Bài tập nguyên lý thống kê hà văn sơn năm 2024

Là công cụ không thể thiếu được trong hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn, cho nên thống kê đã trở thành một môn học cần thiết trong hầu hết các ngành đào tạo. Trong các chuyên ngành khối kinh tế-xã hội, Lý thuyết thống kê là một môn học cơ sở bắt buộc có vị trí xứng đáng với lượng thời gian đáng kể.

Cùng với chính sách mở cửa và sự phát triển của kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của nhà nước, tình hình kinh tế – xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến. Trước đây công tác thống kê diễn ra chủ yếu trong khu vực kinh tế nhà nước, trong các cơ quan thống kê nhà nước để thu thập thông tin phục vụ cho việc quản lý kinh tế xã hội của các cơ quan chính quyền các cấp.

Hiện nay công tác thống kê đã được chú ý trong các doanh nghiệp ở tất cả các ngành. Việc sử dụng các phương pháp thống kê trở nên cần thiết và phổ biến. Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới, giáo dục đại học Việt Nam đang từng bước chuyển mình, và đào tạo thống kê cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Nhu cầu về một giáo trình thống kê vừa phù hợp với điều kiện giảng dạy và học tập hiện nay, vừa thống nhất với chương trình đào tạo thống kê khá chuẩn mực tại các nước đang tỏ ra cấp bách.

Để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và đông đảo sinh viên các chuyên ngành khối kinh tế - xã hội, cũng như yêu cầu tham khảo của đông đảo cựu sinh viên và những người đang làm công tác thực tế, Bộ môn lý thuyết thống kê - thống kê kinh tế tổ chức biên soạn giáo trình Lý thuyết thống kê. Giáo trình này được xây dựng với định hướng ứng dụng trong kinh tế và quản trị theo xu thế hội nhập quốc tế. Với kinh nghiệm giảng dạy được tích lũy qua nhiều năm cộng với nỗ lực nghiên cứu từ các nguồn tài liệu phong phú, giáo trình biên soạn lần này có nhiều thay đổi và bổ sung để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đặt ra.

TÊN HỌC PHẦN : NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ MÃ HỌC PHẦN : 15104 TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH : KINH TẾ HẢI PHÒNG - 2015

