So sánh việt nam và latvia

Trước đây, các gia đình Việt đến Latvia bằng cách mua bất động sản (BĐS), họ dùng BĐS để mở nhà hàng, sau đó tuyển đầu bếp (Job Offer) từ Việt Nam sang làm việc cho mình. Từ một gia đình ban đầu vào năm 2015, đến nay có gần 20 gia đình đang sinh sống và định cư ở đây, tạo nên một cộng đồng Việt, tuy chưa nhiều nhưng cuộc sống và môi trường giáo dục làm họ rất an tâm.

Show

Điểm nổi bật của Latvia so với các nước khác trong khối Liên minh Châu Âu là chi phí sinh hoạt thấp. Trung bình chỉ cần 800 Euro cho hai vợ chồng với hai con là đủ sống tại Riga, giá căn hộ từ 546 triệu đồng (20,000 Euro) hoặc mua nhà riêng 3 phòng khoảng 1,6 tỷ đồng (60,000 Euro). Trẻ em dưới 18 tuổi được học miễn phí và biết nói ít nhất 3 thứ tiếng: Latvia, Anh hoặc Tây Ban Nha…

So sánh việt nam và latvia

Có thể nói, Latvia hiện nay là một trong những điểm đến phù hợp với Việt Nam nhất:

- So với các chương trình lấy thẻ TRP của các nước như Bồ Đào Nha (9,6 tỷ đồng ~ 350,000 Euro), Tây Ban Nha (13,7 tỷ đồng ~ 500,000 Euro), Malta (6,8 tỷ đồng ~ 250,000 Euro), thì Huấn Nghệ và EuroViet đang triển khai chương trình mới đầu tư cổ đông chỉ từ 2,5 tỷ đồng (95,000 Euro).

- Thẻ TRP Latvia có thời hạn 5 năm, nhiều khách hàng của Huấn Nghệ mỗi năm chỉ sang Latvia 1 lần để gia hạn thẻ TRP. Rất thích hợp với những người còn có công ăn việc làm tại Việt Nam.

- Thủ tục xin thẻ TRP rất đơn giản, trung bình 4 tháng để hoàn thành bộ hồ sơ xin TRP cho cả gia đình.

Để đáp ứng nhu cầu quan tâm ngày càng nhiều của nhà đầu tư Việt Nam muốn tìm hiểu về chương trình đầu tư định cư Latvia, Huấn Nghệ và đối tác EuroViet tổ chức buổi tọa đàm "Định cư Latvia theo chương trình đầu tư cổ đông chỉ từ 2,5 tỷ đồng".

Với sự tham dự:

- Mr. Kristaps Strelis - Giám đốc Chăm sóc Khách hàng của EuroViet, Trưởng Phòng Pháp lý, cựu Giám đốc Marketing của một trong những công ty hàng đầu về tư vấn và đầu tư ở Lativa, với kiến thức sâu rộng về đầu tư, BĐS, sáp nhập và mua lại các dự án tài chính. Tốt nghiệp trường đại học Oxford ở Anh.

- Mr. La Quốc Phong - Giám đốc Công ty Huấn Nghệ, chia sẻ kinh nghiệm xử lý hồ sơ xin TRP cho khách hàng tại Việt Nam.

So sánh việt nam và latvia

Mr. Kristaps Strelis - Giám đốc Chăm sóc Khách hàng của EuroViet

So sánh việt nam và latvia

Mr. La Quốc Phong - Giám đốc Công ty Huấn Nghệ

Lợi ích tham gia hội thảo

- Tham gia buổi hội thảo, nhà đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về:

- Ưu điểm của chương trình đầu tư định cư Latvia.

- So sánh mức chi phí với các chương trình định cư khác.

- Lộ trình làm hồ sơ xin TRP.

- Tặng chuyến khảo sát Latvia miễn phí trị giá 82 triệu đồng (3,000 Euro) cho khách hàng đăng ký chương trình.

Cộng hòa Latvia là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Âu tiếp giáp với biển Baltic. Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ bé nhưng Latvia lại có sức hấp dẫn lạ kỳ; một đất nước tuyệt vời với những phong tục được bảo tồn hàng thế kỷ, đồng thời cũng không thiếu sắc màu của một nền văn minh hiện đại.

So sánh việt nam và latvia

Bên cạnh những nổi bật về văn hóa, Latvia cũng đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế trong những năm qua. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,7%, cao nhất châu Âu. Dựa trên nghiên cứu của Gallup, trang 24/7 Wall Street thực hiện ở 140 quốc gia trong năm 2013, kết hợp với dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Báo cáo Phát triển con người HDI và Diễn đàn Kinh tế thế giới, Latvia nằm trong Top 9 quốc gia có tỷ lệ lao động toàn thời gian cao và dễ xin việc.

Điểm nổi bật là Latvia có năng lực cạnh tranh kinh tế toàn cầu cao, giữ vị trí thứ 53 trên 140 nước trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới đưa ra. Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi trưởng thành là 99%, xếp thứ 2 trên 140 quốc gia dẫn đầu.

Latvia là một trong ba nước thuộc vùng Baltic. Latvia có vị trí địa lý chiến lược cho các hoạt động kinh doanh giữa khu vực EU và các thị trường mới nổi nằm ở phía đông của Latvia. Latvia có vị trí địa lý như một cửa ngõ giữa Hoa Kỳ, EU và châu Á, đặc biệt là Nga.

Tuy là một nước nhỏ, nhưng nhờ cải cách, kinh tế Latvia liên tục tăng trưởng trong 10 năm gần đây, trừ 2020 do hậu quả của dịch Covid, và có tiềm năng kinh tế lớn.

