiệt độ thường để đảm bảo giữ nguyên hương vị.

Đối với bánh Trung Thu kem lạnh

Bánh Trung Thu kem lạnh là một loại bánh mới lạ, độc đáo vừa xuất hiện trong thời gian gần đây. Hương vị bánh thơm ngon, mát lạnh như viên kem đúng như tên gọi.

Bánh Trung Thu kem lạnh nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và ăn ngon nhất trong vòng 4 ngày kể từ ngày sản xuất. Khi bảo quản trong ngăn mát, bạn nên để bánh vào các túi kín hoặc hộp kín để tránh ám mùi các thức ăn khác, cũng như kéo dài được thời hạn sử dụng bánh, tránh lên mốc hoặc nhân kem bên trong bị chảy.

Khi để bánh ở nhiệt độ thường, nên thưởng thức ngay trong vòng 1 - 2 tiếng để tránh bánh bị tan chảy.

Không nên để bánh quá lâu trong tủ lạnh khiến vỏ bánh bị khô cứng và hương vị không còn thơm ngon.

Toshiba Inverter 180 lít GR-B22VU UKG

Aqua 90 lít AQR-D99FA[BS]

Aqua 130 lít AQR-T150FA[BS]

Panasonic Inverter 234 lít NR-TV261BPKV

Aqua Inverter 186 lít AQR-T219FA[PB]

Qua bài viết này, chắc hẳn rằng bạn đã biết được bánh Trung Thu để được bao lâu và cách bảo quản bánh Trung Thu an toàn cho sức khỏe rồi đúng không nào? Điện máy XANH chúc bạn sẽ thực hiện thành công nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 25/08/2021

Video liên quan

Chủ Đề