Phát hành tiền qua kênh thị trường hối đoái

Ngân hàng nhà nước Việt Nam trực thuộc chính phủ, là cơ quan ngang bộ, chính phủ uỷ quyền cho ngân hàng nhà nước thực hiện quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Ngân hàng nhà nước độc quyền phát hành tiền, nhưng không vì thế mà phát hành một cách tự ý, tuỳ tiện. Trước khi phát hành tiền ngân hàng nhà nước phải đảm bảo các chỉ số về lạm phát, tăng trưởng, tỷ giá và lãi suất nằm trong vùng kiểm soát được.

Để đảm bảo việc kiểm soát những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, quá trình phát hành tiền phải đi theo những nguyên tắc nhất định, trong đó có một nguyên tắc kim chỉ nam là phát hành tiền được đảm bảo bằng giá trị hàng hoá.

Theo nguyên tắc này, đảm bảo duy nhất cho khối lượng tiền trong lưu thông giờ đây là hàng hoá, thông qua các chứng khoán của chính phủ hoặc các giấy nhận nợ được phát hành từ các doanh nghiệp. Yêu cầu phát hành tiền dựa vào cơ sở hàng hoá nhằm duy trì vừa đủ cho nhu cầu của nền kinh tế, trên cơ sở phương trình trao đổi của Fisher với nội dung như sau:

M.V = P.Y

Trong phương trình này, Fisher quan niệm rằng, khối lượng tiền cần được tạo ra cho nền kinh tế (M), trong đó tiền mặt là bộ phận hạt nhân, phụ thuộc vào ba biến số: P (mức giá cả bình quân của hàng hoá), Y (tổng sản lượng), V (vòng quay tiền tệ).

Dựa vào nguyên tắc trên ngân hàng trung ương cần phải dự tính khối lượng tiền phát hành, tức là dự kiến mức cầu tiền. Nhu cầu tiền được quyết định bởi tổng sản phẩm quốc dân thực tế, sự biến động của giá cả dự tính và tốc độ lưu thông tiền tệ, ta có thể tính theo công thức:

M = P.Q-V

Trong đó:

M: Tốc độ tăng trưởng của tiền cung ứng.

P: Mức biến động giá dự tính.

Q: Tỷ lệ tăng trưởng thực tế dự tính.

V: Sự biến động tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính.

Vậy ngân hàng nhà nước có các kênh nào để phát hành tiền?

Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa NHTW và các ngân hàng thương mại

Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, căn cứ vao lượng tiền cung ứng tăng thêm trong năm kế hoạch, dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn: Chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá và các loại cho vay khác.

Khi Ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng vay làm tăng bộ phận tiền mặt trong lưu thông hoặc làm tăng số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng trung ương. Kết quả làm tăng tiền trung ương (MB). Nư vậy, qua việc Ngân hàng trung ương cho các Ngân hàng thương mại vay, Ngân hàng trung ương đã phát hành một lượng tiền vào lưu thông còn ngân hàng thương mại nhận được một khoản tín dụng từ ngân hàng trung ương là một nguồn vốn giúp ngân hàng thương mại mơ rộng hoạt động kinh doanh.

Nghiệp vụ thị trường mở

Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng thương mại mua các giấy tờ có giá trên thị trường, nghĩa là đã đưa một khối lượng tiền vào lưu thông, hàng hoá mà Ngân hàng trung ương mua là các tín phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá ngắn hạn. Khi Ngân hàng trung ương mua các chứng từ có giá trên thị trường thì tiền từ Ngân hàng trung ương ra lưu thông, kết quả là tiền cung ứng sẽ tăng lên bằng đúng giá trị của chứng từ có giá đó. Các chứng từ có giá được Ngân hàng trung ương nắm giữ trở thành tài sản có của Ngân hàng trung ương tương ứng với nó là một sự tăng lên của bên tài sản nợ hoặc tiền mặt hoặc tiền dự trữ. Kênh này đang được sử dụng phổ biến, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển vì đây là kênh rất linh hoạt.

Kênh phát hành thông qua ngân sách nhà nước

Trong quá trình hoạt động thu chi của ngân sách, thông thường thu có tính chất thời vụ mà chi thì diễn ra thường xuyên, do đó tại một thời điểm ngân sách có thể bị thiếu vốn ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu chi, được sự đồng ý của chính phủ, Quốc hội, Ngân hàng trung ương tạm ứng cho ngân sách theo quy định của chính phủ bằng nhiều hình thức đẻ xử lý thiếu hụt. Như vậy Ngân hàng trung ương đã cung ứng một khối lượng tiền cho ngân sách chi tiêu. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng trung ương đã phát hành tiền thông qua kênh ngân sách.