Trong khuôn khổ quan hệ với Liên Xô cũ, Việt Nam và Latvia đã có quan hệ hữu nghị hợp tác rất tốt. Tuy nhiên, về thương mại, kim ngạch giữa hai nước còn rất nhỏ. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Latvia gồm hải sản, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm mây tre đan, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép các loại và nhập khẩu từ Latvia các mặt hàng như cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, bông, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, máy móc, thiết bị, dược phẩm. Latvia là thị trường tiềm năng về thủy sản, nhập khẩu cá và các sản phẩm cá đóng hộp từ 40 quốc gia trên thế giới để cung cấp nguyên liệu cần thiết cho ngành chế biến thủy sản của nước này.

Latvia là một nước thành viên của EU. Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) chính thức đi vào thực thi từ tháng 8/2020 là một hiệp định toàn diện và đầy tham vọng, chứa tất cả các yếu tố thiết yếu của thương mại, giúp phát triển hơn nữa các cơ hội kinh doanh giữa Latvia và Việt Nam bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và giải quyết các rào cản thương mại mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Các quy tắc và thực tiễn minh bạch cung cấp sự ổn định và dễ dự đoán cho các doanh nghiệp và cho phép họ thực hiện các kế hoạch dài hạn. Hiệp định này cũng dỡ bỏ gần như tất cả thuế quan giữa EU và Việt Nam, trong đó có Lativa.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng từng cơ hội nhỏ nhất để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU nói chung và Latvia nói riêng, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia) đã biên soạn sách điện tử “Những điều cần biết về thị trường Latvia”.

Hy vọng cuốn sách hữu ích cho doanh nghiệp và bạn đọc.

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển

Tổng quan

Địa lý và khí hậu

Địa lý

Latvia có diện tích là 64.589km2, trong đó, diện tích đất là 62.249km2, diện tích nước là 2.340km2.

Latvia giáp với Estonia về phía bắc, giáp với Litva về phía nam, giáp với Nga và Belarus về phía đông và giáp biển Baltic về phía tây. Địa hình chủ yếu là đồng bằng.

Tổng chiều dài biên giới quốc gia là 1.868 km. Tổng chiều dài biên giới đất liền là 1.370 km, trong đó 333 km giáp với Estonia về phía bắc, 332 km với Nga về phía đông, 161 km với Belarus về phía đông nam và 544 km với Litva về phía nam. Tổng chiều dài biên giới đường biển là 498 km, giáp với Estonia, Thụy Điển và Litva.

Khí hậu

Latvia có khí hậu ôn đới. Vùng ven biển, đặc biệt là bờ biển phía tây của bán đảo Kurzeme, có khí hậu biển nhiều hơn với mùa hè mát và mùa đông ôn hòa hơn, trong khi phần còn lại có khí hậu lục địa hơn với mùa hè ấm áp và mùa đông khắc nghiệt hơn. Latvia có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông bắt đầu vào giữa tháng Mười Hai và kéo dài cho đến giữa tháng Ba. Mùa hè bắt đầu vào tháng Sáu và kéo dài cho đến tháng Tám. Mùa hè thường ấm áp và đầy nắng, với những buổi tối mát mẻ. Thời tiết mát mẻ vào mùa xuân và mùa thu.

Thể chế chính trị và cơ cấu hành chính

Địa phận hành chính

Latvia có 7 thành phố lớn và 35 thành phố đô thị.

Các thành phố lớn của Latvia: Daugavpils, Jelgava, Jūrmala, Liepāja, Rezekne, Rīga, Ventspils.

Các thành phố đô thị của Latvia: Adazi, Aizkraukle, Aluksne, Augsdaugava, Balvi, Bauska, Cesis, Dienvidkurzeme, Dobele, Gulbene, Jekabpils, Jelgava, Kekava, Kraslava, Kuldiga, Limbazi, Livani, Ludza, Madona, Marupe, Ogre, Olaine, Preili, Rezekne, Ropazi, Salaspils, Saldus, Saulkrasti, Sigulda, Smiltene, Talsi, Tukums, Valka, Valmiera, Ventspils.

Hệ thống luật pháp

Hệ thống luật dân sự dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp và được bảo vệ bởi Tòa án Hiến pháp của Cộng hòa Latvia.

Hệ thống nhà nước

Thể chế nhà nước:

Latvia là một quốc gia theo thể chế cộng hòa nghị viện.

Tổng thống là công dân Latvia đủ 40 tuổi trở lên, không có quốc tịch khác, không giữ các chức vụ khác, được ít nhất 51/100 đại biểu Quốc hội bầu với nhiệm kỳ bốn năm (không quá 2 nhiệm kỳ liên tục). Tổng thống có thể bị miễn nhiệm theo đề nghị của không ít hơn 1/2 số đại biểu Quốc hội và trong bỏ phiếu kín với không ít hơn 2/3 số đại biểu. Trong trường hợp, Tổng thống đề nghị giải tán Quốc hội, mà khi trưng cầu dân ý có hơn 1/2 số phiếu phản đối thì Tổng thống mặc nhiên bị phế truất.

Tổng thống đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế, thực hiện các quyết định của Quốc hội về phê duyệt các điều ước quốc tế, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền sáng kiến lập pháp.

Tổng thống hiện nay là ông Egils Levits, được bầu từ ngày 29/5/2019.

Cơ quan lập pháp :

Cơ quan lập pháp của Latvia là Quốc hội theo chế độ đơn viện với 100 đại biểu được bầu bởi phổ thông đầu phiếu nhiệm kỳ 4 năm. Chủ tịch Quốc hội do thành viên Quốc hội bầu.

Cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức vào ngày 6/10/2018, cuộc bầu cử tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 10/2022.

Quốc hội gồm 17 Ủy ban: Đối ngoại; Ngân sách và Tài chính; Pháp luật; Nhân quyền và các vấn đề công; Giáo dục, Văn hóa và Khoa học; Quốc phòng, Nội vụ, và Chống tham nhũng; Hành chính công và Chính quyền địa phương; Kinh tế, Nông nghiệp, Môi trường, và Chính sách khu vực...

