Phương pháp giáo dục học sinh THCS

Giáo dục đạo đức học sinh THCSA. PHẦN MỞ ĐẦUI. Lý do chọn đề tài :1.Về mặt lý luậnMột trong những tư tưởng đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo dụcđạo đức cho học sinh và giảm nguy cơ bỏ học của học sinh được thể hiện trongnghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinhphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bảnnhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tưcách và trách nhiệm công dân… (Điều 23-Luật giáo dục).Phẩm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diệncủa con người theo quan điểm Mác xít.Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quantâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới cóthể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá lànền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em.Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường lànhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm- nhiệm vụchuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xãhội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường.Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm "phải chăm lo giáo dụcđạo đức cách mạng" cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, không đơnthuần trên lý thuyết, truyền thụ trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tựnhiên xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới sự tạo dựng pháttriển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phầnhoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội.1/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSPhải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách, đó là sựthống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực.Sự hài hoà giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội con ngời. Như BácHồ nói:" Có tài mà không có đức là người vô dụngCó đức mà không có tài làm việc gì cũng khó "Vì vậy việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường là mộttrong những biện pháp quản lý rất quan trọng đối với người quản lý.2.Về mặt thực tiễnGần đây, trên các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khánhiều về hiện tượng học sinh bỏ học tụ tập băng nhóm, gây gổ đánh nhau, có vụdẫn đến tử vong...hay nói cách khác là đạo đức của học sinh ngày càng theo chiềuhướng suy giảm. Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dư luận, nhất làđối với gia đình và nhà trường.Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật, trong đó việc giáo dục, quản lýđạo đức học sinh là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Côngviệc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng ngành giáo dục.Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề màchúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tếđưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tưsản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện naymột số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhucầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tintrong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vàonhững việc xấu.Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinhvi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhómbạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số CBQL, giáo viên chưa thật2/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSsự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học,xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức chohọc sinh.Trong gia đình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửimắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội,thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ vớingười trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động lười học, trộmcắp.3.Về cá nhânXuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế công tác quản lý học sinh ởtrường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp về côngtác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức cần thiết củangười cán bộ QLGD. Đó là lý do tôi chọn đề tài này.II. Mục đích của đề tài:Đánh giá được đúng thực trạng của công tác giáo dục đạo đức của học sinh ởtrường THCS, thông qua đó tìm ra các giải pháp giáo dục nâng cao hiệu quả giúpcho học sinh từng bước hoàn thiện nhân cách để trở thành những người tốt trong xãhội.Phương pháp tiến hành thực hiện đề tài là nghiên cứu một số vấn đề về sơ sởlý luận giáo dục đạo đức, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạođức học sinh ở một trường THCS phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liênquan đến công tác giáo dục đạo đức của học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dụcđạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.1. Giới hạn của đề tàiNghiên cứu về thực trạng và hiệu quả của các giải pháp giáo dục đạo đức chohọc sinh đã thực hiện trong trường THCS.2. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu vào đề tàiPhương pháp tiếp cận lý luận khoa học3/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSTrên cơ sở tiếp cận những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quanđiểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếploại, khen thưởng và kỷ luật học sinh để làm cơ sở khoa học cho việc triển khai nộidung của đề tài.Phương pháp quan sát thực tếKhảo sát thực tế công tác giáo dục giáo dục đạo đức học sinh của học sinh ởtrường THCS trong năm học. Để có số liệu, chất lượng thực tế nhằm đưa ra các giảipháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong giaiđoạn hiện nay.B. PHẦN NỘI DUNGChương ICơ sở lý luận khoa họca.