Tên học phần: Nguyên lý thống kê Mã HP: 15104 a. Số tín chỉ: 3 TC BTL ĐAMH b. Đơn vị giảng dạy: Bộ môn Kinh tế cơ bản c. Phân bổ thời gian: - Tổng số (TS): 45 tiết. - Lý thuyết (LT): 37 tiết. - Thực hành (TH): 0 tiết. - Bài tập (BT): 07 tiết. - Hướng dẫn BTL/ĐAMH (HD): 0 tiết. - Kiểm tra (KT): 01 tiết. d. Điều kiện đăng ký học phần: Đã học các học phần: Kinh tế vĩ mô. e. Mục đích, yêu cầu của học phần: Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về công tác thống kê, các nguyên tắc, nguyên lý thống kê, các bảng biểu thống kê thường gặp trong thực tiễn thống kê chuyên ngành. Bên cạnh đó giúp cho sinh viên có thể tính toán một số chỉ tiêu các tham số đặc trưng cơ bản. Kỹ năng: Nghiên cứu sâu môn học này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp điều tra, thu thập thông tin phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, phát triển kinh tế xã hội, tổng hợp tài liệu điều tra, tính toán hệ thống chỉ tiêu phân tích, vận dụng hệ thống phương pháp phân tích thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển kinh tế xã hội, cung cấp dữ liệu cần thiết, phục vụ lãnh đạo các cấp quản lý thực hiện mục tiêu chiến lược quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện hội nhập thị trường thương mại thế giới. Thái độ nghề nghiệp Môn học này có tính ứng dụng cao giúp người học có thể hiểu rõ công tác thống kê và tầm quan trọng của nó. f. Mô tả nội dung học phần: Học phần này gồm 08 chương, cung cấp những kiến thức cơ bản về các nguyên lý thống kê, công tác thống kê, các nguyên tắc, nguyên lý thống kê, các bảng biểu thống kê thường gặp trong thực tiễn thống kê chuyên ngành; xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị. g. Người biên soạn: Th Lê Thị Nguyên, Thạm Thị Thu Hằngvà các giảng viên Bộ môn Kinh tế cơ bản - Khoa Kinh tế h. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1. Những vấn đề chung về thống kê học 4 4 1 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học 1 1 1 Các khái niệm thường dùng trong thống kê 1 1 1 Thang đo trong thống kê 1 1 1 Quá trình nghiên cứu thống kê 1 1 Tự học: (10 tiết) 1.Đọc giáo trình Lý thuyết thống kê, chương 1, sơ lược lịch sử phát triển và vai trò của thống kê trong đời sống xã hội, trang5. 2.Đọc giáo trình Lý thuyết thống kê, chương 1, tổ chức thống kê ở Việt Nam, trang22. 3.Đọc giáo trình Nguyên lý thống kê, chương 2, quy trình nghiên cứu thống kê, trang 16. 4ìm hiểu các chỉ tiêu thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê thông qua trang web của tổng cục thống kê: gso.gov, niên giám thống kê, báo cáo tài chính... 5. Thu thập các số liệu về các hiện tượng kinh tế xã hội theo thời gian và theo không gian khác nhau từ trang web của tổng cục thống kê gso.gov Chương 2. Điều tra thống kê 4 4 2 Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê 1 1 2 Các loại điều tra thống kê 2 Các phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê 1 1 2 Xây dựng kế hoạch điều tra thống kê 1 1 2 Sai số trong điều tra thống kê 1 1 Tự học: (10 tiết) 1ự học xây dựng kế hoạch điều tra thống kê trong bài giảng Nguyên lý thống kê. 2. Xây dựng kế hoạch và biểu mẫu cho 1 cuộc điều tra cụ thể, tiến hành thu thập từ thực tế. 3ến hành thu thập số liệu về các chỉ tiêu trong các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xếp dỡ, doanh nghiệp vận chuyển nói riêng qua các trang web của doanh nghiệp, sau đó tiến hành so sánh với số liệu thực tế thu thập trực tiếp từ doanh nghiệp. Chương 3ổng hợp thống kê 4 4 3 Những vấn đề chung của tổng hợp thống kê 1 1 3 Phân tổ thống kê 2 2

3 Bảng thống kê và đồ thị thống kê 1 1 Tự học: (10 tiết)

  1. Tự học Bảng thống kê và đồ thị thống kê trong bài giảng Nguyên lý thống kê.
  2. Đọc giáo trình Thống kê ứng dụng trong kinh doanh bằng Excel, chương 2, thống kê mô tả: phương pháp bảng kê và đồ thị, trang 28
  3. Thu thập các bảng mẫu thống kê từ các trang web như gso.gov, từ các doanh nghiệp sản xuất.
  4. Thu thập số liệu về một hiện tượng kinh tế xã hội từ trang web của tổng cục thống kê, tiến hành phân tổ thống kê theo nhiều cách như phân tổ kết cấu, phân tổ liên hệ, phân tổ theo nhiều tiêu thức. Sau đó trình bày kết quả phân tổ thông qua Dãy số phân phối, tính toán các tần số dưới sự hỗ trợ của Excel. Chương 4: Nghiên cứu thống kê các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội

12 10 2

4 Số tuyệt đối 1 1 4 Số tương đối 2 2 4 Số bình quân trong thống kê 2 1 1 4 Mod 2 2 4 Số trung vị 2 2 4 Các chỉ tiêu đo độ biến thiên của tiêu thức 3 2 1 Tự học: (15 tiết) 1.Đọc giáo trình Lý thuyết thống kê, chương 4, các chỉ tiêu biểu thị hình dáng của phân phối, trang 191. 2. Đọc giáo trình Thống kê ứng dụng trong kinh doanh bằng Excel, chương 3, thống kê mô tả: phương pháp số, trang 45. 3. Thu thập số liệu về một hiện tượng kinh tế - xã hội từ trang web của tổng cục thống kê, tính toán các mức độ thống kê rồi so sánh với kết quả từ Excel. Chương 5: Điều tra chọn mẫu (tự học) 5. Khái niệm điều tra chọn mẫu 5. Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 5. Các phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên thường gặp 5. Quy trình một cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên Tự học (8 tiết) Tự học toàn bộ nội dung chương 5 trong bài giảng Nguyên lý