Chi tiết về các Ủy ban Quốc hội

Cơ quan hành pháp :

Chính phủ Latvia gồm Thủ tướng, hai Phó Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và 13 Bộ (Quốc phòng, Tư pháp, Ngoại giao, Kinh tế, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Khoa học, Văn hóa, Phúc lợi xã hội, Giao thông, Y tế, Bảo vệ môi trường và Phát triển khu vực, và Nông nghiệp). Thủ tướng do Tổng thống đề cử đứng ra thành lập Chính phủ (còn gọi là nội các), được Quốc hội thông qua.

Nội các hiện nay của Latvia gồm:

  • Thủ tướng: Arturs Krišjānis Kariņš (từ 23/1/2019)
  • Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng: Dr. Artis Pabriks
  • Phó Thủ ướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp: Jānis Bordāns
  • Bộ trưởng Ngoại giao: Edgars Rinkēvičs
  • Bộ trưởng Tài chính: Jānis Reirs
  • Bộ trưởng Kinh tế: Jānis Vitenbergs
  • Bộ trưởng Nội vụ: Marija Golubeva
  • Bộ trưởng Giáo dục và Khoa học: Anita Muižniece
  • Bộ trưởng Văn hóa: Nauris Puntulis
  • Bộ trưởng Phúc lợi Xã hội: Gatis Eglītis
  • Bộ trưởng Giao thông: Tālis Linkaits
  • Bộ trưởng Y tế: Daniels Pavļuts
  • Bộ trưởng Nông nghiệp: Kaspars Gerhards
  • Bộ trưởng Bảo vệ môi trường và Phát triển khu vực: Arturs Toms Pless

Cập nhật nội các của Latvia

Cơ quan tư pháp :

Từ năm 1995, hệ thống tòa án của Latvia được phân làm 3 cấp: tòa án cấp quận (thành phố), tòa án khu vực, và tòa án tối cao (bao gồm Thượng viện với 36 thẩm phán); Tòa án hiến pháp (gồm 7 thẩm phán).

Thẩm phán Tòa án tối cao được bổ nhiệm bởi chánh án và được Quốc hội phê chuẩn, Thẩm phán làm việc đến 70 tuổi, nhưng thời hạn có thể được kéo dài 2 năm.

Thẩm phán Tòa án hiến pháp có 7 người, trong đó 3 được đề cử bởi các đại biểu Quốc hội, 2 bởi các Bộ trưởng nội các, và 2 bởi Tòa án tối cao. Tất cả các thẩm phán được phê chuẩn Quốc hội thông qua bỏ phiếu.

Các đảng phái chính trị

Một số đảng chính trị chính ở Latvia hiện nay gồm:

  • Đảng Hài hòa: thành lập năm 2010, do ông Vjačeslavs Dombrovskis làm chủ tịch, hiện có 23 ghế trong Quốc hội;
  • Đảng Ai là chủ đất nước: thành lập năm 2015, do ông Aldis Gobzems làm chủ tịch, hiện có 16 ghế trong Quốc hội;
  • Đảng Bảo thủ mới: thành lập năm 2014, do ông Jānis Bordāns làm chủ tịch, hiện có 16 ghế trong Quốc hội;
  • Đảng Ủng hộ cho sự phát triển: thành lập năm 2018, do ông Daniels Pavļuts làm chủ tịch, hiện có 13 ghế trong Quốc hội;
  • Đảng Liên minh dân tộc: thành lập năm 2010 do ông Roberts Zīle làm chủ tịch, hiện có 13 ghế trong Quốc hội;
  • Đảng Liên minh xanh và nông dân: thành lập năm 2002, do ông Māris Kučinskis làm chủ tịch, hiện có 11 ghế trong Quốc hội;
  • Đảng Đoàn kết mới: thành lập năm 2010, do ông Krišjānis Kariņš làm chủ tịch, hiện có 8 ghế trong Quốc hội.

Ngoài ra còn một số đảng như Hiệp hội các khu vực Latvia, Liên minh người Nga và Latvia, Tiến bộ, Thay thế...

Chi tiết xem tại: https://sv2018.cvk.lv/pub/ElectionResults

Các mốc lịch sử quan trọng

Thời kỳ tiền sử

Tổ tiên của người Latvia là những bộ lạc Baltic cổ đã sống ở phía đông bờ biển Baltic từ thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên. Từ thời đó, Latvia đã là một nơi giao thương quan trọng để người Viking đi từ bán đảo Scandinavia qua sông Daugava đến nước Nga và Đế quốc Byzantine. Bờ biển Latvia nổi tiếng toàn châu Âu bởi mặt hàng hổ phách quý hiếm của nó.

Vào thế kỉ 10, các bộ lạc Baltic bắt đầu thành lập các vương quốc tại khu vực này. Bốn nền văn hóa phát triển tại khu vực là các vương quốc của người Couronians, Latgallians, Selonians và Semigallians.

Trong đó, vương quốc của người Latgallians là phát triển nhất và có ảnh hưởng sâu rộng về chính trị và xã hội. Người Couronians tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc trong một thời gian dài. Còn người Selonians và Semgallians lại là những nông dân thịnh vượng và ít có những xung đột hay chiến tranh.

Thời kỳ thuộc Đức

Do nằm ở một vị trí chiến lược, Latvia thường xuyên bị xâm chiếm bởi những quốc gia lớn hơn xung quanh. Vào cuối thể kỉ 12, Latvia được nhiều thương nhân Tây Âu ghé thăm do con sông dài nhất nước này, sông Daugava là một cửa ngõ quan trọng để sang nước Nga.

Các nhà buôn và nhà truyền đạo Cơ đốc người Đức cũng nằm trong số này.

Nhưng người Baltic ngoại đạo vẫn chưa sẵn sàng theo tôn giáo mới nên họ đã nổi dậy chống lại. Giáo hoàng ở Roma đã quyết định gửi một đạo quân viễn chinh đến Latvia để gây ảnh hưởng tại vùng đất này. Sự xuất hiện của quân viễn chinh Đức đã chấm dứt sự phát triển của những bộ lạc Baltic tại Latvia.

Người Đức đã thành lập thành phố Riga vào năm 1201, và Riga đã dần dần phát triển thành đô thị rộng lớn và xinh đẹp nhất trên bờ nam biển Baltic. Vào thế kỉ 13, Liên bang Livonia bao gồm Estonia là Latvia đã phát triển mạnh mẽ dưới quyền lực của người Đức. Năm 1282, Riga rồi sau đó là Cēsis, Limbaži, Koknese và Valmiera đã nằm trong Liên minh Hanse.

Từ đó, Riga trở thành một địa điểm giao thương quan trọng giữa đông và tây, trở thành trung tâm thương mại lớn ở phía đông Baltic và có những mối liên hệ văn hóa ngày càng gần gũi với Tây Âu.

Thời kỳ thuộc Ba Lan và Thụy Điển

Cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16, Liên bang Livonia bắt đầu suy tàn và tan rã. Sau cuộc chiến tranh Livonia (1558-1583), phần đất Latvia ngày nay bị đặt dưới sự cai trị của Ba Lan - Litva, trong đó có Riga. Vào thế kỉ 17, lãnh địa Courtland, một phần của Livonia cũ đã đạt được sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng và thành lập hai thuộc địa, một ở hòn đảo cửa sông Gambia (châu Phi) và đảo Tobago ở biển Caribbean.

Sau cuộc chiến tranh Ba Lan - Thụy Điển (1600-1629), Riga lại nằm dưới sự cai trị của Thụy Điển và trở thành thành phố rộng lớn và phát triển nhất trong các thành phố của đất nước này. Trong khi đó, thành phố Vidzeme lại được biết đến với cái tên giỏ bánh mì của Thụy Điển vì nơi này cung cấp phần lớn lượng lúa mì cho Thụy Điển. Phần còn lại của Latvia nằm trong Ba Lan cho đến năm 1793. Đất nước Latvia trong thế kỉ 17 đã được củng cố vững chắc. Với sự hợp nhất của các dân tộc Couronians, Latgallians, Selonians, Semgallians và Livonians, một quốc gia với nền văn hóa thống nhất và ngôn ngữ chung đã được hình thành, với tên gọi Latvia.

Thời kỳ thuộc Nga

Năm 1700, cuộc Đại chiến Bắc Âu nổ ra và Latvia trở thành một bộ phận của Đế chế Nga.

Sa hoàng đã nhanh chóng kiểm soát tất cả những thành phố giàu có của đất nước Latvia.

Giai cấp nông nô chính thức được giải phóng tại Courtland vào năm 1818 và Vidzeme vào năm 1819. Một bộ luật được thông qua vào năm 1849 là tiền đề công nhận sự sở hữu đất đai của nông dân. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ đồng thời với việc dân số cũng tăng lên nhanh. Latvia trở thành một trong những vùng đất phát triển nhất của nước Nga.

Vào thế kỉ 19, Phong trào Vận động Dân tộc Latvia đầu tiên xuất hiện trong tầng lớp trí thức. Phong trào được lãnh đạo bởi nhóm Người Latvia trẻ từ thập niên 1850 đến 1880 với những cuộc vận động ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên sự bần cùng hóa ở nông thôn vẫn tiếp tục diễn ra trong hoàn cảnh các đô thị ngày càng giàu có đã dẫn đến những cuộc vận động cánh tả vào khoảng những năm 1880, lãnh đạo bởi Rainis và Pēteris Stučka, mang màu sắc của chủ nghĩa Mác và dẫn đến sự thành lập Đảng Lao động Xã hội Dân chủ Latvia.

Ngày 18/11/1918, nước Cộng hòa Latvia thức được thành lập. Tháng 6/1940 Liên Xô đưa quân vào Latvia. Nước CHXHCN Latvia được thành lập ngày 21/7/1940 và gia nhập Liên Xô ngày 05/8/1940. Ngày 21/8/1991 Latvia tuyên bố độc lập. Ngày 04/9/1991 Liên Xô công nhận độc lập của Cộng hòa Latvia.

Kinh tế

Tổng quan

Latvia có nền kinh tế mở, xuất khẩu đóng vai trò đáng kể vào GDP, chiếm khoảng 44%. Do vị trí địa lý, các dịch vụ vận chuyển rất phát triển, cùng với gỗ và chế biến gỗ, nông sản và thực phẩm, và sản xuất máy móc và công nghiệp điện tử chiếm phần lớn trong hoạt động kinh tế.

So với các nước thành viên EU khác, Latvia hiện là một thị trường khá nhỏ với dân số gần 2 triệu người và thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình trong khối EU. Latvia theo đuổi thực hiện một nền kinh tế dịch vụ mở định hướng xuất khẩu. Ngành dịch vụ chiếm tới 64,09% GDP, trong khi nông nghiệp là 3,72%, và công nghiệp là 19,21%.

Kinh tế Latvia có tăng trưởng GDP trên 10%/năm trong thời gian 2006-2007, nhưng từ năm 2008 bước vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng, thâm hụt ngân sách, nợ công lớn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chậm lại. Bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của ngân hàng lớn thứ hai, GDP giảm 3,5% trong năm 2008, 14,4% trong năm 2009, và tiếp tục giảm 3,9% trong năm 2010.

Nhờ thực hiện chính sách tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại. Ngoài ra, trong giai đoạn này, IMF, EU và một số nhà tài trợ quốc tế có Thỏa thuận hỗ trợ tài chính để Latvia gia nhập Eurozone. Thỏa thuận này kêu gọi giảm thâm hụt tài chính của Latvia xuống dưới 3% GDP vào năm 2012 để đáp ứng tiêu chuẩn gia nhập Eurozone. Chính phủ ban hành cắt giảm chi tiêu lớn nhằm giảm thâm hụt ngân sách tối đa 8,5% GDP năm 2010. Latvia đã thông qua ngân sách năm 2011 với mức thâm hụt là 5,4% GDP. Đa số các công ty, ngân hàng và bất động sản được tư nhân hóa, mặc dù nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần khá lớn trong một vài doanh nghiệp lớn, bao gồm 80% quyền sở hữu của hãng hàng không quốc gia Latvia.

Nhờ cải cách, từ năm 2011 cho đến nay, GDP của Latvia liên tục tăng trưởng và đạt mức 4,8% trong năm 2018, 2,2% trong năm 2019. Tuy nhiên, GDP năm 2020 của Latvia giảm 3,6% do ảnh hưởng của đại dịch Covid.

Latvia chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 2 năm 1999 và EU vào tháng 5 năm 2004. Latvia cũng đã gia nhập khu vực đồng Euro vào năm 2014 và OECD vào năm 2016.

Thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Latvia trong năm 2020 đạt 32,27 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 15,07 tỷ USD, nhập khẩu 17,2 tỷ USD.

10 mặt hàng xuất khẩu chính của Latvia trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD Nguồn: ITC

HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020 Kim ngạch XK 11.607.295 13.189.947 15.065.000 14.447.102 15.070.762 44 Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than củi 1.968.435 2.156.801 2.681.561 2.500.020 2.482.434 85 Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và sao âm thanh, hình ảnh truyền hình; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của các loại máy trên 1.327.267 1.441.511 1.525.182 1.526.804 1.879.234 84 Lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi; máy công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng của các loại máy trên 728.465 890.279 1.246.266 855.323 955.657 10 Ngũ cốc 446.436 464.583 427.838 580.839 729.406 22 Đồ uống, rượu và giấm 439.449 670.133 741.205 743.489 654.602 87 Xe cộ trừ toa xe lửa hoặc xe điện; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng 634.434 709.465 840.261 783.392 644.601 27 Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm phân tách từ chúng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khoáng chất 668.673 697.871 805.641 655.885 537.779 30 Dược phẩm 445.372 486.062 523.927 546.404 510.314 73 Các sản phẩm sắt và thép 372.528 417.062 477.862 497.315 503.709 94 Đồ nội thất, giường, đệm, rèm... 334.318 395.485 419.351 434.303 472.667

10 mặt hàng nhập khẩu chính của Latvia trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD Nguồn: ITC

HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020 Kim ngạch NK 13.736.507 16.053.149 18.612.966 17.767.575 17.200.864 85 Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và sao âm thanh, hình ảnh truyền hình; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của các loại máy trên 1.592.723 1.755.477 1.902.635 1.878.262 2.184.337 84 Lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi; máy công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng của các loại máy trên 1.318.918 1.638.054 2.153.851 1.690.978 1.696.880 87 Xe cộ trừ toa xe lửa hoặc xe điện; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng 1.267.292 1.380.871 1.591.157 1.487.257 1.175.081 27 Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm phân tách từ chúng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khoáng chất 1.354.616 1.599.172 1.945.140 1.553.662 1.076.962 30 Dược phẩm 623.912 668.187 700.008 713.222 748.537 39 Nhựa và các sản phẩm nhựa 549.740 669.181 735.541 715.838 739.264 22 Đồ uống, rượu và giấm 400.463 600.165 677.723 662.494 690.282 44 Gỗ và các sản phẩm gỗ, than củi 447.133 506.000 685.966 642.810 667.134 72 Sắt và thép 450.155 574.114 783.100 607.716 581.862 73 Các sản phẩm sắt hoặc thép 296.221 368.912 436.027 438.317 430.108

10 thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của Latvia trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD Nguồn: ITC

Nước 2016 2017 2018 2019 2020 Kim ngạch xuất khẩu 11.607.295 13.189.947 15.065.000 14.447.102 15.070.762 Lithuania 2.229.952 2.312.709 2.575.264 2.474.566 2.475.055 Estonia 1.379.899 1.524.528 1.657.951 1.689.466 1.770.287 Nga 878.175 1.188.344 1.339.139 1.323.923 1.278.016 Đức 818.922 949.703 1.030.342 1.045.697 1.091.113 Thụy Điển 688.114 798.943 1.074.820 955.304 868.911 Anh 641.139 675.422 858.318 813.140 856.516 Đan Mạch 531.360 554.721 647.340 619.565 695.281 Ba Lan 584.341 586.221 589.506 522.464 555.399 Hà Lan 326.079 346.892 337.429 390.157 463.569 Phần Lan 226.805 260.474 352.014 357.773 403.685

10 thị trường Latvia nhập khẩu hàng hóa chính trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD Nguồn: ITC

Nước 2016 2017 2018 2019 2020 Kim ngạch nhập khẩu 13.736.507 16.053.149 18.612.966 17.767.575 17.200.864 Lithuania 2.415.596 2.974.602 3.238.236 3.133.364 3.089.087 Đức 1.614.424 1.794.983 1.953.491 1.941.955 1.771.854 Ba Lan 1.454.317 1.441.632 1.643.685 1.673.043 1.749.296 Estonia 1.182.626 1.315.058 1.596.203 1.504.770 1.445.042 Nga 1.095.304 1.239.197 1.557.701 1.209.072 1.064.838 Hà Lan 563.270 635.996 650.495 702.800 731.386 Trung Quốc 444.784 498.131 577.823 570.676 727.187 Phần Lan 610.292 686.619 793.784 751.967 670.971 Ý 426.772 510.009 531.502 585.149 588.806 Thụy Điển 481.513 517.161 576.931 586.069 582.846

Hiện nay, Chính phủ Latvia đã và đang tiếp tục thực hiện các chính sách và giải pháp thúc đẩy ngoại thương, trong đó bao gồm:

  • Cùng với Lithunia và Estonia, trước hết tiếp tục ưu tiên quan hệ thương mại và đầu tư trong nội bộ khu vực thị trường Baltic (Latvia, Litva và Estonia); các thị trường nước láng giềng như Nga, Ba Lan; sau đó đến khu vực thị trường các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy, Iceland; và các quốc gia khác ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và các nước vùng vịnh;
  • Ưu tiên phát triển các lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu, bảo vệ môi trường và tạo ra giá trị gia tăng cao, trong đó bao gồm: công nghiệp chế biến thực phẩm (nhất là các sản phẩm từ thiên nhiên); khai khoáng, khí đốt; chế biến lâm sản, sản phẩm gỗ; chế tạo cơ khí; công nghiệp thiết bị chuyên ngành, quang học, đo lường và kiểm định; công nghệ môi trường - năng lượng mới - tái tạo; du lịch; nghiên cứu và phát triển; giáo dục - đào tạo; dịch vụ khoa học chuyên ngành - kỹ thuật;
  • Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua Quỹ tái cơ cấu của EU và đưa ra thực hiện công cụ trợ giúp xuất khẩu mới là bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.

Đầu tư

Sau khi Latvia gia nhập EU, dòng vốn FDI tăng nhanh và năm 2020 đạt mức cao nhất (16,7 tỷ EUR).

Các yếu tố chính thúc đẩy dòng vốn FDI là cơ hội thị trường mới cho các nhà đầu tư nước ngoài, chính sách tiền tệ ổn định, vị trí địa lý thuận lợi của Latvia giữa EU và các nước CIS và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Latvia đã thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Do đó, nền kinh tế Latvia, sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài và dòng vốn FDI đang tăng trở lại.

Trong lịch sử, phần lớn dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Latvia đến từ các nước láng giềng ở khu vực Biển Baltic và các quốc gia thành viên EU khác. Năm 2020, Thụy Điển là nước đầu tư lớn nhất vào Latvia, chiếm 16,4% tổng FDI của Latvia.

Năm 2020, vốn FDI từ các quốc gia EU chiếm 76% tổng số vốn FDI của Latvia.

Vốn FDI vào Latvia đầu tư nhiều nhất vào ngành dịch vụ, trong đó, dịch vụ tài chính chiếm 24%. Các ngành thu hút FDI khác bao gồm bất động sản (16%), thương mại (15%) và sản xuất (12%).

Nhiều công ty quốc tế đã thành lập hoạt động tại Latvia, bao gồm Coca-Cola, Bucher Scho Muff, Schneider Electric, Tieto, Cytec, JELD-WEN, Circle K, Generex, Cemex Biotechnology, Brabantia.

Quan hệ hợp tác việt nam – latvia

Các chuyến thăm cấp cao

Lãnh đạo cấp cao Latvia thăm Việt Nam

  • Bộ trưởng Ngoại giao Latvia (10/1996);
  • Thủ tướng Latvia tham dự Hội nghị ASEM-5 tại Hà Nội (5/2004);
  • Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkevics (7/2019).

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Latvia

  • Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (11/1995);
  • Phó Chủ tịch nước Phạm Thị Ngọc Thịnh (10/2017).

Các Hiệp định đã ký kết

  • Nghị định thư về việc thiết lập quan hệ ngoại giao (2/1992);
  • Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại (11/1995), chấm dứt đơn phương do Latvia gia nhập EU (5/2004);
  • Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (11/1995);
  • Hiệp định hợp tác văn hoá - khoa học (10/2016);
  • Nghị định thư về tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (10/2016);
  • Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục (7/2019).

Quan hệ ngoại giao

Trong khuôn khổ quan hệ với Liên Xô cũ, Việt Nam và Latvia đã có quan hệ hữu nghị hợp tác tốt. Latvia giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, sinh viên, nhận lao động Việt Nam sang làm việc, có quan hệ kết nghĩa, hợp tác trực tiếp với một số địa phương và cơ sở sản xuất của Việt Nam. (Thủ đô Riga dưới thời Liên Xô cũ đã nhiều năm kết nghĩa với tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng).

Ngày 12/02/1992 tại Mát-xcơ-va, hai Bên đã ký Nghị định thư về việc thiết lập quan hệ ngoại giao. Đại sứ ta tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Latvia. Hiện nay, Đại sứ ta tại Thụy Điển kiêm nhiệm Latvia. Đại sứ Latvia tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam.

Quan hệ kinh tế thương mại

Thương mại

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Latvia năm 2020 đạt 207,8 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Latvia 194,8 triệu USD, và Việt Nam nhập khẩu từ Latvia xấp xỉ 13 triệu USD.

Trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Latvia đạt trung bình 13%/năm, nhưng mới chỉ chiếm khoảng 1% thị phần tại thị trường này.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Latvia trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: USD Nguồn: ITC

HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng kim ngạch XK 121.834 133.756 159.098 183.643 194.795 '85 Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và sao âm thanh, hình ảnh truyền hình; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của các loại máy trên 102.290 111.625 135.623 153.694 156.532 '84 Lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi; máy công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng của các loại máy trên 10.078 9.566 8.964 12.277 17.774 '40 Cao su và các sản phẩm cao su 0 172 2.189 4.701 6.845 '94 Đồ nội thất, giường, đệm, rèm... 796 1.992 1.171 2.965 2.307 '39 Nhựa và các sản phẩm nhựa 1.087 1.907 3.282 1.964 2.176 '09 Cà phê, trà, gia vị... 2.349 1.910 1.656 988 1.384 '16 Các sản phẩm chế biến từ thịt, cá, động vật giáp xác hay động vật thân mềm, hoặc động vật không xương sống sống dưới nước khác 349 979 1.218 1.088 1.268 '08 Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa 798 976 1.412 1.246 1.232 '03 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác 765 603 499 787 1.229 '73 Sản phẩm sắt hoặc thép 227 220 402 558 660

Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu chính từ Latvia trong giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: nghìn USD Nguồn: ITC

HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng kim ngạch NK 4.485 8.426 10.286 10.152 12.989 '44 Gỗ và sản phẩm gỗ, than củi 1.721 1.666 1.805 3.052 7.846 '85 Máy móc, thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và sao âm thanh, hình ảnh truyền hình; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của các loại máy trên 378 1.334 850 1.719 973 '30 Dược phẩm 869 853 890 971 947 '84 Lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi đun sưởi; máy công cụ, trang thiết bị cơ khí; phụ tùng của các loại máy trên 450 847 636 1.254 798 '05 Các sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các chương khác 0 672 578 417 335 '90 Dụng cụ, máy móc quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế, phẫu thuật; phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của chúng 84 301 259 868 306 '94 Đồ nội thất, giường, đệm, rèm... 101 31 624 419 279 '91 Đồng hồ cá nhân hoặc đồng hồ loại khác và phụ tùng của đồng hồ 0 234 251 327 214 '73 Các sản phẩm sắt hoặc thép 8 0 146 44 188 '27 Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm phân tách từ chúng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khoáng chất 114 147 121 176 188

Đầu tư

Tính đến hết tháng 5/2021, Latvia chỉ có 2 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn 0,16 triệu USD xếp hạng thứ 120 trong số 140 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Các qui định thị trường

Chính sách thuế

Thuế nhập khẩu

Là thành viên của EU, Latvia đã thông qua việc thực hiện các chính sách thương mại chung của EU. Thuế nhập khẩu của nước này ngang bằng với các mức thuế của EU và thường thấp hơn so với mức thuế trước đây khi nước này chưa gia nhập EU.

Thuế nhập khẩu áp dụng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Latvia, được tính theo giá CIF và hài hòa với các qui định của GATT. Mức thuế nhập khẩu là khác nhau với từng nhóm sản phẩm và tuỳ theo nước xuất xứ của hàng hóa.

Luật Hải quan Latvia qui định các trường hợp được miễn thuế nhập khẩu. Các nhà đầu tư nước ngoài thường được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập.

Hàng nhập khẩu có giá trị dưới 250 Euro không phải nộp thuế.

Tra cứu thuế nhập khẩu trên trang của EU

Tra cứu thuế nhập khẩu trên trang của Latvia

Thuế VAT

Hàng nhập khẩu vào Latvia phải nộp thuế VAT. Mức thuế VAT được xác định bởi từng nước thành viên EU. Kể từ ngày 01/01/2013, Luật Thuế VAT của Latvia có hiệu lực, qui định mức thuế VAT chung là 21%.

Thuế VAT 12% được áp dụng cho một số hàng hoá nhất định, ví dụ như thuốc, thiết bị y tế, một số thực phẩm cho trẻ sơ sinh, tài liệu học, sách báo, tạp chí, củi đốt, nguồn cung năng lượng nhiệt.

Thuế VAT 5% được áp dụng cho rau quả tươi.

Một số trường hợp được miễn thuế VAT, ví dụ như hàng nhập khẩu để xuất khẩu, hàng trong khu vực kho ngoại quan, khu vực miễn thuế.

Đối với hàng nhập khẩu, VAT được tính trên giá CIF + trị giá thuế nhập khẩu.

Hàng nhập khẩu dưới 22 Euro không phải nộp thuế VAT.

Luật Thuế VAT của Latvia , với một số sửa đổi cập nhập đến ngày 7/1/2021.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngoài thuế nhập khẩu và VAT, một số hàng hoá nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các mặt hàng thuốc lá, lá thuốc lá, chất lỏng sử dụng cho thuốc lá điện tử, đồ uống có cồn, đồ uống không có cồn, các sản phẩm từ dầu mỏ, khí ga tự nhiên...

Tra mức thuế tiêu thụ đặc biệt

Các qui định về nhập khẩu

Thủ tục hải quan

Kể từ khi gia nhập EU năm 2004, chính sách hải quan của Latvia đã được điều chỉnh bởi luật pháp EU. Latvia chỉ qui định một số lĩnh vực cụ thể không thuộc điều chỉnh của EU.

Tất cả hàng hoá khi nhập khẩu vào Latvia đều phải làm các thủ tục hải quan. Các giấy tờ cần có khi làm thủ tục hải quan bao gồm:

Tờ khai giá trị hải quan:

Tờ khai giá trị hải quan phải được xuất trình cho cơ quan hải quan nếu giá trị của hàng hoá nhập khẩu vượt quá 20,000€. Tờ khai giá trị hải quan phải được lập theo mẫu DV1. Tờ khai này phải đi kèm với tài liệu hành chính đơn (SAD). Mục đích chính của yêu cầu này là để xác định giá trị hải quan (giá trị tính thuế).

Giá trị hải quan tương ứng với giá trị của hàng hoá bao gồm tất cả các chi phí phát sinh (ví dụ: giá hàng hoá, cước vận tải, phí bảo hiểm) cho đến điểm đến đầu tiên trong Liên minh châu Âu. Phương pháp thông thường để tính giá trị hải quan là sử dụng giá trị giao dịch.

Trong một số trường hợp giá trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu có thể bị điều chỉnh, trong đó có việc bổ sung hay khấu trừ.

Tài liệu hành chính đơn (SAD):

Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Latvia phải được khai báo với cơ quan hải quan của Latvia bằng cách sử dụng tài liệu hành chính đơn (SAD), được qui định tại Luật Hải quan. Tờ khai phải được lập bằng một trong những ngôn ngữ chính thức của EU, được chấp nhận bởi cơ quan hải quan của Latvia là nơi các thủ tục được thực hiện. SAD có thể được nộp trực tiếp cho Cơ quan Hải quan hoặc nộp qua hệ thống EDI. SAD có thể được nộp bởi nhà nhập khẩu hoặc người được uỷ quyền.