Đặt vấn đề:Ngày nay, khi đi đến đâu cũng nghe người lớn than phiền đạo đức củatrẻ em sao xuống cấp quá! trẻ em ngày nay không ngoan bằng trẻ em ngày xưa, trẻem ngày nay hay ỷ lại, trẻ em ngày nay không chịu đựng được khó nhọc, kiên trì,nhẫn nại bằng trẻ em ngày xưa .. . . tất cả những than phiền ấy có thật hay không?Nếu thật sự như thế thì nguyên nhân do đâu, phải chăng chính người lớn chúng talà tấm gương để các em soi vào, tấm gương ấy có thật sự “sáng” hay “mờ”, ngườilớn chúng ta đã gương mẫu chưa? những lời nói khi chúng ta thốt ra có thật sự điđôi với việc làm của mình chưa? Những tác động bởi môi trường xung quanh cácem có thật sự lành mạnh chưa?. Thật ra các em sinh ra và lớn hơn ảnh hưởng chịutác động rất nhiều bởi gương sống, làm việc, sinh họat, quan hệ của người lớnchúng ta. Ảnh hưởng đầu tiên trong cuộc đời các em chính là những thành viêntrong chiếc nôi gia đình như anh, chị, em, bố mẹ, nối tiếp chiếc nôi gia đình là4/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSchiếc nôi trường học đó là thầy, cô, anh chị phụ trách Đội TNTP, bạn bè, anh chị ởcác lớp trên, đàn em ở các lớp nhỏ, bác bảo vệ, chị nhân viên phục vụ . . .Trong xã hội, các em sẽ dễ bị cám dỗ bởi tất cả các thói hư tật xấu, vì ở tuổicác em rất nhạy cảm với tất cả những cái tốt lẫn cái xấu trong xã hội, chiếc nôi giađình và chiếc nôi trường học chính là chiếc lá chắn, môi trường vững chắc bảo vệcho các em trước những cám dỗ bởi những cái xấu trong xã hội, tạo cho các emcó đề kháng tốt, hình thành kỹ năng sống, chọn lọc, tự chống chọi những cái xấu.HÌNH THÀNH NHÂNCÁCH CỦA CÁC EMNhàtrườngXÃ HỘIGia đìnhNếu chúng ta làm một phép tính so sánh thông thường, ta cũng biết ngay môitrường giáo dục nào có tác động và ảnh hưởng lớn đến việc hình thành thành nhâncách ở các em.Những trạng thái tâm lý trẻ em chính là bản sao của người lớn. Sự mất thăng bằngtrong các em, sự phát triển bộc phát những trạng thái tâm lý, sinh lý, sự yếu đuốitrong suy nghĩ quyết đoán trước sự tác động bởi những yếu tố bất lợi từ môi trườngxã hội bên ngoài.5/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSTrách nhiệm của người thầy, cô phải thật sự che chở, là chỗ dựa cho các emtrước bao nhiêu sóng biển, bão tố của những tiêu cực trong xã hội, người lớn chúngta khơi dậy cho các em những khát khao về niềm tin về cái tốt, cái thiện.Chính sự yếu đuối trong sự suy nghĩ quyết đoán, kỹ năng sống, kỹ năng chọn lọccủa các em còn quá yếu ớt cái xấu sẽ tác động các em mạnh mẽ nhất.b. Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh:Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức cho HS cá biệt củanhững thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục họcsinh cá biệt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.c. Các phương pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS1. Phương pháp thuyết phụcLà những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựngnhững niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục côngdân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kểchuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêugương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viênnhững hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưatốt.2. Phương pháp rèn luyệnLà những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho cácem những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của cácem thành hành động thực tế:- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhàtrường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể.6/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường làbiện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bêntrong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đứctốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinhtham gia tốt phong trào này.- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạtđộng có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạtđộng của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằngcách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài nhữngtác động có hại.3. Phương pháp thúc đẩyLà phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách đạo đức bênngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của họcsinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với họcsinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo đểcó những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinhlàm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các emkhác noi theo.- Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tínhchất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe nhữnghành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinhkhác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này.Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hậnvà đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm,7/24Giáo dục đạo đức học sinh THCScần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánhđập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.Chương IIThực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS.I. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh năm học 2014-20151. Những quy trình GD đã vận dụng trong năm họca. Các hoạt động ngoại khóaTrường đã tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theoquy định của biên chế năm học 2014-2015 do Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội vàphòng GD- ĐT huyện Mỹ Đức đã triển khai cụ thể như sau:- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua cóliên quan đến các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường, nêu gương ngườitốt việc tốt, vượt khó học giỏi…..- Hàng tuần trường đều tổ chức sinh hoạt đội vào ngày thứ bảy nhằm giáodục HS làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục cho HS các kỹ năng sinh hoạt tậpthể, để học sinh rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt.b. Các hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp- Giáo dục lao động: trường tổ chức cho học sinh lao động hàng tuần, thudọn vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan sư phạm. Thông qua các buổi lao độnggiáo dục cho học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và kính trọng người laođộng.- Giáo dục thẩm mỹ : Thông qua bộ môn Mỹ thuật, sinh hoạt Liên đội TNTP HCM để giáo dục cho các em biết cảm nhận được cái đẹp chân chính.c. Chú trọng đến hoạt động của giáo viên chủ nhiệm Công tác giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục đạo đức học sinhtrong nhà trường:8/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSGiáo viên chủ nhiệm là lực lượng chính là nhân tố quyết định chất luợng trongcông tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Cũng là người quán xuyến nắm chắc cácđối học sinh và mọi hoạt động của HS lớp học, là người triển khai thực hiện mọihoạt động của nhà trường đến từng lớp, từng học sinh. Chính vì vậy, mà vào mỗiđầu năm học Ban giám hiệu trường cân nhắc, định hướng cẩn thận việc phân côngnhững giáo viên làm công tác chủ nhiệm theo những tiêu chí phù hợp với hoàncảnh của từng GV : Ưu điểm :- Trong năm học giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủ các loại sổ sách, cólên kế hoạch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm .- Kết hợp được nhiều hoạt động, đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đứchọc sinh cá biệt.- Không có học sinh cá biệt vi phạm đạo đức nghiêm trọng phải nhờ cơ quanchức năng xử lý. Tồn tại:- Còn một vài giáo viên chủ nhiệm chưa có tâm huyết với công tác này, tácdụng giáo dục chưa cao, trong lớp vẫn còn học sinh chưa tiến bộ chưa tích cực rènluyện đạo đức.- Có một số học sinh rất ngoan, lễ phép với thầy cô, học giỏi nhưng lại viphạm bị các HS khác lôi kéo vi phạm nội quy của nhà trường.- Một bộ phận GV chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của một GVCN.Chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với Cha mẹ học sinh. Nguyên nhân:- Một số học sinh có đạo đức yếu kém nhưng vì kinh tế gia đình quá khókhăn nên CMHS chưa quan tâm đến việc học hành của con em. Bố mẹ thườngxuyên đi làm ăn xa, vắng nhà nên Giáo viên chủ nhiệm không thể đến được giađình để phối hợp giáo dục.9/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS- Công tác chủ nhiệm là một công tác phức hợp, khó khăn, đòi hỏi giáo viênphải đầu tư công sức nhiều cho công tác này mới có kết quả khả quan, nhưng thựctế giáo viên chủ nhiệm còn phải lo cho công tác chuyên môn – đời sống riêng.- Nhân dân sống trên địa bàn của trường kinh tế gia đình khó khăn, đa sốngười dân nghèo phải kiếm sống bằng nghề lao động chân tay, do đó học sinhngoài việc học tập còn phải phụ giúp cha mẹ làm việc để nuôi sống gia đình.d. Sự tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh của các giáo viên bộ môn:Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt trong hội đồng giáo viênnhiệm vụ, trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thànhviên trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thườngxuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơnthuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các emnhững hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Do vậyGiáo viên bộ môn đã có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài học,tiết học. Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh trong giờhọc. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên quá gò bó, đơn điệu khi gán ghép liên hệgiáo dục đạo đức thông qua bài học nên hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên vẫncòn vi phạm nghe điện thoại, làm việc riêng trong khi giảng dạy.2. Chất lượng đạo đức nếp sống của học sinh.a. Nhận xétKết quả đạt được về phía học sinh là phần lớn các em có được những hiểu biếtban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng bước hình thành thái độ tựtrọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình,yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọingười.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa ngoan, thườnghay vi phạm đạo đức.b. Những biểu hiện của thực trạng đạo đức học sinh10/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS Tích cực: Đa số học sinh đã cố gắng rèn luyện đạo đức tốt, bước đầu biếtnghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quycủa trường, biết sống tốt và sống đẹp. Tiêu cực: Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, khôngthích học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dốithầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, đánh bi-a, đánh nhau... Nguyên nhân tiêu cực:- Khách quan:- Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với nội, ngoại thiếusự quan tâm và quản lý các em.