So sánh gram âm và dương năm 2024

Vi khuẩn Gram âm là một nhóm các loại vi khuẩn không giữ được Tím tinh thể khi cho phản ứng với hoá chất thử nghiệm theo tiêu chuẩn nhuộm Gram. Tiêu chuẩn này được dùng để phân chia vi khuẩn làm hai loại Gram âm và Gram dương - dựa theo khác biệt của vỏ tế bào.

Trong khi vi khuẩn Gram dương giữ sắc xanh sau khi rửa qua rượu, vi khuẩn gram âm thì không - và hóa sắc đỏ hay hồng. Do vi khuẩn gram dương có vỏ ngoài (màng tế bào) dày hơn nên sau khi nhuộm Xanh Methylene và để trong 1 phút, xanh metylen sẽ ngấm vào sâu trong lớp màng tế bào do đó khi rửa qua rượu vẫn giữ được sắc xanh của xanh metylen. Đây là tiêu chuẩn để so sánh, đánh giá độ dày mỏng lớp vách tế bào của vi khuẩn.

- Các kháng sinh được chia thành kháng sinh phổ hẹp (chỉ chống được vi khuẩn Gram dương, ví dụ như pênixilin) và kháng sinh phổ rộng (chống được cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, ví dụ như steptômixin).

[Tham khảo:

  • Phân biệt gram âm và gram dương:

+https://moingaymotthuoc.wordpress.com/2016/07/28/phan-biet-vi-khuan-gram-duong-va-vi-khuan-gram-am/

  • Cơ chế Vancomycin:

+ https://www.dieutri.vn/v/vancomycin + https://pharmaxchange.info/…/mechanism-of-action-of-vancom…/ + https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6440886 + https://www.drugbank.ca/drugs/DB00512]

PHƯƠNG PHÁP NHUỘM GRAM GIÚP TA PHÂN BIỆT VI KHUẨN THÀNH 2 NHÓM LỚN:

  • Vi khuẩn G+ (gram-positive) bắt màu tím
  • Vi khuẩn G- (gram-negative) bắt màu hồng

So sánh gram âm và dương năm 2024

SỰ KHÁC NHAU GIỮA VÁCH TẾ BÀO G+ VÀ G-

So sánh gram âm và dương năm 2024

Vách tế bào G+ : rất dày gồm một lớp peptidoglycan và acid teichoic

Peptidoglycan (còn được gọi là murein chiếm 80%-90% thành phần vách tế bào) là loại polime xốp, không tan, khá cứng và bền vững bao quanh tế bào như một mạng lưới. Cấu trúc cơ bản của peptidoglycan gồm 3 thành phần: N-acetylglucosamine (NAG), acid N-acetylmuramic (NAM) và tetrapeptide gồm cả loại L và D acid amine. Ðể tạo thành mạng lưới cứng, tetrapeptide trên mỗi chuỗi peptidoglycan liên kết chéo với tetrapeptide trên chuỗi khác.

Bên trong lớp peptidoglycan là acid teichoic – hợp chất polymer của ribitol-phosphate và glycerol phosphate – một thành phần đặc trưng của tế bào vi khuẩn G+ vừa liên kết với peptydoglycan vừa liên kết với màng sinh chất. Phần liên kết với peptidoglycan gọi là acid lipoteichoic.Hiện nay đã biết được nhiều kiểu peptidoglycan ở các loài khác nhau gọi là cầu trung gian.

Vách tế bào G-: có cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp màng ngoài và peptidoglycan mỏng

Trong cùng là một lớp peptidoglycan mỏng, cách một lớp không gian chu chất và tới lớp màng ngoài (outer membrane)

Vi khuẩn xuất hiện khắp mọi nơi, xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vi khuẩn có thể mang lại lợi ích cho con người nhưng đa số vi khuẩn đều gây hại.

Để biết được vi khuẩn gram dương là gì, chúng ta cần phải hiểu về phương pháp nhuộm gram. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng để phân loại vi khuẩn một cách nhanh chóng theo cấu trúc thành tế bào của vi khuẩn thành hai nhóm đó là vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm.

Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm màu tím pha lê để nhuộm vi khuẩn, sau đó sử dụng dung dịch khử màu, nếu vi khuẩn giữ được màu của thuốc nhuộm là kết quả dương tính, đó là vi khuẩn gram dương, còn nếu vi khuẩn không giữ được màu thuốc nhuộm thì sẽ là kết quả âm tính, đó là vi khuẩn gram âm.

Trong thành tế bào của vi khuẩn gram dương có lớp peptidoglycan dày, lớp này sẽ giữ lại màu nhuộm sau khi màu đã bị rửa sạch ở phần còn lại của mẫu trong giai đoạn khử màu của phương pháp. Chính vì vậy khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy vi khuẩn gram dương có màu tím.

Ngược lại, vi khuẩn gram âm có lớp peptidoglycan mỏng hơn và kẹp giữa màng tế bào bên trong và màng ngoài của vi khuẩn cho nên trong bước khử màu bằng cồn, lớp màng ngoài của tế bào vi khuẩn gram âm sẽ bị phân hủy, khiến cho thành tế bào xốp hơn do đó không có khả năng giữ được màu tím tinh thể. Khi quan sát qua kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy chúng có màu đỏ hoặc màu hồng.

2. Đặc điểm của vi khuẩn gram dương

Vi khuẩn gram dương sẽ bao gồm một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Tế bào chất được bao bởi màng lipid.
  • Có lớp peptidoglycan dày.
  • Trong vi khuẩn có axit teichoic và lipoid, hình thành các axit lipoteichoic, đây chính là nhân tố chelate và cũng cần cho sự bám dính của một số loại nhất định.
  • Chuỗi peptidoglycan liên kết chéo với nhau tạo ra thành tế bào vững chắc, sự liên kết này có được là nhờ enzyme DD-transpeptidase của vi khuẩn.
  • Vi khuẩn gram dương có khoang chu chất nhỏ hơn nhiều lần so với vi khuẩn gram âm.

