So sánh nhân vật Chí Phèo và chị Dậu

So sánh nhân vật Chí Phèo và chị Dậu để tìm điểm khác nhau và giống nhau giữa 2 tác phẩm này.

So sánh nhân vật chí phèo và chị dậu

Đề: Tiểu thuyết Tắt đèn, của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đều viết về người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Anh (chị) hãy phân tích truyện Chí Phèo trong sự đối sánh với Tắt đèn để thấy được những sáng tạo độc đáo, những tìm tòi mới mẻ về hiện thực của ngòi bút Nam Cao.
 
So sánh nhân vật Chí Phèo và chị Dậu

Nam Cao là nhà văn hiểu hơn ai hết nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo. ông quan niệm: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài biểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có" (Đời thừa).

Nam Cao tuyên bố như thế và quyết thực hiện như thế trong sáng tác của mình. Ta có thể thấy rõ điều đó qua thiên truyện ngắn Chí Phèo của ông.

Trong dòng văn học hiện thực phê phán ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945, tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo là một để tài rất phổ biến.

Người ta thường nói: ở mỗi người Việt Nam, dù thuộc tầng lớp nào, cũng cố một người nông dân. Có lẽ vì thế chăng, mà nhiều cây bút đã viết rất hay, rất sâu sắc về người nông dân. Trước khi Nam Cao viết Chí Phèo (1941), Vũ Trọng Phụng đã viết Giông tố, Vỡ đê (1936), Ngô Tất Tố đã viết Tắt đèn (1937), Nguyễn Công Hoan đã viết Bước đường cùng (1938);;. Đấy là chưa kể Trần Tiêu, Thanh Tịnh... cũng viết rất hay về nông dân.Đối với đề tài ấy, Nam Cao là người đến muộn. Trên mảnh đất người ta đã đào xới rất kỹ rồi, ông còn tìm tòi được gì mới mẻ đây! Đây quả là một thử thách rất khắc nghiệt đối với một cây bút đòi hỏi nghề văn phải là một nghề sáng tạo.

Nhưng Nam Cao đã vượt qua được thử thách ấy một cách thật là vinh quang.

|Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, người ta tưởng chừng như không còn gì để nói thêm nữa về nỗi khổ của người nông dân thời trước, ngoài những điều mà anh Pha (Bước đường cùng), Chị Dậu (Tắt đèn) phải gánh chịu.

Vậy mà khi Chí Phèo ngất ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, người đọc mới nhận thấy rằng, té ra đây mới là kẻ khốn cùng nhất ở nông thôn ta ngày trước. Chị Dậu phải bán đi tất cả: bán con, bán chó, rồi bán sữa đi ở vú... Người nông dân còn có gì nữa để mà bán! Ấy thế mà Chí Phèo vẫn tìm ra một tài sản để bán, cái tài sản cuối cùng mà chị Dậu chưa phải bán: ấy là nhân tính là hồn người. Mất tài sản này thì con người thành con quỷ. Chị Dậu dù khổ cực thế nào, nhưng vẫn còn được là người trong khi Chí Phèo phải trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Phát hiện ra nỗi khổ ấy của người nông dân, Nam Cao đã đem đến cho tác phẩm của mình một sức tố cáo thật sâu sắc mãnh liệt. Đúng vậy, chị Dậu của Ngô Tất Tố thật là cực khổ đủ đường: chồng bị bắt, con phải bán đi, bản thân phải đi ở và nhiều lần bị đe doạ hãm hiếp. Nhưng chị vẫn giữ được nguyên vẹn cả nhân tính lẫn nhân hình. Chí Phèo thì đành để mất tất cả. Chính vì thế mà hắn không được chấp nhận trở lại làm người, Cái bộ mặt đầy sẹo ngang dọc ấy, cái lý lịch đầy tội lỗi và những cơn say triền miên ấy, khiến cả làng Vũ Đại, ngoài Thị Nở ra không ai còn có thể tin rằng, trong tâm hồn hắn, còn sót lại một chút gì gọi là lương tâm hay nhân tính. Chí. Phèo đã rơi vào tấn bi kịch đau đớn nhất, bị từ chối làm người.

Trong quan niệm của Nam Cao về nghệ thuật, có điều này cũng rất tiến bộ, ông cho rằng, văn chương phải nhằm mục đích "ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình..." (Đời thừa). Thực ra chủ nghĩa nhẫn đạo vẫn được xem là cơ sở tư tưởng nói chung của văn học hiện thực chủ nghĩa: Những cây bút hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, hay Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố đều lên án xã hội thực dân, phong kiến trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo. Có điều, về phương diện này, tác giả Chí phèo vẫn có những đóng góp riêng có thể gọi là độc đáo, mới mẻ.