- Tình hình đời sống nhân dân còn khó khăn, cha mẹ học sinh chưa ý thức hết vaitrò giáo dục của mình.- Đa số người dân địa phương nghèo phải lao động phổ thông, buôn bán nhỏ đểkiếm sống cho cả gia đình.- Chủ quan:- Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kỷ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức cònthấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt.- Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không chịusửa chữa.Chương IIIMột số giải pháp nâng cao chất lượng GD đạo đức học sinhCăn cứ vào thực trạng, số liệu thu thập được từ công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh của trường THCS, qua tiếp cận phương pháp nghiên cứu lý luận, tổng hợpkinh nghiệm thực tiễn của bản thân xin trình bày môt số giải pháp giáo dục đạo đứccho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay.* Những nguyên nhân và một vài biện pháp đề xuất:11/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSCác em ở lứa tuổi này vốn có tính hiếu động, thích khám phá, dễ bị kíchđộng, lôi kéo, thích được tự khẳng định. Một số em do bị ảnh hưởng bởi các phimảnh bạo lực, thích được làm “người hùng”, do vậy gia đình thường xuyên tăngcường giáo dục, định hướng những hành vi chuẩn mực trong quan hệ cư xử, trongnhận thức cho các em nhưng không quá máy móc, áp đặt, thô bạo. Nhiều năm làmcông tác quản lý, giảng dạy đã cho chúng tôi thấy rằng đối tượng HS có lối sốngđạo đức suy giảm, nguyên nhân chủ yếu có tính quyết định là do gia đình. Nếu giađình nào tạo ra một bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha mẹ li hôn,vợ chồng mâu thuẫn nhau, gia đình có người nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc,...thường đối xử thô bạo đối với các em thì tỉ lệ HS vi phạm nội quy, vi phạm đạođức là rất cao. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết nuông chiều, thỏa mãn nhữngtính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc của trẻ. Điều này dễ dàng làm nảy sinh ở trẻtính cách e ngại lao động, ngại tự phục vụ, gặp những khó khăn, trở ngại đơn giảnlà chúng than vãn, thoái thác. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trở thành những kẻphung phí, tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người sống ích kỷ đến lạnhlùng.Hãy tập cho các em có tính tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu đựng, biết khắcphục những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống đời thường. Phải để cho các emthấy được sự lao động, vất vả khó nhọc khi làm ra đồng tiền và sử dụng đồng tiềnnhư thế nào cho có hiệu quả.Một nguyên nhân cơ bản là gia đình thiếu quan tâm, kiểm tra, đôn đốc, nhắcnhở, động viên các em trong học tập, vui chơi. Có gia đình phó thác hẳn việc giáodục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Có gia đình thiếu biện pháp giáo dục,thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác. Không ít gia đìnhchỉ biết làm ăn, đầu tư kinh tế, xem nhẹ việc giáo dục con cái. Nếu có nắm thôngtin về con cái thì cũng chung chung, một chiều rất phiến diện.12/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSThực tế cho thấy, nếu nơi nào có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên cóhiệu quả giữa ba lực lượng giáo dục là gia đình – nhà trường – xã hội thì ý thức đạođức của HS được nâng lên rõ dệt.Về phía nhà trường, một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hìnhthành nhân cách của HS thì việc phối hợp chặt chẽ với hai lực lượng giáo dục giađình và xã hội chưa cao, chưa tạo được sự đồng bộ, đồng thuận trong việc giáo dụccác em, còn coi nhẹ kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.Người giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải nắm thông tin một cáchđầy đủ, chính xác, kịp thời về học sinh của mình để đề ra những biện pháp giáo dụcthích hợp. Có quá ít thời gian tiếp cận với học sinh của lớp mình cũng là một hạnchế trong việc giáo dục đạo đức học sinh.Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc giáo dục đạo đức cho HSchủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Có giáo viên tiếp xúc với lớp chủnhiệm khoảng 7 tiết/tuần nhưng cũng có giáo viên chỉ có tiếp xúc với lớp khôngquá 3 tiết/tuần. Trong khi công việc của giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ có giáo dụcđạo đức cho HS.I. Xây dựng môi trường trong sáng để giáo dục đạo đức cho học sinh.1. Ý nghĩaMột trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đứccho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà trường”,tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủđạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của họcsinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác độngtiêu cực từ gia đình và xã hội.2. Nội dunga. Tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của nhàtrường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh.13/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSb. Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hìnhthành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường , biểu hiện như sau:- Nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc.- Có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạchậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất.- Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữathầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúngmực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học sinh không hỗn xược,không khúm núm sợ sệt, yêu mến và tin tưởng thầy cô. Học sinh đối với nhau thìđoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh nhau,không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội.- Phối hợp chặt chẽ với PHHS có kết quả học tập chưa cao để tìm ra biện phápgiúp đỡ động viên các em phấn đấu tốt hơn.- Phối hợp với PHHS động viên tinh thần cho những em có nhà xa, tạo điềukiện tốt trong học tập cũng như trong việc tham gia phong trào ở trường lớp.- Đề cử, động viên những em học khá, giỏi giúp đỡ những bạn học còn yếuvà trung bình tiến bộ hơn trong học tập bằng cách tổ chức học nhóm, truy bài, giảiđáp một số thắc mắc trước khi vào tiết học.- Trao đổi với giáo viên bộ môn giúp các em còn yếu bộ môn đó cố gắng họctập để tiến bộ hơnc. Cách làm1. Đối với Hiệu trưởng- Phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu nămhọc trên cơ sở dựa vào tình hình thực trạng đạo đức của học sinh, tình hình thực tếcủa địa phương để định ra, nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp.- Phải thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh một cáchcụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những14/24Giáo dục đạo đức học sinh THCStình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối vớihọc sinh.- Thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, đầu tư ngân sách để cải tạo cảnh quangsư phạm: trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, nội quy của từngphòng học và trong khu vực trường, xây dựng cổng rào an toàn cho học sinh.- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh…thông qua buổi lao động cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho họcsinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gianvà kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dươngkịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt.- Tổ chức họp tham khảo ý kiến hội đồng giáo viên để đưa ra những quyđịnh cụ thể về nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở điều lệtrường trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2007.- Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổngtrường, các điểm vui chơi giải trí, bàn bi-a và truy cập internet xung quanh trườngtheo đúng quy định của ngành chức năng.- Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính côngbằng, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em.- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh,có lực lượng cốt cán làm nòng cốt, làm hạt nhân cơ bản của lớp, là trợ thủ đắc lựccho giáo viên chủ nhiệm.2. Đối với giáo viên- Phải gương mẫu về mọi mặt, đoàn kết, nhất trí thành một khối thống nhấtcó tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với học sinh.- Phải không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, phải thương yêu, tôntrọng, tin tưởng học sinh, có ý thức trách nhiệm về mọi hành vi ngôn ngữ, cử chỉ15/24Giáo dục đạo đức học sinh THCScủa mình đối với học sinh, đồng nghiệp, bản thân phải là tấm gương cho học sinhnoi theo.3. Đối với Đoàn đội:- Chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ chức tốtphong trào thi đua học tập, rèn luyện đội viên theo năm điều Bác Hồ dạy.- Tổ chức sinh hoạt đội hàng tuần vào ngày thứ bảy, tạo sân chơi lành mạnhcho các em.- Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ,thăm viếng các gia đình chính sách, thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ ở địa phương…II. Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THCS1. Ý nghĩaMôn GDCD có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh,đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh THCS,vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh nhữngphẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cáchcó hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình.Trong thực tế hiện nay của trường môn GDCD chưa được xem trọng, chưa cóvị trí vai trò xứng đáng cần phải có trong nhà trường. Việc đưa ra những biện phápđể nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THCS làmột việc làm có ý nghĩa đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.2. Nội dung:2.1. Làm cho Cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên của trường nhận thức mộtcách đầy đủ về tầm quan trọng của môn GDCD đối với công tác giáo dục đạo đứccho học sinh trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và cónhững hành động tích cực đối với việc dạy và học môn GDCD.2.2. Giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, dođó giáo viên nhất là giáo viên dạy GDCD phải được đào tạo chính quy đúngchuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp16/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSvụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phải xác địnhđược trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy .2.3. Ban giám hiệu, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu mônhọc trong quá trình dạy học. Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trongdạy học GDCD là hành động phù hợp với các các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn GDCD là biện pháp góp phần nâng caochất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.