trang 155. 3. Tìm hiểu chỉ số giá tiêu dùng thông qua các bảng tin tài chính. i. Mô tả cách đánh giá học phần: - Sinh viên phải tham dự học tập trên lớp ≥ 75% tổng số tiết của học phần. - Điểm quá trình: X = (X 2 + X 3 )/2. Các điểm thành phần Xi ≥ 4, bao gồm:  X 2 : là điểm bài kiểm tra giữa kỳ  X 3 : là điểm bài tập nhóm hoặc thuyết trình kết hợp với đánh giá ý thức tự học - Thi kết thúc học phần (điểm Y): bài thi tự luận, thời gian làm bài 60 phút. (Y ≥ 2) - Điểm đánh giá học phần: Z = 0 + 0 - Thang điểm: thang điểm chữ A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F. k. Giáo trình: PGS. Trần Ngọc Phác - TS. Trần Thị Kim Thu - Lý thuyết thống kê – 2006 - NXB Thống kê. l. Tài liệu tham khảo: 1. GS, TS Bùi Xuân Phong - Thống kê và ứng dụng – 2002 - NXB Thống kê. 2. Hà Văn Sơn - Lý thuyết thống kê ứng dụng trong quản trị và kinh tế - 2004 - NXB Thống kê. 3. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Thúy - Nguyên lý thống kê. – 2009 - NXB Văn hóa Sài gòn. 4. TS. Trần Thị Kỳ - Nguyên lý thống kê - 2012 – NXB Lao động. 5. TS. Chu Văn Tuấn – Lý thuyết thống kê và phân tích dự báo – 2008 – NXB Tài chính. 6. .GS, TS Phạm Ngọc Kiểm - Thống kê doanh nghiệp. – 2002 - NXB Lao động. 7.. TS Bùi Đức Triệu - Thống kê kinh tế– 2012 -NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 8. Nguyễn Minh Tuấn – Thống kê ứng dụng trong kinh doanh bằng Excel – 2007 – NXB Thống kê m. Ngày phê duyệt: ...../ n. Cấp phê duyệt: Trưởng Khoa/Viện/Trung tâm Trưởng Bộ môn Người biên soạn  Tiến trình cập nhật Đề cương:

Cập nhật lần 1: ngày......../....../..... Nội dung: Rà soát theo kế hoạch Nhà trường (từ T4/2014) gồm:

  • Chỉnh sửa, làm rõ các Mục e, i theo các mục tiêu đổi mới căn bản.
  • Mục h: bổ sung Nội dung tự học cuối mỗi chương mục, chuyển một số nội dung giảng dạy sang phần tự học.
  • Bổ sung các mục m, n, o. ... Người cập nhật Trưởng Bộ môn Cập nhật lần 2: ngày....../....../...... Nội dung: Người cập nhật Trưởng Bộ môn Trưởng Bộ môn Th Nguyễn Thị Thuý Hồng
    • 1. Chỉ số phát triển......................................................................................................................
    • 1. Chỉ số không gian....................................................................................................................
    • 1. Chỉ số kế hoạch.......................................................................................................................
    • 1. Hệ thống chỉ số........................................................................................................................
  • ĐỀ THI THAM KHẢO......................................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU

Thống kê là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời các con số thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch Trên góc độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà còn xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị. Lý thuyết nguyên lý thống kê là môn học cơ sở của sinh viên tất cả các chuyên ngành khối kinh tế. Bài giảng "Nguyên lý thống kê" nhằm phục vụ việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên khối ngành kinh tế, đồng thời là tài liệu học tập và tham khảo cho tất cả sinh viên các khối ngành khác Bài giảng này do các giảng viên Bộ môn Kinh tế cơ bản biên soạn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tập thể tác giả rất mong được sự đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện dần bài giảng.