Một số loại vi khuẩn gram dương có lớp màng nhầy, thường có chứa polysaccharide. Và cũng chỉ có một số loài có roi hay tiên mao.

3. Vi khuẩn gram dương gây bệnh gì?

Các loại vi khuẩn gram dương gây bệnh thường gặp bao gồm:

  • Cầu khuẩn gram dương:
  • Staphylococcus aereus là một vi khuẩn gram dương có thể gây ra các bệnh như: nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm khớp nhiễm trùng, viêm tủy xương và áp xe. Ngoài ra loại vi khuẩn này cũng có thể gây ra hội chứng sốc độc tố và hội chứng bỏng da.
  • Streptococcus pneumoniae là một loại vi khuẩn gram dương thường gây bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang và viêm màng não.
  • Streptococcus viridans bao gồm Strep. mutans thường gây ra sâu răng và Strep. sanguinis gây ra viêm nội tâm mạc bán cấp.
  • Streptococcus pyogenes có thể gây nhiễm trùng sinh mủ như viêm họng, viêm mô tế bào, chốc lở; hay gây nhiễm độc tố như viêm cân mạc hoại tử; và gây nhiễm trùng miễn dịch như viêm cầu thận.
  • Enterococci được tìm thấy chủ yếu ở đại tràng có có thể gây nhiễm trùng đường mật và nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Trực khuẩn gram dương:
  • Bacillus anthracis (vi khuẩn than) là một trực khuẩn gram dương tạo ra độc tố bệnh than gây loét với một tinh bột đen.
  • Bacillus cereus là một vi khuẩn gram dương có thể sống sót sau khi nấu chín hoặc nấu lại, chúng gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy không chảy máu.
  • Corynebacterium diphtheriae (bạch hầu) là một trực khuẩn gram dương có thể gây ra viêm họng giả mạc, viêm cơ tim và rối loạn nhịp tim.
  • Listeria monocytogenes là một trực khuẩn gram dương có thể gây viêm màng não sơ sinh, viêm màng não ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, viêm dạ dày ruột và nhiễm trùng máu.

So sánh gram âm và dương năm 2024

Vi khuẩn gram dương có thể gây nên bệnh viêm cơ tim

4. Vi khuẩn gram dương có nguy hiểm không?

Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.

Ngoài ra, lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide có vai trò là nội độc tố làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

Vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn do cơ thể chúng ta không có peptidoglycan nên có thể nhận biết sự xâm nhập của chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cơ thể chúng ta có khả năng sản xuất lysozyme để tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn gram dương.

Tuy rằng vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn vi khuẩn gram âm, nhưng vẫn có những loại vi khuẩn gram dương gây ra những tình trạng bệnh nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,... đây là những bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Theo dự án SCOPE - dự án Giám sát và kiểm soát mầm bệnh quan trọng dịch tễ học cho thấy các vi khuẩn gram dương chiếm 62% nguyên nhân gây nhiễm trùng máu vào năm 1995 và lên đến 76% vào năm 2000. Đồng thời các vi khuẩn gram dương có sự tăng trưởng và kháng thuốc rất cao, điều này khiến cho việc điều trị càng ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Việc tiên lượng sau khi nhiễm vi khuẩn gram dương là khác nhau. Tỷ lệ tử vong cao nhất là ở những người cao tuổi và có xu hướng ức chế hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên trong cơ thể chúng ta còn có những loại vi khuẩn, vi sinh vật cộng sinh ở đường hô hấp trên, đường ruột, âm đạo phụ nữ, chúng có tác dụng hữu ích cho chúng ta.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: NCBI, Webmd.com

XEM THÊM:

  • Các bệnh suy giảm miễn dịch thường gặp
  • Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
  • Cấy máu tìm vi khuẩn trong nhiễm trùng đường huyết

Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus

XEM THÊM:

  • Thuốc Ceftriaxone 1g có tác dụng gì?
  • Dương tính trực khuẩn Gram dương có sao không?
  • Kháng sinh Colistin: vũ khí cuối cùng cho vi khuẩn siêu kháng thuốc

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Vi khuẩn Gr+ và GR khác nhau như thế nào?

Lời giải: - Dựa vào cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn được chia làm 2 nhóm: vi khuẩn Gram dương (Gr+), có thành dày bắt màu tím khi nhuộm Gram và vi khuẩn Gram âm (Gr-), có thành mỏng bắt màu đỏ khi nhuộm Gram.

Tại sao gram âm nguy hiểm hơn?

Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.

Gram âm và gram dương bắt màu gì?

Giới thiệu. Nhuộm Gram là một phương pháp nhuộm do Gram sáng chế năm 1884. Phương pháp này giúp phân biệt vi khuẩn bắt màu Gram (Gram dương) và vi khuẩn không bắt màu Gram (Gram âm), từ đó giúp cho việc chẩn đoán xác định loại vi khuẩn.

Vi khuẩn gram dương gây bệnh gì?

Trực khuẩn gram dương Gây bệnh than (anthrax charbon) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu ở các động vật ăn cỏ và có thể lây truyền bệnh cho người. Bệnh hiện tại đã có vaccine phòng ngừa. Ở người, bệnh mắc phải do nội bào tử xâm nhập qua vùng da bị tổn thương hay qua màng nhầy (ít gặp), hít nội bào tử vào phổi.