Hãy trở lại với tác phẩm Tất đèn. Ai nấy đều biết nhà văn Nguyễn Tuân đã từng ca ngợi cuốn tiểu thuyết này của Ngô Tất Tố bằng những hình ảnh thật đích đáng: "Trên cái tối trời tối đất" ngày xưa, tác giả đã dựng nên "bức chân dung lạc quan của Chị Dậu". Nguyễn Tuân muốn nói rằng, qua nhân vật này, Ngô Tất Tố đã thể hiện niềm tin tưởng chắc chắn của mình ở phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lao động, dù sống trong bùn vẫn toả hương thơm thanh khiết như một bông sen giữa đầm lầy.

Đó là biểu hiện cao đẹp nhất của lòng nhân đạo trong tác phẩm Tất đèn. Ngô Tất Tố qua hình tượng chị Dậu, chẳng những thông cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ, mà còn tỏ thái độ kính trọng thật sự những con người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội ấy nữa. Điều đó không phải nhà văn hiện thực vào cũng cố được.

Tuy nhiên, chị Dậu dù sao cũng là một con người bình thường, một người đàn bà lành mạnh của đời sống lương thiện. Còn Chí Phèo của Nam Cao thì đã bị nhà tù của chủ nghĩa thực dân và thủ đoạn độc ác của Bá Kiến biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy mà Nam Cao vẫn tin rằng dưới đáy sâu của tâm hồn tưởng như hoàn toàn đen độc của Chí, vẫn tồn tại bản chất lương thiện của người nông dân lao động mà không một sức mạnh nào, dù ghê tởm đến đâu cũng không thể tiêu diệt được. Cho nên khi gặp Thị Nở, mối tình chân thật của người đàn bà này mớí có thể làm thức dậy cái chất người chưa chết hẳn ở anh ta. Chí thèm khát được trở về cuộc sống lương thiện, muốn sống hoà với mọi người. Nhưng ai tin anh ta được! Xã hội độc ác đã cướp đi bộ mặt. người của anh ta rồi còn đâu? Và Bá Kiến đã tạo cho anh ta một bản lý lịch đầy tội ác, làm sao đẩy xoá đi được! Trong cơn tuyệt vọng, anh ta đã đâm chết Bá Kiến và tự sát; Nam Cao đã sáng tạo nên một nhân vật nô lệ thức tỉnh đứng lên đòi quyền làm người. Anh ta phải tự sát vì một mặt không muốn trở về cuộc sống của con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mặt khác đã bị từ chối làm người.

Đấy là tấn bi kịch đau đớn của Chí Phèo. Nam Cao đã dựng lên tấn bi kịch ấy bằng những trang viết chứa chan tình nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo đặc biệt sâu sắc và cảm động với những biểu hiện độc đáo chưa cố dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố cũng như của các bậc đàn anh khác như Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan.
 

Giống và khác nhau giữa nhân vật Chí Phèo và chị Dậu

* Giống

- Là những người nông dân hiền lành, chân chất, lao động hăng say

+ Chị Dậu yêu thương chồng con, làm lụng vất cả vì gia đình

+ Chí Phèo trước khi tha hóa nhân tính cũng là một con người chăm chỉ, một chàng trai khỏa mạnh, chăm làm lụng

- Đều là những người nông dân nghèo khổ trước cách mạng:

+ Chị Dậu phải bán đi tất cả: bán con, bán chó, rồi bán sữa đi ở vú... 

+ Chí Phèo không nhà cửa, không người thân, phải đi làm thuê, bị người đời ghét bỏ

- Đều phê phán xã hội thối nát đã đẩy con người ta vào bước đường cùng của sự sống. 

- Các nhân vật đều đứng lên bảo vệ mình, đều khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. 

- Các tác giả đều có niềm tin vào phẩm chất của những người nông dân. 

+ Ngô Tất Tố đã thể hiện niềm tin tưởng chắc chắn của mình ở phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lao động, dù sống trong bùn vẫn toả hương thơm thanh khiết như một bông sen giữa đầm lầy.  Ngô Tất Tô qua hình tượng chị Dậu, chẳng những thông cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ, mà còn tỏ thái độ kính trọng thật sự những con người thuộc tầng lớp dưới đầy của xã hội ấy nửa. 