  • Mặt lượng của các hiện tượng thay đổi theo thời gian và không gian. Vì vậy khi nghiên cứu các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội phải gắn với thời gian và địa điểm cụ thể. 1.1. Phân loại thống kê học
  • Thống kê mô tả: bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng đo lường.
  • Thống kê suy diễn: bao gồm các phương pháp ước lượng, kiểm định, phân tích mối liên hệ, dự đoán,... trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu.
  • Các khái niệm thường dùng trong thống kê 1.2. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể a. Tổng thể thống kê: Khái niệm: Tổng thể thống kê là một tập hợp những đơn vị, hoặc phần tử cấu thành hiện tượng, cần được quan sát và phân tích. Phân loại :
  • Theo sự nhận biết trực quan
  • Tổng thể bộc lộ: là tổng thể mà ta có thể nhận biết được số đơn vị tổng thể bằng trực quan.
  • Tổng thể tiềm ẩn: là tổng thể mà ta không thể nhận biết được số đơn vị bằng trực quan.
  • Theo mục đích nghiên cứu
  • Tổng thể đồng chất: là tổng thể bao gồm các đơn vị giống nhau ở một hoặc một số đặc điểm chủ yếu có liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu.
  • Tổng thể không đồng chất: là tổng thể bao gồm các đơn vị khác nhau ở đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu.
  • Theo phạm vi nghiên cứu
  • Tổng thể chung: bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu
  • Tổng thể bộ phận: chỉ chứa đựng một phần của tổng thể chung b. Đơn vị tổng thể Là các đơn vị, các phần tử, hiện tượng cá biệt cấu thành tổng thể thống kê. Ví dụ: Tổng thể lớp nguyên lý thống kê nhóm N01, đơn vị tổng thể là các sinh viên trong lớp. 1.2. Tiêu thức thống kê a. Khái niệm: tiêu thức thống kê là một khái niệm chỉ đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. 13
  1. Phân loại :
  • Tiêu thức thực thể: là loại tiêu thức phản ánh đặc điểm về nội dung của đơn vị tổng thể. Gồm có 2 loại là tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng:
  • Tiêu thức thuộc tính: Là tiêu thức phản ánh tính chất hay loại hình của đơn vị tổng thể, không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số.
  • Tiêu thức số lượng : Là tiêu thức phản ánh các đặc điểm về lượng của đơn vị tổng thể và có các biểu hiện trực tiếp bằng con số, mỗi con số này được gọi là một lượng biến. Có 2 loại lượng biến: lượng biến rời rạc (biểu hiện bằng số nguyên) và lượng biến liên tục (biểu hiện bằng cả số nguyên và số thập phân). Ví dụ: Tổng thể lớp nguyên lý thống kê nhóm N01, đơn vị tổng thể là các sinh viên trong lớp, thì tiêu thức thống kê sẽ là các đặc điểm của đơn vị tổng thể như giới tính, khu vực, độ tuổi, chiều cao, cân nặng...
  • Tiêu thức thời gian: là loại tiêu thức phản ánh hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất hiện của nó ở thời gian nào.
  • Tiêu thức không gian: là loại tiêu thức phản ánh phạm vi lãnh thổ bao trùm và sự xuất hiện theo địa điểm của hiện tượng nghiên cứu. Ngoài ra còn có tiêu thức thay phiên, tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả. 1.2. Chỉ tiêu thống kê a. Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. b. Cấu tạo chỉ tiêu gồm hai mặt: khái niệm và mức độ của chỉ tiêu.
  • Mặt khái niệm của chỉ tiêu bao gồm các định nghĩa và giới hạn về thực thể, thời gian và không gian.
  • Mức độ của chỉ tiêu là các trị số phản ánh quy mô, quan hệ so sánh hoặc cường độ của hiện tượng với các đơn vị tính phù hợp. Ví dụ: Khối lượng hàng sản xuất của doanh nghiệp X năm 2014 là 120 sản phẩm. c. Phân loại  Theo hình thức biểu hiện, chia thành hai loại:
  • Chỉ tiêu hiện vật: là chỉ tiêu có biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên hoặc đơn vị đo lường quy ước.
  • Chỉ tiêu giá trị: là chỉ tiêu có biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ như đồng Việt Nam, đô la Mỹ... 14

