Dự phòng tổn thất tài sản tiếng anh là gì năm 2024

Ngân hàng có đặc thù là luôn trích lập ra một khoản dự phòng trong trường hợp rủi ro không thu hồi được nợ. Giống như các doanh nghiệp sản xuất thường có dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì doanh nghiệp kinh doanh tài chính này cũng vậy. Khoản trích lập dự phòng này sẽ được duy trì và là một khoản chi phí của doanh nghiệp. Khoản dự phòng càng nhiều thì nợ xấu càng ít đe dọa đến ngân hàng hơn.

Công thức tính như sau:

LLR = Mức dự phòng rủi ro cho vay / Nợ xấu

Dự phòng tổn thất tài sản tiếng anh là gì năm 2024

2. VÍ DỤ XEM XÉT

Ví dụ áp dụng: Ngân hàng VIB – ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam.

Để phân tích chúng ta xem báo cáo tài chính 2019 của VIB (hợp nhất) ở link này.

LLR = Mức dự phòng rủi ro cho vay / Nợ xấu

  • Dự phòng rủi ro tín dụng =>Bảng cân đối kế toán (trang 6 BCTC 2019)

Dự phòng tổn thất tài sản tiếng anh là gì năm 2024

  • Nợ xấu => Thuyết minh báo cáo tài chính (trang 52 BCTC năm 2019)

Dự phòng tổn thất tài sản tiếng anh là gì năm 2024

Suy ra, LLR = 1,285,722 / (407,213 + 372,824 + 1,768,787) = 50.69%

3. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH

Từ con số tính toán ra được ta xem xét xu hướng diễn biến của nó qua các năm và so sánh nó với doanh nghiệp cùng ngành. Điều này quan trọng hơn so với 1 con số đứng riêng lẻ.

Bản thân những con số đứng riêng lẻ không mang nhiều ý nghĩa, do vậy chúng ta phải sử dụng so sánh để tìm ra được được xu hướng và vị thế doanh nghiệp.

2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ dự phòng trên nợ xấu (LLR) 76.07% 65.51% 47.56% 6.25% 50.69%

Tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu của VIB giảm vào năm 2018 sau đó tăng lại trong năm 2019, phổ biến ở mức trên 50%.

Ngoài ra, chỉ tiêu này được dùng trong phân tích CAMEL khi xem xét chất lượng tài sản [A] – Asset Quality

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tiếng Anh là gì?" và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:

Dự phòng tổn thất tài sản tiếng anh là gì năm 2024
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tiếng Anh là gì?

1. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán:

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư (tiếng Anh: Provision for loss of financial investments) là một trong những khoản dự phòng được trích trước của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra.

Doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Đối tượng được lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:

  1. Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
  2. Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.

Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán – Giá chứng khoán thực tế trên thị trường

Trong đó:

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:

– Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá thực tế trên các Sở giao dịch.

+ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): Giá thực tế là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng.

+ Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE): Giá thực tế là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.

– Đối với chứng khoán đã niêm yết nhưng bị hủy giao dịch: giá chứng khoán thực tế được xác định dựa theo giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.

– Đối với chứng khoán chưa niêm yết, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định:

+ Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom): là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng.

+ Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng: là trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.

Chỉ khi doanh nghiệp xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì mới được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.

2. Dự phòng đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Đối tượng được lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn gồm:

– Khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không đủ điều kiện để trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, công ty liên doanh, công ty hợp danh). Các khoản vốn đầu tư này được đầu tư vào doanh nghiệp khác với 2 hình thức: góp vốn vào đơn vị khác và mua lại phần vốn góp tại đơn vị khác.

– Các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).

Việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau đây để được lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn:

Tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư.

Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:

Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính = Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế – Vốn chủ sở hữu thực có x Số vốn đầu tư của mỗi bên Tổng số vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế

Trong đó:

– Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế: được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng.

– Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế: được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế tại thời điểm trích lập dự phòng.

Thời điểm lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính là: thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Cụ thể, thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

– Số dự phòng phải trích lập = số dư khoản dự phòng => không cần trích lập khoản dự phòng.

– Số dự phòng phải trích lập > số dư khoản dự phòng => trích thêm phần chênh lệch vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

– Số dự phòng phải trích lập < số dư khoản dự phòng => hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải thành lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của các khoản đầu tư tài chính, trong đó thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.

Khi doanh nghiệp trích lập dự phòng đầu tư tài chính thì cần phải có Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và Quyết định của Hội đồng thẩm định về trích lập dự phòng đầu tư tài chính.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tiếng Anh là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Provision for Loan and Lease losses là gì?

+ Biến LLP (Loan Loss Provision) là tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay và thu nhập lãi ròng, được sử dụng để đo lường chất lượng và quy mô đầu tư vào các tài sản rủi ro của các nhà quản lý (Fu et al. 2014). + Biến COI (Cost on Income) là tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng.

Tài khoản 2.291 là gì?

- Tài khoản 2291 - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

Bên Có tài khoản 229 phản ánh nội dung gì?

Tài khoản 229 (Dự phòng tổn thất tài sản) có kế cấu gồm các phần sau đây: Bên nợ phản ánh mức hoàn nhập chênh lệch giữa số dư dự phòng tổn thất tài sản phải nhập của kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập kỳ trước chưa dùng hết. Hoặc thể hiện phần bù đắp giá trị tổn thất của tài sản từ số dư dự phòng được trích lập.

Tài khoản 2.294 là gì?

- Tài khoản 2294 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.