Kênh phát hành tiền thông qua mua ngoại hối

Khi Ngân hàng trung ương thực hiện mua ngoại hối trên thị trường hối đoái, đây cũng là một kênh phát hành tiền. Khi ngân hàng trung ương mua ngoại tệ làm dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương tăng, đồng thời một lượng tiền cũng được đưa vào lưu thông qua việc thanh toán tiền cho các tổ chức cá nhân bán ngoại tệ cho ngân hàng trung ương . Ngược lại khi ngân hàng trung ương bán ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương giảm, tiền trung ương cũng giảm.

Như vậy, tuy theo từng điều kiện nhất định mà các kênh cung ứng tiền của mỗi quốc gia được ngân hàng trung ương sử dụng phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Song dù tiền được cung ứng theo kênh nào cũng phải đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Skip to content

Phát hành tiền là công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ

Phát hành tiền được hiểu là việc ngân hàng Nhà nước đưa thêm một lượng tiền nhất định vào lưu thông để cân bằng với lượng hàng hóa (hay là bình ổn giá) và trong một số trường hợp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ (tạm ứng cho ngân sách).

  • Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa Ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại, cung ứng thêm trong năm theo kế hoạch, theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng, cho vay tái cấp vốn;
  • Phát hành thị trường mở: mua các giấy tờ có giá của Chính phủ (tín phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn);
  • Phát hành thông qua ngân sách nhà nước: bù đắp thiếu hụt ngân sách ngắn hạn;
  • Phát hành tiền thông qua kênh ngoại hối: mua ngoại tệ làm dự trữ.

“Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại

-Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.

-Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.”

NHNN là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền theo các quy định trong Luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (mệnh giá tiền, lọai tiền, mức phát hành…) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông tiền tệ của Quốc gia. Chức năng quan trọng này được thể hiện rõ ở các Điều 18, 19, 20, 21 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010:

  • Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông: Ngân hàng nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của tiền (trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Tổ chức thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu hủy tiền;
  • Xử lý tiền rách nát, hư hỏng: Ngân hàng nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại tiền rách nát, hư hỏng, đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông, không đổi những đồng tiền rách nát hư hỏng do hành vi hủy hoại;
  • Thu hồi, thay thế tiền: Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại tiền không còn thích hợp và phát hành tiền khác thay thế;
  • Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in, đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho mục đích sư tập hoặc mục đích khác theo quy định của Thủ tướng chính phủ.
  • Lượng tiền trong lưu thông giờ đây bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng. Sự mở rộng các hoạt động tín dụng sẽ làm tăng nhu cầu tiêu tiền mặt. Vì thế, khi nắm vai trò độc quyền phát hành, ngân hàng trung ương có cơ hội để kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng và do đó điều chỉnh lượng tiền cần phát hành;
  • Giấy bạc do NHNN phát hành- một ngân hàng nhận được sư ưu đãi tối ưu từ Chính phủ – sẽ có uy tín cao trong lưu thông;
  • Việc phát hành tiền mang lại lợi nhuận, vì thế tốt nhất nên được tập trung vào một ngân hàng để tiện cho việc phân phối và sử dụng nguồn lợi đó một cách thích hợp;
  • Chính phủ muốn kiểm soát sự biến động của lượng tiền trong lưu thông trong phạm vi toàn quốc.

– Nguyên tắc khối lượng tiền phát hành ra phải đảm bảo bằng kim loại quí hiện có trong kho dự trữ của ngân hàng;

– Nguyên tắc phát hành tiền phải được đảm bảo bằng hàng hóa thể hiện trên mệnh giá kỳ phiếu thương mại (thông qua hoạt động tín dụng chiết khấu).

Liên hệ luật sư

Tổng đài miễn phí: 0922772222

Email:

Zalo: 0972817699

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU GỒM NHỮNG GÌ ?

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU CÓ CẦN TRA CỨU KHÔNG?

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở ĐÂU ?

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

THỜI HẠN XÉT NGHIỆM ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LÀ BAO LÂU ?

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU ?

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

NHÃN HIỆU CÓ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC KHÔNG ?

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.