- Yêu cầu khi kiểm tra đánh giá phải coi trọng đánh giá cả nhận thức và đánhgiá thái độ hành vi của học sinh trước những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.- Kiểm tra đánh giá phải chú trọng đến kiểm tra thái độ, tình cảm, các kỹnăng nhận xét đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trongcuộc sống.-Qua việc kiểm tra đánh giá phải giúp đỡ học sinh thấy rõ được năng lựchọc tập môn học của bản thân, động viên khuyến khích học sinh học tập môn họcvà giúp giáo viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều chỉnh việc dạycho phù hợp.e. Cách làm1. Đối với hiệu trưởng:- Tham mưu với UBND xã tổ chức chuyên đề về giáo dục đạo đức học sinhcho cán bộ, đảng viên và giáo viên trong toàn xã, thông qua đó quán triệt nhận thứcnâng cao vai trò vị trí của bộ môn GDCD trong nhà trường.- Thường xuyên tổ chức họp hội đồng sư phạm triển khai các văn bản hướngdẫn thực hiện chương trình môn GDCD, quy chế 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vềviệc đánh giá xếp loại học sinh THCS.- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ sổ sách,giáo án, dự giờ các tiết lên lớp của giáo viên dạy môn GDCD.17/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS- Đầu tư mua sắm sách, báo, tài liệu, trang bị tủ sách pháp luật, tạo điều kiệntốt cho giáo viên tham khảo và cập nhật kiến thức phục vụ giảng dạy bộ mônGDCD.III. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là giải pháp nâng cao chất lượng giáodục đạo đức cho học sinh.1.Ý nghĩaGVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vìGVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữaBan giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thểlớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là ngườiđứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục củatrường.Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biệnpháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tìnhhình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạođức học sinh trong giai đoạn hiện nay.2. Nội dung2.1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho côngtác chủ nhiệm đạt kết quả cao.Do tính đặc thù của một địa bàn, trường có rất nhiều học sinh có mối quan hệgia đình rất đa dạng và phức tạp, việc tìm hiểu điểm tình hình lớp, tình hình họcsinh giúp cho GVCN thuận lợi trong quản lý, giáo dục đạo đức học sinh.Đầu năm học GVCN phải có những thông tin khái quát về gia đình học sinhnhư: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của giađình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng.Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dụcđạo đức cho học sinh.18/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS- Đầu năm học GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe, đạođức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, Ông bà,anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng. Việctìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải thấy được nguyênnhân dẫn đến thực trạng đó.- GVCN phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mốiquan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớpmình chủ nhiệm.2.2. Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêugiáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của họckỳ, năm học.- Để vận dụng tốt vào công tác chủ nhiệm của mình, GVCN phải nắm vữngmục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy họccủa học kỳ, năm học.- Để cho học sinh chủ động hòa nhập, thực hiện nhiệm vụ chung nhiệm vụcủa lớp trong phong trào chung, GVCN phải nắm vững kế hoạch, nội dung và cáchthực hiện của trường trong tuần, tháng học kỳ và cả năm học.- Phải nắm vững tri thức lý luận giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựngvà phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường và địa phương.2.3. Tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sựtrong nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào công tác chủ nhiệm- Để liên kết và phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, đại diện là GVCN vớiđịa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.- GVCN cần phải nắm được tình hình thời sự, khoa học kỹ thuật, văn hóa xãhội để bổ sung kiến thực của mình thêm phong phú.19/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS2.4. Cộng tác chặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn,đoàn TNCS HCM, đội TNTP HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạtđộng giáo dục đạo đức học sinh.2.5. Xây dựng những truyền thống tốt đẹp của lớp- Các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nó được lập đi lập lạivà trở thành thói quen.- Phải trân trọng truyền thống sẳn có của lớp, tiếp tục xây dựng truyền thốngmới cho lớp trong điền kiện cụ thể.IV. Tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua,khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đángcho học sinh.a. Cách làm1. Đối Hiệu trưởng- Cần thực hiện tốt việc phân công giáo viên chủ nhiệm, lựa chọn nhữngngười có phẩm chất và năng lực tốt.- Tạo mọi điền kiện, đôn đốc, giúp đỡ GVCN làm tốt những nhiệm vụ,quyền lợi của GVCN quy định tại điều 31- 32 điều lệ trường trung học .- Có kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấuphù hợp với thực trạng của trường.- Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của họcsinh do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huốngxấu xảy ra.- Thường xuyên kiểm tra số sách của giáo viên chủ nhiệm, dự các tiết sinhhoạt lớp của GVCN.- Khen thưởng và xử lý kịp thời đúng người, đúng trường hợp.2. Đối với GVCN- Nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh: (học bạ, hoàn cảnh gia đình….)20/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS- Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thíchcủa học sinh.- Trao đổi với giáo viên bộ môn, về tình hình của lớp.- Trao đổi với ban giám hiệu, tổng phụ trách đội, Cha mẹ học sinh để cóthêm những thông tin về đối tượng HS mà GVCN cần tìm hiểu.- Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịpthời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.- Một năm học GVCN đến nhà học sinh ít nhất hai lần để nắm thông tin,thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.- Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹhọc sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.- GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo đức nhàgiáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.- Công tác duy trì sĩ số được xem là một tiêu chí để xếp loại GVCN giỏi.3. Đối với GVBM, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường- Tích cực hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, phảnánh kịp thời với GVCN về tình hình học sinh của lớp.- Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại Hạnh kiểm, xét kỷluật học sinh.Tóm lại: Nghiên cứu, tìm giải pháp khả thi về giáo dục đạo đức cho học sinhbậc THCS sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên và CBQL trường học xác định đúng tầmquan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh để có kế hoạch hoàn chỉnh, cósự quan tâm đúng mức trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạmcủa trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt cònphải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. Chútrọng về đức: “Tiên học lễ, hậu học văn”.21/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSNhững vấn đề cơ bản về giáo dục đạo đức cho học sinh đã được thể hiện quahai con đường cơ bản: Con đường dạy học các môn học trong và ngoài nhà trường, cụ thể là môngiáo dục công dân. Lồng ghép các môn học khác. Con đường hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.KẾT QUẢ CỤ THỂ VỀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨCNăm học2013-20142014-2015Tốt72,12%80,68 %Khá22,51%16,62 %TB4,37%2,70 %Yếu1%Ghi chú(Học kỳ I)Qua bảng kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt tăng nhanh, số họcsinh có hạnh kiểm khá, TB giảm. Học sinh ngoan ngoãn kính thầy yêu bạn, vânglời ông bà cha mẹ thầy cô giáo, các nề nếp học tập học sinh thực hiện tốt, từ đóhoạt động ngoài giờ lên lớp ngày một tốt hơn, chất lợng giáo dục toàn diện ngàymột nâng cao. Các chỉ số thi đua của nhà trường luôn đạt thứ hạng cao trong nhữngnăm vừa qua. Tuy nhiên việc thực hiện là một quá trình và phải thực hiện có nề nếpthờng xuyên liên tục.C. PHẦN KẾT LUẬNTrước thực trạng đạo đức của học sinh trường THCS có chiều hướng giảm sútnghiêm trọng, việc tìm ra giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả cóchất lượng là đòi hỏi cấp bách của gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giáo dụcnhững chuẩn mực cơ bản về đạo đức chân chính về truyền thống tốt đẹp của ngườiViệt Nam từ xưa cho đến ngày nay. Nhất là trong giai đoạn hiện nay: thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.Thực tế cho thấy, nếu các em chủ động tìm đến các hoạt động của nhà trườngvới thầy cô giáo thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn việc thầy cô giáo chủ động tìm22/24Giáo dục đạo đức học sinh THCSđến các em. Góp phần giáo dục đạo đức HS là một công việc khó khăn, phức tạp,hết sức nhạy cảm, đòi hỏi sự kiên trì, lòng nhiệt tình, một trách nhiệm cao, một tìnhthương chân thành và cần thiết có một sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, có hiệuquả từ các lực lượng giáo dục nhất là vai trò của gia đình.Tránh đối xử thô bạo, trách móc các em, hãy tôn trọng nhân cách các em.Thầy cô, bè bạn hãy gần gũi, cảm thông, độ lượng, chia sẻ, tạo điều kiện và cơ hộiđể các em sửa chữa những lỗi lầm, khuyết điểm hoặc phát huy những tài năng, sángtạo (nếu có). Chúng ta hãy giúp các em lấy lại lòng tin, lòng tự trọng. Đừng bao giờđể các em đánh mất niềm tin ở chính bản thân mình. Bởi vì đánh mất niềm tin ởchính bản thân mình thì các em sẽ mất tất cả. Hãy đến với các em bằng tìnhthương, sự đồng cảm hơn là một người giáo dục.Những vấn đề tôi vừa trình bày đã và đang là một trong những bức xúc lớn,được sự đồng thuận của đông đảo các cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo.Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm cùng chia sẻ của đông đảo các bạnđồng nghiệp.Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là mộttrường THCS vùng khó khăn nên có nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cáchtoàn diện. Một số phân tích có thể phiến diện không bao quát toàn cục của vấn đề,các giải pháp đưa ra chưa thể vận dụng hoàn hảo được trong các trường THCS hiệnnay, nhưng tôi tin rằng ít nhiều đề tài cũng giúp cho các nhà QLGD thấy được thựctrạng của đạo đức học sinh hiện nay, để định hướng lại một số việc cần phải làmtrong thời gian sắp tới nhằm góp phần thành công vào công tác giáo dục đạo đứccho học sinh ./.Xin chân thành cảm ơn.23/24Giáo dục đạo đức học sinh THCS24/24