ĐIỀU TRA THỐNG KÊ TỔNG HỢP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH & DỰ BÁO THỐNG KÊ đối với một hành vi nào đó (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, chưa quyết định, hoàn toàn không đồng ý) hoặc thứ tự chất lượng sản phẩm, huân chương, bậc thợ,... Đặc điểm: Giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém, sự chêch lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. 1.3. Thang đo khoảng Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là 0. Đặc điểm: Ta có thể đánh giá được mức độ hơn kém cụ thể về mặt lượng, có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, tính được các đặc trưng thống kê như trung bình, phương sai... 1.3. Thang đo tỷ lệ Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với một điểm gốc 0 tuyệt đối (một trị số thật) được coi như là điểm xuất phát của độ dài đo lường trên thang đo. Đây là thang đo định lượng chặt chẽ nhất (có đơn vị đo và giá trị 0 tuyệt đối). Với thang đo này, có thể thực hiện tất cả các công cụ toán thống kê để tính toán và phân tích số liệu. Hai thang đo đầu tiên cung cấp dữ liệu định tính, được gọi là thang định tính. Hai thang đo còn lại cung cấp cho chúng ta dữ liệu định lượng nên còn gọi là thang định lượng.

  1. Quá trình nghiên cứu thống kê
  2. Điều tra thống kê: Là việc tổ chức một cách khoa học với một kế hoạch thống nhất việc thu thập, ghi chép nguồn tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể về thời gian và không gian. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu
  3. Tổng hợp thống kê: Là quá trình tập trung, chỉnh lý, hệ thống hoá tài liệu thu được trong điều tra thống kê để làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị điều tra bước đầu chuyển thành những thông tin chung của toàn bộ hiện tượng nghiên cứu, làm cơ sở cho việc phân tích tiếp theo
  4. Phân tích và dự báo thống kê: Là việc nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể qua các biểu hiện về lượng và tính toán các mức độ trong tương lai nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý TỰ HỌC
  5. Đọc giáo trình Lý thuyết thống kê, chương 1, sơ lược lịch sử phát triển và vai trò của thống kê trong đời sống xã hội, trang5.
  6. Đọc giáo trình Lý thuyết thống kê, chương 1, tổ chức thống kê ở Việt Nam, trang22. 16
  7. Đọc giáo trình Nguyên lý thống kê, chương 2, quy trình nghiên cứu thống kê, trang 16.
  8. Tìm hiểu các chỉ tiêu thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê thông qua trang web của tổng cục thống kê: gso.gov, niên giám thống kê, báo cáo tài chính...
  9. Thu thập các số liệu về các hiện tượng kinh tế xã hội theo thời gian và theo không gian khác nhau từ trang web của tổng cục thống kê gso.gov CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
  10. Trình bày các khái niệm thường dùng trong thống kê? Ý nghĩa của các khái niệm này, cho ví dụ cụ thể?
  11. Phân tích đối tượng nghiên cứu của thống kê học?
  12. Phân biệt tiêu thức thống kê và chỉ tiêu thống kê? Cho ví dụ cụ thể?
  13. Phân tích các nhiệm vụ chủ yếu, vai trò và những yêu cầu của từng giai đoạn trong quá trình nghiên cứu thống kê? 17
  14. Các loại điều tra thống kê 2.2. Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra a. Điều tra thường xuyên Là tiến hành thu thập ghi chép tài liệu về hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục gắn với quá trình phát sinh, phát triển, biến động của hiện tượng nghiên cứu đó. Thí dụ chấm công hàng ngày số công nhân đi làm, ghi chép số nguyên liệu xuất kho hàng ngày dùng sản xuất sản phẩm, số sản phẩm sản xuất nhập kho và xuất kho tiêu thụ hàng ngày... Những tài liệu thu được qua điều tra thường xuyên phản ánh một cách tỉ mỉ, sát với thực tế, có hệ thống liên tục gắn với tình hình phát triển biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ. Do vậy, tài liệu điều tra thường xuyên có ý nghĩa tác dụng to lớn trong công tác xây dựng và quản lý có kế hoạch nền kinh tế Quốc dân, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ thương mại... Đồng thời còn làm cơ sở số liệu dể lập báo cáo thống kê định kỳ. Điều tra thường xuyên tốn kém nhiều chi phí và mất nhiều thời gian do vậy thường được áp dụng đối với những hiện tượng kinh tế - xă hội yêu cầu phải có số liệu thường xuyên đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. b. Điều tra không thường xuyên Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu về hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu một cách không thường xuyên, không liên tục, không gắn với quá trình thời gian phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu đó. Thí dụ: Điều tra dân số, điều tra năng suất lúa và cây trồng, điều tra năng lực thiết bị, tổng điều tra tài sản cố định, điều tra mức sống dân cư, điều tra nhu cầu nhà ở của dân cư, điều tra giá cả thị trường và điều tra dư luận xã hội... Những tài liệu thu được qua điều tra không thường xuyên chỉ phản ảnh trạng thái tình hình của hiện tượng nghiên cúu ở vào thời điểm điều tra, trước và sau thời điểm điều tra, trạng thái tinh hình của hiện tượng nghiên cúu có thể thay đổi khác. Điều tra không thường xuyên cho kết quả nhanh, ít tốn kém. Điều tra không thường xuyên thường được sử dụng thu thập tài liệu cần thiết đối với hiện tượng kinh tế - xã hội ít biến động, phát triển chậm hoặc không cần thiết phải theo dõi thường xuyên, liên tục quá trình phát triển biến động của chúng. 2.2.2 phạm vi của đối tượng điều tra a. Điều tra toàn bộ Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu cần thiết trên tất cả các đơn vị trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu thuộc đối tượng điều tra, không bỏ sót một đơn vị tổng thể nào cả. Thí dụ các cuộc tổng điều tra dân số được tiến hành vào ngày 1/4/1989 và ngày 1/4/1999 và 1/4/2009 ở nước ta là các cuộc điều tra toàn bộ. 19

Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu thống kê một cách dầy đủ, toàn diện trên tất cả các đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng điều tra... Do vậy tài liệu điều tra toàn bộ giúp ta có thể quan sát, phân tích rút ra nhận dịnh toàn diện đầy đủ sự phát triển của tổng thể. Đồng thời cũng giúp chúng ta quan sát, phân tích sâu từng đơn vị, từng bộ phận cấu thành tổng thể, từ đó rút ra nhận định cần thiết về sự phát triển cùa từng đơn vị, từng bộ phận trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Xuất phát từ đây, tài liệu điều tra toàn bộ là căn cứ đầy đủ nhất cho việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch; là căn cứ đầy đủ, quan trọng để hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thế và đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra thực hiện đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi vĩ mô nền kinh tế Quốc dân cũng như trên phạm vi vi mô từng doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế... Tổ chức điều tra toàn bộ tốn kém thời gian, công sức và chi phí điều tra lớn. Vì vậy chỉ tổ chức điều tra toàn bộ khi cần thiết cung cấp thông tin đầy đủ cho yêu cầu xây dựng quy hoạch lâu năm, xây dựng kế hoạch dài hạn, hoạch định chiến lược, để ra đường lối, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển lâu dài của ngành kinh tế, doanh nghiệp... b. Điều tra không toàn bộ Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên 1 số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Điều tra không toàn bộ bao gồm 3 loại: Điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề.