Rối loạn chuyển hóa dẫn đén béo phì ở trẻ

Béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng toàn cầu nghiêm trọng nhất trong thế kỷ 21. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5-19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 với những ảnh hưởng đến bệnh lý và tâm lý của trẻ.

Theo ước tính của WHO đến năm 2025, khoảng 167 triệu người lớn và trẻ em sẽ trở nên kém khỏe mạnh hơn vì thừa cân hoặc béo phì (WHO,2022). Theo nhiều nghiên cứu gần đây, tỉ lệ người béo phì mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực… ngày càng nhiều và ngược lại, người mắc các bệnh về tâm lý cũng dễ mắc béo phì hơn người bình thường.

Rối loạn chuyển hóa dẫn đén béo phì ở trẻ

Tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì có xu hướng gia tăng.

Vì sao trẻ béo phì có nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý xã hội hơn các bạn cùng tuổi có cân nặng bình thường?

Trẻ bị béo phì có thể bị ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc như buồn chán, tự ti …do sự kỳ thị, trêu trọc hay bắt nạt về ngoại hình của các bạn, thậm chí của cả người thân trong gia đình, không hài lòng về cơ thể dần dần trẻ ít chơi với các bạn và sống khép kín hơn. Do vậy, trẻ béo phì thường có lối sống tĩnh tại, ít vận động. Ngoài ra trẻ béo phì nặng thường khó khăn trong cả di chuyển, đi lại do có trọng lượng cơ thể nặng nề nên ít tham gia chơi các môn thể thao ngoài trời cũng như các hoạt động giải trí với các bạn cùng lứa tuổi..

Những vấn đề tâm lý xã hội trẻ béo phì có thể gặp phải

Trẻ béo phì gặp phải một số vấn đề tâm lý xã hội ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, cảm giác hạnh phúc giảm, hoạt động xã hội kém và thành công trong học tập thấp. Các vấn đề tâm lý xã hội và cảm xúc của trẻ béo phì đồng thời là nguyên nhân hoặc yếu tố duy trì của bệnh béo phì và do đó ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị.

Trẻ em thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng phải chịu gánh nặng về rối loạn tâm thần và tâm lý ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành làm cho trẻ trở nên khó hoà nhập cộng đồng, với các vấn đề tâm lý và tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, căng thẳng, lo lắng về hình dáng cơ thể, lòng tự trọng thấp, thậm chí có ý định tự vẫn.

Cần làm gì để giúp trẻ béo phì vượt qua được nhưng vấn đề về tâm lý

Liệu pháp hành vi nhận thức trong việc kiểm soát bệnh béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên là vô cùng quan trọng, đặc biệt khi trẻ có các vấn đề tâm lý trẻ cần được khám, tư vấn và theo dõi bởi các bác sĩ tâm lý.

Gia đình, bạn bè cần hỗ trợ, động viên, đồng hành để trẻ có thói quen, lối sống lành mạnh trong kiểm soát chế độ ăn, tạo thói quen tập thể dục hàng ngày, khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao và hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó trẻ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya vì sẽ làm trẻ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn, là nguyên nhân làm tình trạng tăng cân nhiều hơn và ngủ ít cũng khiến trẻ mệt mỏi và dễ căng thẳng hơn.

Những biện pháp cần thực hiện để dự phòng thừa cân béo phì trẻ em

Dự phòng béo phì ở trẻ em cần được thực hiện ngay từ thời kỳ mang thai. Trẻ có cân nặng sơ sinh trên 3500 gram hoặc dưới 2500 gram có nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn so với những trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường.

Thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ và bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành.

Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, cân đối các thành phần dinh dưỡng.

Cần tập cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ. Không nên cho trẻ ăn nhiều các thức ăn giàu đường ngọt và chất béo như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, xúc xích, thức ăn nhanh….

Tạo thói quen hoạt động thể lực và tập thể dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ với các bộ môn thể thao phù hợp theo lứa tuổi. Hạn chế các hoạt động tĩnh như xem ti vi, chơi điện tử…Khuyến khích trẻ tham gia các công việc nhà hàng ngày như dọn nhà, nấu ăn …

Theo dõi cân nặng và chiều cao thường xuyên cho trẻ để phát hiện thừa cân béo phì sớm và có hướng can thiệp phù hợp

Giáo dục cho trẻ hiểu về dinh dưỡng, cách lựa chọn các món ăn tốt cho sức khỏe có vai trò quan trọng trong dự phòng thừa cân béo phì ở trẻ em.

Tránh tạo áp lực cho trẻ: Áp lực về thành tích học tập khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng, từ đó tăng nguy cơ béo phì. Hơn nữa, nhiều trẻ bị ảnh hưởng tâm lý từ vấn đề hạnh phúc gia đình, cách nuôi dạy con không phù hợp. Do đó, bố mẹ nên tạo cho trẻ cảm giác thoải mái để trẻ có tinh thần tích cực hơn.

Một điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy: tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở Việt Nam lên đến 5,6%. Đây là nguy cơ tiềm ẩn cho việc tăng nhanh những "bệnh người già" như huyết áp, tim mạch, rối loạn chuyển hóa...

Cũng theo kết quả của cuộc tổng điều tra này, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở những thành phố lớn đã lên đến 6,5% và đang có xu hướng tăng lên.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện nghiên cứu Y - Xã hội học, béo phì ở trẻ em có liên quan đến các rối loạn về chuyển hóa. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành. "Theo một số nghiên cứu tại Việt Nam có trên 20% trẻ béo phì bị tăng huyết áp", Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn cho biết.

Ngoài ra, béo phì khi nhỏ còn thường dẫn tới tình trạng insulin máu cao, dần dần mất kiểm soát glucose máu, không dung nạp glucose khẩu phần và hậu quả là bệnh đái tháo đường tuýp 2. Béo phì ở trẻ em cũng liên quan tới tăng triglyceride và giảm HDL-Cholesterol. Nghiên cứu của Yoshinaga (2005) cho thấy có 17,7% trẻ béo phì mắc hội chứng chuyển hóa, con số này ở Mỹ là 28,7% và Trung Quốc 27,7%. Nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy có đến 30% trẻ béo phì sẽ trở thành người béo khi trưởng thành kèm theo các rối loạn bệnh lý có liên quan khác.

Việc phòng và kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ rất quan trọng. Song không ít người hiện nay nuôi con theo tâm lý "trừ hao" - thà béo một chút đến khi ốm gầy đi là vừa; hoặc thích con càng mũm mĩm càng tốt. Điều đó cùng với việc chưa biết cách nhận diện dấu hiệu béo phì ở trẻ nên hầu hết các gia đình đều phát hiện tình trạng thừa cân của con khi đã muộn. Bởi lúc đó, trẻ đã có nguy cơ mắc các bệnh lý trên.

Rối loạn chuyển hóa dẫn đén béo phì ở trẻ
Đằng sau vẻ mũm mĩm, thừa cân của trẻ có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề bệnh lý như tim mạch, tiểu đường về sau. Ảnh minh họa.

Để nhận biết trẻ có bị béo phì hay không, cha mẹ có thể download miễn phí tại đây bảng đánh giá chiều cao - cân nặng từng lứa tuổi của Tổ chức Y tế thế giới. Trong đó, phụ huynh chọn phần simply table cho các chỉ số weight for age (cân nặng theo tuổi), height for age (chiều cao theo tuổi), weight for height (cân nặng so với chiều cao). Căn cứ vào kết quả, gia đình có thể biết trẻ có phát triển cân đối không. Trị số median là cân nặng chuẩn của trẻ ở lứa tuổi này, tốt nhất là bé có chỉ số nhân trắc trong khoảng -1SD đến +1SD. Những trẻ có giá trị về nhân trắc nhỏ hơn -2 SD là suy dinh dưỡng, từ -1SD đến -2 SD là báo động suy dinh dưỡng. Đánh giá thừa cân hay không cần dựa vào chỉ số cân nặng theo chiều cao, tuy nhiên nếu bà mẹ thấy con có chỉ số cân nặng theo tuổi lớn hơn 2SD cũng là một dấu hiệu là trẻ có cân nặng tăng cao so với tuổi và có thể thừa cân, béo phì.

Thấy con chịu ăn nhiều đồ béo và giàu năng lượng như gà rán, váng sữa,… và thân hình ngày càng tròn trĩnh hơn, lúc đầu chị Hạnh, nhà ở Khâm Thiên, Hà Nội rất tự hào. Nhưng sau thấy con thích ăn đến độ hãm không được, suốt ngày khóc lóc đòi ăn thêm thì vợ chồng chị hoảng. Đưa con đi khám, chị mới hay: cu Sin đã bị béo phì. Không chỉ gặp khó trong việc giảm nhu cầu ăn uống của con, gia đình chị Hạnh còn phải đối mặt với nguy cơ Sin bị huyết áp cao, tiểu đường trong tương lai gần...

"Thằng bé mới 5 tuổi mà huyết áp đã 120/80mmHg, dấu hiệu rối loạn chuyển hóa đường cũng bắt đầu xuất hiện... Nhưng cứ bị cấm ăn, nhất là của ngọt, là cháu khóc vật vã như ai đánh", chị Hạnh kể.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn cho biết: có nhiều yếu tố phức tạp tác động và dẫn đến việc thừa cân, béo phì ở trẻ. Đó có thể là mất cân bằng năng lượng, di truyền, tâm sinh lý, kinh tế-xã hội, môi trường và hành vi. Trong đó khẩu phần ăn dư thừa năng lượng và thiếu hoạt động thể lực là các nguyên nhân thường gặp nhất.

Rối loạn chuyển hóa dẫn đén béo phì ở trẻ
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý và khoa học cho trẻ nhỏ là lời khuyên chung của chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng dành cho các bậc phụ huynh. Ảnh minh họa.

Do đó, cách kiểm soát và phòng ngừa tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ như sau:

- Dinh dưỡng hợp lý: Chăm sóc dinh dưỡng từ trong bụng mẹ bằng chế độ ăn hợp lý cho phụ nữ có thai và bổ sung đa vi chất dinh dưỡng để tăng cân trong khoảng 9 -12kg và đảm bảo đủ chất. Khi chào đời trẻ nên được bú sữa mẹ hòan toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ-vitamin-khoáng chất). Đồng thời, cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn rau quả, sữa chua, trái cây, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống nhiều đường.

- Tăng cường hoạt động thể lực: Các bé nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi, hạn chế ngồi xem ti vi, chơi điện tử và thức quá khuya.

- Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.

Nguồn: vnexpress.net