+ Chí Phèo của Nam Cao thì đã bị nhà tù của chủ nghĩa thực dân và thủ đoan độc ác của Bá Kiến biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy mà Nam Cao vẫn tin rằng dưới đáy sâu của tâm hồn tưởng như hoàn toàn đơn độc của Chí, vẫn tổn tại bàn chất lương thiện của người nông dân lao động mà không một sức mạnh nào, dù ghê tởm đến đâu cũng không thể tiêu diệt được. Cho nên khi gặp Thị Nở, mối tình chân thật của người đàn bà này mới có thể làm thức dậy cái chất người chưa chết hẳn ở anh ta.

* Khác:

- Chị Dậu dù khổ cực thế nào, nhưng vẫn còn được là người trọng khí còn Chí Phèo phải trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại... Chị Dậu vẫn còn một cái không bán đó là nhân phẩm, còn Chí đã trở thành một con người mất nhân tính. 

- Cái kết của Tức nước vỡ bờ thì là kết mà ở đó người nông dân tự ý thức được bản thân mình cần làm gì. Chị Dậu là nhân vật tiêu biểu cho sức mạnh những con g nười nông dân đứng lên. Còn Chí Phèo thì lại là một cái kết mở, nó thể hiện một bi kịch vẫn tiếp diễn.

Nghệ thuật xây đựng

- Xây dựng hình tượng nhân vật

- Ngôn ngữ giản dị giàu cảm xúc

Nhân vật chí phèo trong tác phẩm nào

Nam Cao là nhà văn hiểu hơn ai hết nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo. Ông quan niệm: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có" (Đời thừa).

Nam Cao tuyên bố như thế và quyết thực hiện như thế trong sáng tác của mình Ta có thể thấy rõ điều đó qua thiên truyện ngắn Chí Phèo của ông.

So sánh nhân vật Chí Phèo và chị Dậu

Trong dòng văn học hiện thực phê phán ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945, tình cảnh bi thảm của người nông dân nghèo là một đề tài rất phổ biến.

Người ta thường nói: ở mỗi người Việt Nam, dù thuộc tầng lớp nào, cũng có một người nông dân. Có lẽ vì thế chăng, mà nhiểu cây bút đã viết rất hay, rất sâu sắc về người nông dản Trước khi Nam Cao viết Chi Phèo (1941), Vũ Trọng Phụng đã viết Giông tố, Vỡ đê (1936), Ngô Tất Tô đã viết Tất đèn (1937). Nguyễn Công Hoan đã viết Bước đường cùng (1938). Đấy là chưa kể Trần Tiêu, Thanh Tịnh .. cũng viết rất hay về nông dân

Đối với đề tài ấy, Nam Cao là người đến muộn trên mảnh đất người ta đã đào xới rất kỹ rỗi, ông còn tìm tòi được gì mới mẻ đây! Đây quả là một thử thách rất khắc nghiệt đối với một cây hút đòi hỏi nghề văn phải là một nghề sáng tạo.

Nhưng Nam Cao đã vượt qua được thử thách ấy một cách thật là vinh quang. Đoc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, người ta tưởng chừng như không còn gì để nói thêm nửa về nỗi khổ của người nông dân thời trước, ngoài những điều mà anh Pha (Bước đường cùng), Chị Dậu (Tắt dèn) phải gánh chịu.

Vậy mà khi Chi Phèo ngất ngưỡng bước ra từ những trang sách của Nam Cao, người đọc mới nhận thấy rằng, té ra đây mới là kẻ khốn cùng nhất ở nông thôn ta ngày trước. Chị Dậu phải bán đi tất cả: bán con, bán chó, rồi bán sữa đi ở vú... Người nông dân còn có gì nữa để mà bán! Ấy thế mà Chi Phèo vẫn tìm ra một tài sản để bán, cái tài sàn cuối cùng mà chị Dậu chưa phải bán: ấy là nhân tính, là hồn người. Mất tài sản này thì con người thành con quỷ. Chị Dậu dù khổ cực thế nào, nhưng vẫn còn được là người trọng khí Chí Phèo phải trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại...

