Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là gì

2.2. Nhiệm vụ của đề tài:- Làm rõ một số vấn đề lý luận về khoa học vàcông nghệ hiện đại, về giá trị đạo đức truyền thống, vềvai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việcphát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ViệtNam trong giai đoạn hiện nay.- Nghiên cứu thực trạng vai trò của khoa học vàcông nghệ hiện đại đến việc phát huy một số giá trị đạođức truyền thống dân tộc tiêu biểu.- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơbản nhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệhiện đại đối với việc phát huy giá trị truyền thống dântộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu:Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc pháthuy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạnhiện nay.3.2. Phạm vi nghiên cứu:Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích vai trò của khoahọc và công nghệ hiện đại trong việc phát huy một số giá trị đạo đứctruyền thống cơ bản của dân tộcViệt Nam trong giai đoạn hiện naynhư: tinh thần yêu nước, lòng yêu thương con người, tinh thần hiếuhọc, cần cù, tiết kiệm trong lao động từ đó tìm ra những giải phápmang tính định hướng nhằm nâng cao vai trò của khoa học và côngnghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc nêu trên.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu4.1. Cơ sở lý luận của luận án:7 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; mốiquan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội.4.2. Phương pháp nghiên cứu:Sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa họcnhư kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh, hệ thốnghóa, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.5. Đóng góp của luận ánLuận án “Vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việcphát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay”góp phần đưa ra một số quan điểm mới sau:- Góp phần làm sáng tỏ vai trò của khoa học và công nghệ hiệnđại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộcViệt Nam trong giai đoạn hiện nay.- Nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của khoa họcvà công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyềnthống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án6.1. Về mặt lý luận:- Góp phần làm sáng tỏ vai trò của khoa học và công nghệ hiệnđại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.- Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò củakhoa học và công nghệ hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạođức truyền thống dân tộc.- Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc xây dựng chính sáchphát triển khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực cho sự phát triểnkhông chỉ của kinh tế mà của các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác, trongđó có lĩnh vực đạo đức.6.2. Về mặt thực tiễn:Kết quả nghiên cứu luận án có ý nghĩa khuyến nghị nhằm nângcao hơn nữa vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đối với việc pháthuy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.8 Kết quả nghiên cứu luận án có thể làm tài liệu tham khảo chocác cơ quan nghiên cứu, cho việc giảng dạy, học tập các môn khoahọc như triết học,đạo đức học ở các trường đại học, các học viện.7. Kết cấu của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận ánđược kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận chung về khoahọc và công nghệ hiện đại và giá trị đạo đức truyền thống1.1.1. Nghiên cứu về khoa học và công nghệ hiện đạiQua các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài, cáctác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản sau:- Các khái niệm về "khoa học", "công nghệ", "khoa học và côngnghệ hiện đại".- Tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến đời sống xãhội nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêngngày càng trở nên sâu sắc trên cả phương diện tích cực và tiêu cực.Tình hình đó đặt ra nhiều vấn đề về vai trò của khoa học vàcông nghệ trong xã hội. Đặc biệt, cần phải coi khoa học và công nghệchính là nhân tố xúc tác trong việc giữ gìn và phát triển giá trị văn hóa dântộc và đạo đức xã hội.1.1.2. Nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộcCác công trình nghiên cứu của các tác giả tập trung làm rõ cáckhái niệm giá trị, truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống. Trên cơsở tìm hiểu các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam tiêu biểu nhưtruyền thống yêu nước, truyền thống nhân văn, truyền thống hiếuhọc, truyền thống cần cù, tiết kiệm trong lao động... các tác giả chỉ ranhững biến đổi của các giá trị này trong bối cảnh lịch sử mới với sự9 tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường và cáchmạng khoa học và công nghệ hiện đại.1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng vai trò củakhoa học và công nghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trịđạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nayCác công trình nghiên cứu đã phác họa một cách trung thực vàkhá toàn diện toàn cảnh bộ mặt đạo đức xã hội Việt Nam hiện naytrên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực làm hiện rõ thực trạngđạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, thanh niên, đạo đức tronglao động, kinh doanh, trong gia đình, nhà trường,... Đó là những biểuhiện coi nhẹ những giá trị đạo đức truyền thống, sùng bái nước ngoài,chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, giáo dục gia đình bịbuông lỏng, tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, lối hành xửbạo lực, vô cảm của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang là nhữngdấu hiệu đi ngược với các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.Trên cơ sở đó các nhà nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân dẫn đếnthực trạng trên.1.3. Những nghiên cứu về giải pháp nhằm nâng cao tácđộng tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của khoa học và côngnghệ hiện đại trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyềnthống dân tộc Việt Nam hiện nayCác tác giả cho rằng cần phải có một hệ thống các giải phápmang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế, chính trị,văn hóa, giáo dục... từ cấp vĩ mô đến vi mô thì mới giải quyết được vấnđề.Một số giải pháp chủ yếu được các giả nêu ra như:- Chủ động đón nhận thách thức của toàn cầu hóa để hội nhập vàđưa giá trị truyền thống dân tộc lên một bước mới.- Tạo lập môi trường cho sự phát triển của khoa học và côngnghệ vì sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.- Kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn tăng trưởng kinh tếvới phát triển các quan hệ xã hội lành mạnh trong quá trình xây dựng10 nền kinh tế thị trường; đẩy mạnh giáo dục đạo đức truyền thống tronggia đình, nhà trường, xã hội với nội dung, phương thức phù hợp;- Nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật trong việc gìn giữ vàphát huy các giá trị đạo đức truyền thống; kết hợp giữa phát huy cácgiá trị đạo đức truyền thống với tiếp thu các giá trị nhân văn của thờiđại thông qua giao lưu quốc tế.- Phát huy các giá trị văn hóa của khoa học và công nghệ vừagóp phần nâng cao tiềm lực của khoa học, công nghệ đất nước vừaxây dựng một nền văn hóa Việt Nam ngang tầm thời đại, đồng thờimang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.- Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng yêucầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Tuy nhiên, hầu hết những giải pháp trên đều nhằm phát huy vaitrò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa. Nghĩa là sự phát triển của khoa học và công nghệ trong mốiquan hệ với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung chứ không đặttrong mối quan hệ với đạo đức, và nhất là các giá trị đạo đức truyềnthống. Do vậy, đây vẫn được xem như một mảng còn thiếu về mặt lýluận đòi hỏi cần có nhiều công trình nghiên cứu, bổ sung thêm.1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án- Những vấn đề lý luận chung về khoa học và công nghệ hiện đạiQua khảo cứu có thể thấy các tác giả đưa ra nhiều định nghĩakhác nhau về "khoa học" và về "công nghệ", tuy nhiên hầu như chưacó định nghĩa về "khoa học và công nghệ hiện đại".Về tác động của khoa học và công nghệ hiện đại, các tác giả kểcả ở trong và ngoài nước đều tập trung làm rõ những tác động tíchcực và tiêu cực đến xã hội nói chung, đến lối sống của họ nhiều hơnlà làm rõ những tác động đến các giá trị đạo đức truyền thống và việcphát huy các giá trị đạo đức truyền thống. Vì vậy, vấn đề này cầnđược khai thác nhiều hơn nữa.- Về các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc11 Hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng, để phát huycác giá trị đạo đức truyền thống trong giai đoạn hiện nay thì conngười không thể giữ nguyên cách nghĩ, cách hành động cũ vốn là sảnphẩm của điều kiện xã hội cũ mà cần phải có sự thay đổi cho phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh của đất nước và xu thế của thời đại. Sự thayđổi này không phải là phủ nhận hay khẳng định các giá trị đạo đứctruyền thống dân tộc, mà là ở chỗ cần phải thay đổi nhận thức về nộidung, phạm vi tác động và phải có cách thức hành động mới để thểhiện các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc phù hợp và hiệu quảhơn trong điều kiện lịch sử mới.Tuy nhiên, vấn đề phát huy các giá trị đạo đức truyền thốngtrong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đặt ranhững yêu cầu gì về mặt lý luận và thực tiễn thì hầu hết các côngtrình nghiên cứu chưa đề cập đến.