Phương pháp tu từ là gì năm 2024

rất đa dạng, phong phú. Nếu biết vận dụng một cách uyển chuyển, linh hoạt thì nhất định các em sẽ viết được những bài văn hay và đạt điểm cao. Vì thế, chúng ta đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

[form]

1. Định nghĩa biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ hay còn có tên gọi khác là biện pháp/ thủ pháp nghệ thuật là phương pháp sử dụng đối với từ ngữ hoặc câu văn trong một ngữ cảnh nhất định nhằm để diễn đạt một điều gì đó theo cách gợi hình, cụ thể hơn nhằm tạo ấn tượng và khơi gợi cảm xúc của người đọc.

Phương pháp tu từ là gì năm 2024
Biện pháp tu từ

Một bài văn hay đoạn văn có sử dụng g biện pháp này thường làm cho từ ngữ, câu văn trở nên uyển chuyển, bóng bẩy hơn, đồng thời thu hút sự chú ý của độc giả.

2. Tác dụng của phép tu từ

Các phép tu từ có rất nhiều tác dụng, trong đó phải kể đến:

  • Trau chuốt cho câu văn, từ ngữ thêm phần sinh động, gợi hình, gợi cảm, mang cảnh vật, con người được miêu tả đến với người đọc theo cách độc đáo nhất.
  • Thu hút sự chú ý của người đọc các người nghe; từ đó, tạo ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ.
  • Biện pháp nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả, thể hiện chiều sâu của ngôn ngữ.
  • Cho thấy sự đa dạng, độc đáo của tiếng Việt về mặt từ vựng, ngữ pháp, tạo nên giá trị riêng của ngôn ngữ dân tộc.

3. Biện pháp tu từ được phân loại như thế nào?

Phương pháp tu từ là gì năm 2024
Phân loại biện pháp tu từ

3.1. Theo ngữ âm

Xét về mặt ngữ âm, thủ pháp nghệ thuật nói chung được chia làm 4 loại:

  • Điệp âm
  • Điệp vần: cách gieo vần
  • Điệp thành: kết hợp có chủ đích các thành bằng, thành trắc
  • Nhịp: cách ngắt nhịp dài, ngắn

3.2. Theo cú pháp

Dựa theo cú pháp, biện pháp tu từ bao gồm:

  • Liệt kê: kể ra các đối tượng có quan hệ đồng đẳng
  • Phép lặp cú pháp: sử dụng lặp lại một cấu trúc ngữ pháp nào đó
  • Đảo ngữ: đảo lộn trật tự cú pháp của câu

3.3. Theo từ vựng

Căn cứ theo từ vựng thì thủ pháp nghệ thuật rất đa dạng, trong đó phải kể đến các dạng có bản như: nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, phép điệp, nói giảm nói tránh, phép đối, chơi chữ…

4. Các phép tu từ phổ biến trong tiếng Việt mà bé phải biết

Phương pháp tu từ là gì năm 2024
Các phép tu từ phổ biến

4.1. So sánh

Đây là một trong những biện pháp tu từ phổ biến dựa trên việc so sánh, đối chiếu các sự vật, hiện tượng dựa trên các đặc điểm tương đồng.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.

4.2. Nhân hóa

Nhân hoá chính là "con người hóa" những cảnh vật thiên nhiên vô tri vô giác hoặc các động vật trong tự nhiên, khiến chúng những đặc tính của con người.

Ví dụ: Chim gặp bác chào mào: "Chào bác!".

4.3. Ẩn dụ

Ẩn dụ là việc dùng tên của sự vật, hiện tượng này để nói đến sự vật, hiện tượng khác dựa trên các đặc điểm tương đồng.

Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng?/ bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

4.4. Hoán dụ

Hoán dụ là dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi sự vật, hiện tượng khác dựa trên quan hệ gần gũi.

Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

4.5. Nói quá

Nói quá hay phóng đại chỉ việc nói quá lên tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng được nói đến để gây ấn tượng.

Ví dụ: Tây Thi đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Phương pháp tu từ là gì năm 2024
Phương pháp nói quá - Buồn nẫu ruột

4.6. Nói giảm nói tránh

Ngược lại với biện pháp tu từ nói quá là biện pháp nói giảm, nói tránh nhằm mục đích lịch sự hoặc tránh khơi gợi đau buồn.

Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

4.7. Liệt kê

Liệt kê là phương pháp nêu liên tiếp các sự vật, hiện tượng cùng loại nhằm diễn đạt đầy đủ các khía cạnh của vấn đề muốn trình bày.

Ví dụ: Hà Nội cổ xưa có 36 phố phường gồm phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Mã…

4.8. Điệp từ, điệp ngữ

Đây là biện pháp nhắc đi nhắc lại từ, cụm từ trong câu nhằm mạng ý nhấn mạnh.

Ví dụ: …Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt…

4.9. Chơi chữ

Chơi chữ là biện pháp tu từ dựa trên các đặc sắc về âm và nghĩa của từ mà làm cho câu văn và diễn đạt trở nên hài hước, dí dỏm.

Ví dụ: Khoái ăn sang = Sáng ăn khoai

4.10. Tương phản (phép đối)

Là phương pháp sử dụng các từ ngữ trái ngược nghĩa nhau tạo sự cân đối và tương phản.

Ví dụ: Bán anh em xa mua láng giềng gần.

5. Bài tập

Phương pháp tu từ là gì năm 2024
Luyện tập

Xác định các biện pháp tu từ trong các câu sau và phân tích ngắn gọn:

  1. Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

  1. Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

  1. Củi một cành khô lạc mấy dòng
  1. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

  1. Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

Đáp án:

  1. Ẩn dụ và điệp phụ âm đầu của các từ trong câu.

"Lửa lựu" chỉ hoa lựu nở nhiều đỏ rực như những đốm lửa. Lặp phụ âm đầu "L" khiến người đọc cảm nhận, hình dung được ánh lửa lập loè.

  1. Điệp ngữ và hoán dụ

Lặp lại từ "khăn" và từ "khăn" cũng là chỉ người con gái, ám chỉ nỗi nhớ một cách kín đáo nhưng mạnh mẽ.

  1. Đối ngữ. Cặp từ "một" và "mấy" tạo cảm giác đối lập của sự trơ trọi, cô đơn giữa dòng đời.
  1. Hoán dụ. Dùng hình ảnh bàn tay để nói về sức lao động và ý chí của con người.
  1. Ẩn dụ. Dùng hình ảnh lửa để ám chỉ hoa dâm bụt với sắc đỏ rực đầy sức sống.

6. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp các em hiểu rõ hơn về các phép tu từ. Sử dụng thành thạo và linh hoạt chúng sẽ giúp tăng khả năng diễn đạt ý và viết được những bài văn đạt điểm cao.

Biện pháp tu từ là gì lớp 4?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì lớp 6?

- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Phương tiện tu từ là gì cho ví dụ?

CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ NGỮ NGHĨA Phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai có tác dụng gợi hình, gợi cảm như: ẩn dụ tu từ, nhân hoá, hoán dụ tu từ, khoa trương, nói giảm... Ví dụ: Tai nương giọt nước mái nhà Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn Nghe đi rời rạc trong hồn Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi.

Có bao nhiêu biện pháp tu từ lớp 6?

Trả lời: - Biện pháp tu từ được chia làm 10 loại chính là: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hóa, phép điệp, liệt kê, nói quá, nói giảm – nói tránh, chơi chữ, phép đối. Xem thêm các câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 hay, chi tiết khác: Thơ là gì?