Phát hiện ra nỗi khổ ấy của người nông dân, Nam Cao đã đem đến cho tác phẩm của mình một sức tố cáo thật sâu sắc mãnh liệt. Đúng vậy, chị Dậu của Ngô Tất Tố thật là cực khổ đủ đường: chồng bị bắt, con phải bán đi, bàn thân phải đi ở vú và nhiều lần bị đe doạ hãm hiếp... Nhưng chị vẫn giữ được nguyên vẹn cả nhân tính lẫn nhân hình. .. Chí Phèo thì đành để mất tất cà. Chính vì thế mà hắn không được chấp nhận trở lại làm người. Cái bộ mặt đầy sẹo ngang dọc ấy, cái lý lịch đẩy tội lỗi và nhừng cơn say triền miên ấy, khiến cả làng Vũ Đại, ngoài Thị Nở ra không ai còn có thể tin rằng, trong tâm hồn hắn, còn sót lại một chút gi gọi là lương tâm hay nhân tính. Chí Phèo đã rơi vào tấn bi kịch đau đớn nhất, bị từ chối làm người.

Trong quan niệm của Nam Cao về nghệ thuật, có điều này cũng rất tiến bộ, ông cho rằng, văn chương phải nhằm mục đích "ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình..." (Đời thừa) Thực ra chủ nghĩa nhân đạo văn được xem là cơ sở tư tưởng nói chung của văn học hiện thực chủ nghĩa. Những cây bút hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, hay Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố đều lên án xã hội thực dân, phong kiến trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo. Có điều, về phương diện này, tác già Chí phèo vẫn có những dóng góp riêng có thể gọi là độc đáo, mới mẻ.

So sánh nhân vật Chí Phèo và chị Dậu

Hãy trở lại với tác phẩm Tắt đèn. Ai nấy đều biết nhà văn Nguyễn Tuân dã từng ca ngợi cuốn tiểu thuyết này của Ngô Tất Tố bằng những hình ảnh thật đích đáng: "Trên cái tối trời tối đất” ngày xua, tác giả đã dựng nên "bức chân dung lạc quan của Chị Dậu" Nguyễn Tuân muốn nói rằng, qua nhân vật này, Ngô Tất Tố đã thể hiện niềm tin tưởng chắc chắn của mình ở phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lao động, dù sống trong bùn vẫn toả hương thơm thanh khiết như một bông sen giữa đầm lầy.

Đó là biểu hiện cao đẹp nhất của lòng nhân đạo trong tác phấm Tắt đèn. Ngô Tất Tô qua hình tượng chị Dậu, chẳng những thông cảm sâu sắc với mọi nỗi khổ cực của người nông dân trong xã hội cũ, mà còn tỏ thái độ kính trọng thật sự những con người thuộc tầng lớp dưới đầy của xã hội ấy nửa. Điều đó không phải nhà văn hiện thực nào cũng có được.

Tuy nhiên, chị Dậu dù sao cũng là một con người bình thường, một người đàn bà lành mạnh của đời sống lương thiện. Còn Chí Phèo của Nam Cao thì đã bị nhà tù của chủ nghĩa thực dân và thủ đoan độc ác của Bá Kiến biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vậy mà Nam Cao vẫn tin rằng dưới đáy sâu của tâm hồn tưởng như hoàn toàn đơn độc của Chí, vẫn tổn tại bàn chất lương thiện của người nông dân lao động mà không một sức mạnh nào, dù ghê tởm đến đâu cũng không thể tiêu diệt được. Cho nên khi gặp Thị Nở, mối tình chân thật của người đàn bà này mới có thể làm thức dậy cái chất người chưa chết hẳn ở anh ta. Chí thèm khát được trở về cuộc sống lương thiện, muốn sống hoà với mọi người. Nhưng ai tin anh ta được! Xã hội độc ác đã cướp đi bộ mặt người cùa anh ta rồi còn đâu! Và Bá Kiến đã tạo cho anh ta một bàn lý lịch đầy tội ác, làm sao tẩy xoá đi được! Trong cơn tuyệt vọng, anh ta đã đâm chết Bá Kiến và tự sảt Nam Cao đã sáng tạo nên một nhân vật nô lệ thức tình dứng lên đòi quyền làm người. Anh ta phải tự sát vì một mặt không muốn trở về cuộc sống của con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mặt khác đã bị từ chối làm người...

Đấy là tấn hi kịch đau đớn của Chi Phèo. Nam Cao đã dựng lên tấn bi kịch ấy bằng những trang viết chứa chan tình nhân đao, một chủ nghĩa nhân đạo đặc biệt sâu sắc và cảm động với những biểu hiện độc đáo chưa có dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố cũng như của các bậc đàn anh khác như Vũ Trọng Phụng hay Nguyễn Công Hoan...