- Về tác động của khoa học và công nghệ hiện đại đến cácgiá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiệnnayThực trạng của vấn đề này cũng được các nhà nghiên cứu chỉ rakhá rõ ở nhiều góc độ khác nhau từ góc độ đạo đức xã hội đến đạođức cá nhân, từ đối tượng là thế hệ trẻ, đến cán bộ, đảng viên và đặcbiệt là biểu hiện ở từng giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, tiêubiểu như ở tinh thần yêu nước, tinh thân nhân ái, tinh thần hiếu học,tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động v.v... Nguyên nhân của thựctrạng này cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra không phải là do bảnthân khoa học và công nghệ hiện đại mang lại mà do quá trình sửdụng của con người. Quá trình này bị chi phối bởi các yếu tố cơ bảnnhư bản chất chế độ xã hội, lợi ích giai cấp, trình độ nhận thức, vănhóa của con người. Từ đó, các nhà nghiên cứu đưa ra các phươnghướng và giải pháp để nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chếcác tác động tiêu cực của khoa học và công nghệ hiện đại đến đạođức nói chung và giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói riêng,12 trong đó hầu hết các giải pháp đều nhấn mạnh đến định hướng xã hộichủ nghĩa trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ của đấtnước. Bên cạnh đó, các giải pháp như tăng cường vai trò của giáo dục- đào tạo, hệ thống pháp luật và đẩy mạnh hợp tác quốc tế,... là nhữngbiện pháp được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao.Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, chưa có công trìnhchuyên sâu nào đề cập tới vai trò của khoa học và công nghệ hiện đạiđối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ViệtNam trong giai đoạn hiện nay. Hầu hết các tác giả muốn đem đến mộtcái nhìn tổng thể về sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đạitới các mặt khác nhau của đời sống xã hội như trong phát triển nềnkinh tế thị trường hay trong đời sống văn hóa, tinh thần nói chung,trong đó có đề cập tới đạo đức. Ngay cả khi bàn về sự biến đổi củacác giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam hiện nay, các nhànghiên cứu cũng không có nhiều công trình chuyên sâu tìm hiểunguyên nhân từ sự tác động của khoa học và công nghệ hiện đại, màđều lồng ghép vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,vào xu thế toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường như một nhân tốcơ bản trong các quá trình đó. Vì vậy, để đi sâu nghiên cứu, làm rõhơn bản chất của vấn đề này cần thiết có thêm nhiều công trình hơnnữa nghiên cứu chuyên sâu hơn để việc nhận thức được rõ ràng, sâusắc và mang tính hệ thống hơn.Để thực hiện đề tài nghiên cứu về vai trò của khoa học và công nghệhiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộctrong giai đoạn hiện nay, theo tác giả cần phải làm rõ một số vấn đề lýluận và thực tiễn sau:Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về khoa học và côngnghệ hiện đại, về vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại đếnviệc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống.Hai là, phân tích thực trạng sự tác động của khoa học và côngnghệ hiện đại đến việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc,13 chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng trên. Trên cơ sở đó, đặt ra mộtsố vấn đề cần giải quyết từ thực trạng vai trò của khoa học và côngnghệ hiện đại đối với việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Ba là, đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại nhằm pháthuy giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Trong chương này, tác giả đã hệ thống các công trình tiêu biểuở trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ hiện đại; về các giátrị đạo đức truyền thống dân tộc, về những tác động của khoa học vàcông nghệ hiện đại đến việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thốngdân tộc. Đây là những công trình có nội dung quan trọng, liên quanđến vấn đề nghiên cứu của đề tài Luận án, giúp tác giả có cái nhìntổng quan về tình hình nghiên cứu trên cơ sở đó có sự tham khảo, kếthừa, bổ sung và xây dựng một hướng nghiên cứu mới, góp phần làmphong phú thêm hệ thống lý luận về vấn đề này.Trong quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu trên, tác giảcố gắng khái quát những đóng góp cơ bản có liên quan đến hướngnghiên cứu của tác giả Luận án, đồng thời chỉ ra những vấn đề cầntiếp tục nghiên cứu, làm rõ mà các công trình không đề cập đến hoặcđề cập một cách khiêm tốn do tính quy định của đối tượng và mụcđích nghiên cứu ở các đề tài khác nhau.Chương 214 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆHIỆN ĐẠI, VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUYCÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG2.1.Khái niệm "Khoa học và công nghệ hiện đại", mốiquan hệ giữa khoa học và công nghệ hiện đại với đạo đức2.1.1. Khái niệm "Khoa học và công nghệ hiện đại"2.1.1.1. Khái