So sánh luật thương mại và luật kinh tế năm 2024

Luật và Luật kinh tế đang là ngành nghề hot nên được rất nhiều bạn trẻ săn đón. Tuy nhiên, có một vấn đề khiến cho nhiều người băn khoăn đó chính là hai ngành này có gì khác nhau không? Nên theo đuổi lĩnh vực nào? Tất cả những băn khoăn trên sẽ được ENEU giải đáp ngay trong bài viết này.

1. Tổng quan về ngành luật học

Luật Học là thuật ngữ được sử dụng để chỉ các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Có thể hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ này là khoa học pháp lý. Tuy nhiên, Luật học bao hàm cả hoạt động học tập và nghiên cứu về pháp luật trong các cơ sở đào tạo và trường học.

Ngành học này sẽ trang bị cho các sinh viên những kiến thức như Luật Hiến Pháp, Luật đất đai, luật dân sự, luật lao động, luật thương mại… Chưa hết, luật học còn bổ sung thêm nhiều kiến thức về các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội… liên quan tới ngành học.

2. Sự khác nhau giữa ngành Luật và Luật kinh tế

Hiện nay, rất nhiều người muốn theo đuổi 2 ngành này nhưng còn băn khoăn chưa hiểu rõ giữa Luật và Luật kinh tế có gì khác nhau. Có thể thấy 2 chuyên ngành này khác nhau ở chương trình đào tạo, kiến thức chuyên ngành, môi trường học tập và vị trí việc làm. Cụ thể như sau:

2. 1. Ngành luật

Ngành luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng nội dung, tính chất. Chúng thuộc một lĩnh vực đời sống nhất định như: Luật sư, thẩm phán, chấp hành viên, điều tra viên, công chứng viên hoặc chuyên viên pháp lý.

Chương trình đào tạo

So sánh luật thương mại và luật kinh tế năm 2024

Chương trình đào tạo của ngành Luật khá đa dạng.

Ngành Luật sẽ cung cấp cho sinh viên theo học những kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Đồng thời, đào tạo cách phân tích, phán đoán sự việc, hỗ trợ người dân, tổ chức xử lý những vấn đề có liên quan tới pháp luật.

Kiến thức chuyên ngành

Đối với ngành học này các học viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành về: Luật hành chính, luật hình sự, luật đất đai, luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ, luật tài chính - ngân hàng, y đức…

Kỹ năng mềm

Ngoài những kiến thức nêu trên sinh viên khi ra trường còn có thêm một số kỹ năng mềm như: Giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng tham gia giải quyết các vấn đề liên quan tới dân sự…

Môi trường học tập vị trí làm việc

Sinh viên ngành Luật sẽ được chú trọng đào tạo chuyên sâu nên có thể nhanh chóng vận dụng các kiến thức để giải quyết mọi vấn đề lý luận và thực tiễn. Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận một số vị trí công việc sau:

  • Công chức viên.
  • Thư ký tòa án.
  • Chuyên viên pháp chế.
  • Kiểm soát viên hoặc công tố viên.
  • Luật sư.
  • Thám tử.
  • Chuyên viên hòa giải.
  • Môi giới chứng khoán.
  • Thanh tra pháp lý.
  • Cán bộ giao dịch thuế.

Xem thêm: Kế toán nên học ở trường nào là tốt nhất?

2.2 Ngành luật Kinh tế

Hiện nay, nền kinh tế ngày phát triển theo hướng hội nhập, mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước được đẩy mạnh. Do đó, nhu cầu về nhân lực của ngành Kinh tế trong việc thiết lập hành lang pháp lý và giải quyết những vấn đề pháp lý là điều cần thiết.

Nếu như so sánh với ngành luật bạn sẽ thấy Luật kinh tế có một số điểm khác như:

Kiến thức chuyên ngành

Sinh viên ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị các kiến thức như:

  • Giải quyết những tình huống, vấn đề trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh hoặc quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại.
  • Xử lý những vấn đề nảy sinh trong các hoạt động về lĩnh vực tài chính, thị trường tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng.
  • Sinh viên được học những kiến thức để vận dụng các quy định của pháp luật để tư vấn, tham gia, bào chữa cho các đơn vị hoặc những bên tranh chấp trong kinh doanh.
  • Thực hiện những công việc có liên quan tới pháp luật.

Cơ hội công việc

So sánh luật thương mại và luật kinh tế năm 2024

Cơ hội việc làm mở rộng cho sinh viên tốt nghiệp Luật kinh tế.

Dựa vào nền tảng kiến thức đã được học cùng với những kỹ năng toàn diện, cử nhân học luật Kinh tế sau khi ra trường sẽ có cơ hội làm việc tại các cơ quan tổ chức nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Một số vị trí công việc bạn có thể làm như sau:

  • Làm công việc trong các công ty, doanh nghiệp với tư cách là chuyên viên pháp lý nhằm đảm nhận những công việc có liên quan tới việc đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng.
  • Đảm nhận một số vị trí trong tòa án các cấp, cơ quan nhà nước, công an.
  • Làm việc tại các tổ chức nghiên cứu, tư vấn pháp luật.
  • Làm nhân viên tại các văn phòng luật sư hoặc công ty luật.
  • Làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

3. Nên học Luật hay Luật kinh tế?

So sánh luật thương mại và luật kinh tế năm 2024

Học Luật hay Luật kinh tùy thuộc vào định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Với những thông tin phân tích nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn điểm khác nhau giữa 2 ngành học này. Cho dù học luật hay Luật kinh tế bạn cũng đều được trang bị những kiến thức, kỹ năng và có nhiều cơ hội nghề nghiệp.

Để lựa chọn ngành học phù hợp bạn nên dựa vào sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Nếu bạn còn băn khoăn có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân đặc biệt là những người đã học chuyên ngành để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Hiện tại, nhu cầu đăng ký học ngành Luật và luật kinh tế ngày càng tăng cao. Có nhiều trường đại học đang đào tạo 2 chuyên ngành này theo hình thức đào tạo truyền thống và đào tạo từ xa.

Hình thức đào tạo này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa học vừa làm, tiết kiệm chi phí, không cần đi lại nhiều. Ngoài ra, bạn có thể học mọi lúc mọi nơi và nhận được tấm bằng cử nhân có giá trị tương đương bằng chính quy.

Luật kinh tế có mức lương bao nhiêu?

Mức lương ngành Luật Kinh tế hiện nay như thế nào?.

Luật kinh tế cần học giỏi môn gì?

Sinh viên cần trang bị các kỹ năng như: kỹ năng đàm phán, thỏa thuận, kỹ năng đọc hiểu, phân tích và thực hiện các văn bản pháp luật. Kỹ năng tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp và tư nhân. Một quy định thêm cho ngành luật kinh tế học những môn gì đó là cần học tốt tiếng Anh.

Luật kinh tế là như thế nào?

Luật kinh tế là một lĩnh vực pháp lý đặc biệt tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các quy tắc và quyền lực pháp lý trong lĩnh vực kinh tế. Nó bao gồm các quy định và quyền lực pháp lý về sản xuất, tiêu dùng, thương mại, tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.

Luật thương mại quốc tế làm gì?

Học ngành Luật thương mại quốc tế, bạn có thể lựa chọn để trở thành: Chuyên viên tư pháp luật, tư vấn Luật giao dịch, thương mại, kinh doanh,... trong các công ty dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư. Chuyên viên bộ phận Pháp chế của các doanh nghiệp sản xuất - thương mại - dịch vụ trong và ngoài nước.