Nhân vật chí phèo có thật không

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tìm về quê hương của Nam Cao - làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân - nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình.

Con đường từ thành phố Phủ Lý về thôn Nhân Hậu ngoằn ngoèo, đầy những vòng cua. Hai bên cánh đồng bạt ngàn màu xanh mát mắt. Làng Vũ Đại trong tác phẩm của Nam Cao bắt nguồn từ chữ Đại trong Đại Hoàng, cũng chính là quê hương của nhà văn Nam Cao (tên thật là Trần Hữu Trí), đã lớn lên, chứng kiến bao cảnh thối nát, đưa đẩy của những số phận. Khung cảnh làng “Vũ Đại” bây giờ đã không còn như xưa nữa, thay vào đó là cảnh thiên nhiên thanh bình, mơ mộng với hàng cây xanh, lô xô mái nhà cổ kính và những khung tre phơi đầy những sợi vải trắng tinh...

Căn nhà cụ Trần Hữu Đạt (90 tuổi), em ruột nhà văn Nam Cao là một căn nhà cổ, với kiến trúc bằng gỗ và những họa tiết dân gian. Vì đang bị bệnh nặng nằm giường nên cuộc trao đổi ngắn ngủi quý giá của chúng tôi với cụ không nhiều. Theo cụ Đạt thì “nhân vật Chí Phèo là có thật nhưng là tổng hợp của 3 nguyên mẫu ngày ấy. Nên anh tôi (nhà văn Nam Cao - PV) đã gộp cả 3 lại mà làm nên nhân vật Chí Phèo”. Tuy nhiên, cụ không còn nhớ chi tiết về từng người.

So sánh nhân vật Chí Phèo và chị Dậu

May mắn, chúng tôi gặp được một lão niên trong làng, cụ chính là cháu của nhân vật nguyên mẫu Bá Kiến. Đó là cụ Trần Duy Đường, năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng còn rất nhanh nhẹn, tháo vát. Cụ kể cho chúng tôi nghe về làng Vũ Đại, về nhân vật Chí Phèo - Thị Nở, Bá Kiến một cách tường tận và chi tiết.

Cụ Đường cho biết: “Tôi từng được cha mẹ, cùng ông nội và các bậc cao niên kể lại nhiều lần rằng nhân vật Chí Phèo không có thật mà chỉ là một nhân vật “tổng hợp” được nhà văn Nam Cao xây dựng nên”. Theo cụ Đường thì ở làng Đại Hoàng có 3 nhân vật được nhà văn chắt lọc, góp nhặt những điển hình để xây dựng hình ảnh Chí Phèo.

Người thứ nhất là anh Chí, quê gốc ở làng Đại Hoàng. Cha mẹ mất sớm, anh Chí vì nhà quá nghèo không có ruộng vườn nên phải đi làm thuê cho nhà Trương Pháo. Chí làm công việc mổ lợn thuê, có tài làm món phèo rất ngon. Mỗi khi làm thịt lợn xong, Chí chỉ xin chai rượu và một đoạn phèo. Sau khi ăn uống no say, anh Chí lại về cái điếm ở chợ để ngủ. Anh Chí rất hiền lành không rạch mặt, ăn vạ hay chửi trời chửi đất như Nam Cao miêu tả.

Người thứ hai tên là Đào, chính là em họ bà nội của nhà văn Nam Cao. Ông Đào cũng không có gì đặc biệt, bản thân ông cũng chỉ là một phần rất nhỏ hình mẫu của Chí Phèo. Theo cụ Đường, ông Đào có người vợ tên là Nở, ông cũng chính là anh lực điền làm thuê cho Chánh Bính (nhân vật Bá Kiến trong truyện). Thế nhưng, ông Đào không tư thông với bà ba, đấy chỉ là một sự sáng tạo rất riêng của Nam Cao cho tác phẩm của mình.

Người thứ ba tên là Trinh, vốn là dân ngụ cư từ nơi khác đến, không cha, không mẹ, lại có thêm cái bệnh nghiện rượu. Mỗi khi uống rượu là ông này uống đến say khướt, say hơn cả Chí Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Mỗi lần say, ông lại chửi bới những người dân trong làng và đặc biệt ông có cái tật ăn vạ mỗi khi ai đó làm gì đến mình. Nhưng may mắn cho Trinh là ông có vợ và một đàn con đông đúc.