niệm khoa họcTrên cơ sở kế thừa các định nghĩa khác nhau của các nhànghiên cứu, nghiên cứu sinh đưa ra định nghĩa khoa học như sau:Khoa học là một hệ thống tri thức về thế giới đã được kiểmnghiệm qua thực tiễn, đồng thời khoa học còn là một loại hình hoạtđộng đặc biệt, thông qua việc ứng dụng các thành tựu của khoa họcvào thực tiễn sản xuất và đời sống nó đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽmọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của con người và xã hội.Với việc đưa ra định nghĩa trên đây, tác giả tiếp cận khái niệm"khoa học" trên hai phương diện:Thứ nhất, khoa học là một hình thái ý thức xã hội.Thứ hai, khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trựctiếp trong nền sản xuất hiện đại.Với cả hai cách tiếp cận trên, khoa học đều có vai trò tác độngmạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vựcđạo đức.2.1.1.2.Khái niệm Công nghệLuật Khoa học và công nghệ năm 2013 đưa ra khái niệmcôngnghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặckhông kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lựcthành sản phẩm.Nội dung của khái niệm công nghệ bao gồm hai phần: phần thứnhất bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhàxưởng… Phần thứ hai bao gồm đội ngũ công nhân có sức khỏe, kỹnăng, kỹ xảo, kinh nghiệm sản xuất, làm việc có năng xuất cao, các15 dữ liệu, bản thuyết minh, dự án… mô tả những sáng chế kỹ thuật,những thông tin điều hành kỹ thuật, điều hành sản xuất và những liênhệ, bố trí, sắp xếp, đào tạo đội ngũ cho các hoạt động như phân chianguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch kiểm tra, điều hành nghiêncứu thị trường…2.1.1.3.Khái niệm khoa học và công nghệ hiện đạiNhư trên đã phân tích, thuật ngữ "Khoa học và công nghệ hiệnđại" xuất phát từ mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hai kháiniệm "khoa học" và "công nghệ". Đặc biệt, bước sang thế kỉ XX khoahọc và công nghệ ngày càng có xu hướng xâm nhập vào nhau và tạora những thay đổi lớn lao chưa từng thấy. Thực tế này buộc tư duycon người phải gắn liền hai khái niệm "khoa học" và "công nghệ" vớinhau trong một thuật ngữ mới, đó là "khoa học và công nghệ" hay"khoa học - công nghệ".Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tác giả luận án không tiếpcận thuật ngữ "khoa học và công nghệ" nói chung mà tiếp cận thuậtngữ "khoa học và công nghệ hiện đại". Tính từ hiện đại trong thuậtngữ này hàm ý hai ý nghĩa:Một là, nó nhấn mạnh tính đổi mới theo kiểu bùng nổ của khoahọc và công nghệ ngày nay.Hai là, nói lên phạm vi không gian và thời gian của nhữngthành tựu mà khoa học và công nghệ đạt được với những đặc trưngriêng biệt của nó so với các giai đoạn trước của cuộc cách mạngtrong lĩnh vực này.2.1.2.Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với đạo đức2.1.2.1. Khoa học và đạo đức với tính cách là các hình thái ý thứcxã hộiKhoa học là hệ thống các tri thức của con người phản ánh mộtcách đúng đắn bản chất và các quy luật của hiện thực khách quan:quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy.16 Nội dung của khoa học và công nghệ mang tính khách quan,không phụ thuộc vào bản chất giai cấp hay thể chế chính trị – xã hội.Nhưng mục đích của việc áp dụng các thành tựu của khoa học vàcông nghệ là chủ quan, nó gắn liền với lợi ích, hệ tư tưởng của cácgiai cấp nhất định, gắn liền với bản sắc, truyền thống, phong tục tậpquán của các cộng đồng người trong xã hội.Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là một hình thái ýthức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằmhướng dẫn con người tiến tới cái thiện, cái chân, cái mĩ... chống lại cáiác, cái giả, cái xấu... Đạo đức là sản phẩm của lịch sử xã hội, do cơ sởkinh tế – xã hội sinh ra và quyết định.2.1.2.2. Sự thống nhất giữa khoa học và công nghệ với đạo đứcSự thống nhất biện chứng giữa khoa học và công nghệ với đạođức được thể hiện ở chỗ mục đích chân chính của khoa học và côngnghệ với đạo đức là tạo ra mọi điều kiện để giúp con người cải biếntự nhiên, cải biến xã hội, cải biến bản thân mình, xây dựng cuộc sốnghạnh phúc cho cá nhân và làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.2.1.2.3. Vai trò của khoa học và công nghệđối với các nấcthang giá trị đạo đứcVai trò của khoa học và công nghệđối với các nấc thang giá trịđạo đứcmang tính lịch sử – cụ thể. Nghĩa là, sựtác động đó theo chiềuhướng tích cựchay tiêu cực, tiến bộ hay lạc hậu tùythuộc vào bảnchất của chế độ, tính chấtcủa thời đại; tùy thuộc vào lợi ích củacácgiai cấp, tầng lớp trong xã hội; tùy thuộcvào bản sắc, truyềnthống, phong tục tậpquán của các dân tộc.2.1.2.4.Vai trò của các quanniệm đạo đức đối với sự phát triểnkhoahọc và công nghệĐối với mục tiêu của khoa học và công nghệĐối với nội dung của khoa học và công nghệĐối với phương pháp tiến hànhhoạt động khoa học và công nghệ17