Ngừng một lát nhấp chén trà, cụ Đường lại tiếp tục câu chuyện. Cụ nói rằng, làng Nhân Hậu có cái tên giống như tính cách những con người ở đây. Họ sống rất hiền lương, chăm chỉ và không bao giờ đánh nhau. Thế nhưng, với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã tổng hợp, chắt lọc tất cả những cái xấu xa của những người nông dân lương thiện bị bần cùng hóa mà ông gặp suốt cả quãng đường từ Bắc vào Nam nơi ông đã đi qua.

Trong 3 nhân vật nguyên mẫu điển hình để xây dựng nên Chí Phèo, có lão Trinh và ông Đào là chết ở làng, còn anh Chí thì bỏ làng đi biệt xứ. Cụ Đường cũng kể cho chúng tôi nghe một chi tiết đặc biệt là anh Chí còn có một đứa con. Qua một vài lần ỡm ờ trêu ghẹo, Chí đã ăn nằm với bà bán trứng trong chợ. Người phụ nữ ấy không xấu, không dở hơi, đã có gia đình cùng một đàn con đông đúc. Người con ấy được sinh ra đặt tên là Rụ. Rụ lớn lên trong sự khinh rẻ của xóm làng, cuối cùng cũng đi đâu không rõ.

Nhân vật chí phèo đáng thương hay đáng trách

1. Theo em, Chí Phèo đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Chí Phèo sinh ra đã như một vật bỏ rơi, không được sống với tình yêu thương của gia đình. Hơn nữa còn trở thành công cụ lao động của người khác bị đẩy vào tù oan. Chính nhà tù thực dân đã biến hắn thành một người khác. Hắn rạch mặt ăn vạ và sống hèn hạ vì những đồng xu lẻ. Khi hắn muốn quay trở lại làm người cũng không được. 

2. Nếu là nhà văn Nam Cao em vẫn sẽ để cho Chí Phèo chết bởi vì chỉ có chết Chí Phèo mới được làm người lương thiện. Cách chết để bảo toàn lương tâm của mình.

Nhân vật chị dậu là người như thế nào

Vâng! Dịu dàng, đó là phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Dường như nói đến dịu dàng là chúng ta nói đến ngay sự đảm đang, nói đến lòng nhân hậu và tâm hồn cao thượng, vị tha tuyệt vời. Chị Dậu - một người phụ nữ Việt Nam hiền thục, một người phụ nữ đẹp cả hình dáng lẫn tâm hồn thì lẽ tự nhiên, chị phải mang trong mình tất cả những phẩm chất ấy. Cao đẹp hơn, tính dịu dàng, chịu đựng của chị còn xuất phát từ lòng yêu thương chồng con thiết tha, đằm thắm. Những dòng văn gây chấn động tình cảm người đọc mạnh mẽ nhất chính là những dòng văn ca ngợi tấm lòng người vợ người mẹ của chị Dậu.

Cháo đã hơi nguội.

... Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:

- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột...

Đoạn văn có gì đâu, vậy mà người đọc vẫn lặng đi, trong những giây phút “tang tóc của ngôi làng bé nhỏ” giữa vụ thuế tàn ác dã man của chế độ “nửa thực dân, nửa phong kiến” và nhất là sau những ngày đã kiệt quệ sinh lực vì phải gánh trên vai bao công việc nặng nề (bán con, bán chó cứu chồng, chạy hết cửa này, cửa khác để vay tiền, nộp thuế nộp sưu để chồng được tha), ta những tương chị Dậu bị vứt trở về từ tay lũ hào lí, tay sai, chị đã cố gắng không mệt mỏi để cứu anh khỏi cái chết vì kiệt sức, vì đau đớn. Chị chăm sóc anh từng li từng tí, bao nhiêu tình cảm nồng ấm, sâu nặng, chị dã dồn vào anh. Dẫu rằng chỉ một bát cháo nghèo, nhưng một bước đi “rón rén” đến tội nghiệp, một lời khẩn khoản mà chân thành hồn hậu và thắm thiết biết bao nhiêu. Từ từ, nhẹ nhàng, chị đã vực anh dậy lúc nào không hay. Tình cảm của chị như hơi ấm dịu dàng thức tỉnh sự sống cho chồng chị, đưa anh từ “cái xác không hồn” trở về một con người:

 

Nhân vật chị dậu đại diện cho ai

So sánh nhân vật Chí Phèo và chị Dậu

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất. Có thể nói , Chị Dậu đại diện cho người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