Hoá đơn thương mại:

Hóa đơn thương mại thể hiện những nội dung sau:

  • Tổng giá trị hóa đơn và tiền thanh toán: giá trị tương đương phải được thể hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi ra Euro hoặc hợp pháp khác tại Latvia;
  • Các điều khoản thanh toán (phương thức và thời điểm thanh toán, giảm giá...);
  • Các điều kiện giao hàng theo Incoterm thích hợp;
  • Phương tiện vận tải.

Hoá đơn thương mại phải được chuẩn bị bởi nhà xuất khẩu theo thông lệ kinh doanh tiêu chuẩn và phải được nộp bản gốc cùng với ít nhất một bản sao. Nói chung, không có qui định nào yêu cầu các hóa đơn phải có chữ ký nhưng trong thực tế, cả hai bản gốc và bản sao hoá đơn thương mại thường được ký. Hoá đơn thương mại có thể được chuẩn bị bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, nên có một bản dịch hóa đơn thương mại sang tiếng Anh.

Tài liệu vận chuyển:

Tùy thuộc vào phương tiện vận tải sử dụng, các tài liệu sau đây phải được điền đầy đủ và nộp cho cơ quan hải quan: Vận đơn (B/L), Vận đơn đường bộ (CMR), Vận đơn hàng không (AWB), Vận đơn đường sắt (CIM), ATA Carnet, TIR Carnet.

Phiếu đóng gói (P/L):

Bảng kê hàng hóa thường bao gồm các thông tin:

  • Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các công ty vận tải;
  • Ngày phát hành;
  • Số hóa đơn vận chuyển hàng hóa;
  • Loại bao bì;
  • Mô tả hàng hóa và số lượng các mặt hàng trong mỗi gói hàng;
  • Mã hiệu và số;
  • Trọng lượng tịnh, trọng lượng và đơn vị đo lường của các gói hàng.

Tuỳ từng loại hàng hoá sẽ cần phải có thêm các giấy tờ khác ví dụ chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch động thực vật, giấy phép nhập khẩu.

Chi tiết về các chứng từ nhập khẩu của EU Tải Tài liệu hành chính đơn (SAD)

Cấm và hạn chế nhập khẩu

Latvia có chung qui định với EU về các hàng hoá cấm, hạn chế nhập khẩu. Hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Latvia cũng được áp dụng chung theo qui định của EU.

Ngoài ra, Latvia cũng hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng vì các lý do liên quan đến an ninh và bảo vệ môi trường.

Dưới đây là một số hàng hoá bị hạn chế nhập khẩu vào Latvia:

  • Vũ khí, đạn dược, ngoại trừ súng dùng để săn bắn;
  • Thiết bị quân sự;
  • Vật liệu gây nguy hại;
  • Nguyên liệu sản xuất vũ khí sinh học;
  • Sản phẩm nguyên tử;
  • Quặng uranium;
  • Sản phẩm tác động đến tâm thần;
  • Lông động vật hoang dã có nguồn gốc ở một quốc gia nơi các phương pháp bẫy/săn bắn không đáp ứng các tiêu chuẩn bẫy nhân đạo được quốc tế công nhận;
  • Động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và các sản phẩm của chúng được bảo vệ theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES);
  • Các chất làm suy giảm tầng ozone;
  • Trứng, chim chóc và các loại tương tự;
  • Phôi, động vật, chim chóc;
  • Sản phẩm từ cá voi;
  • Và một số hàng hoá khác.

Giấy phép nhập khẩu

Một số hàng hoá khi nhập khẩu vào Latvia cần phải xin phép. Một số cơ quan có thẩm quyền cấp phép đối với các mặt hàng cụ thể:

Bộ Kinh tế là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các sản phẩm sắt, thép, và nhôm.

Latvijas Republikas Ekonomikas Ministrija (Ministry of Economics of the Republic of Latvia) Brīvības iela 55, 1519 Riga (+371) 6 701 3100 [email protected]

Bộ Nông nghiệp là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và phân bón.

Latvijas Republikas Zemkopības Ministrija (Ministry of Agriculture of the Republic of Latvia) Republikas laukums 2, 1981 Riga (+371) 6 709 5000 [email protected]

Uỷ ban Bảo vệ Thiên nhiên là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

Dabas Aizsardzības Pārvalde (Nature Protection Board) Baznicas iela 7, 2150 Sigulda (+371) 6750 9545 [email protected]

Trung tâm Môi trường, Địa chất, và Khí tượng là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các hoá chất nguy hiểm.

Latvijas Vides, Ģeoloģijas un Meteoroloģijas Centrs - LVĢMC (Latvian Environment, Geology and Meteorology Centre) Maskavas iela 165, 1019 Riga (+371) 67 032 028 / 67 032 600

Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các chất tẩy rửa.

Veselības Ministrija (Ministry of Health) Klijanu iela 7, 1012 Riga (+371) 6 708 1600

Bộ Bảo vệ Môi trường và Phát triển Khu vực là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các chất ô nhiễm hữu cơ.

Vides Aizsardzības un Reģionālās Attīstības Ministrija (Ministry of Environmental Protection and Regional Development ) Peldu iela 25, 215, 1494 Riga (+371) 6702 6514 / 660 167 40

Cơ quan Dịch vụ Môi trường Quốc gia là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nhập khẩu các chất thải.

Valsts Vides Dienests (State Environmental Service) Rūpniecības iela 23, 1045 Riga (+371) 6708 4200

Tạm nhập

Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và VAT nếu được chấp nhận nhập cảnh tạm thời không quá 24 tháng trong khu vực hải quan và sau đó tái xuất.

ATA Carnet thường được sử dụng để nhập khẩu hàng hoá quá cảnh và tạm nhập cho các mục đích cụ thể như thiết bị chuyên ngành, hàng trưng bày tại hội chợ, triển lãm trong vòng 12 tháng.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Latvia là cơ quan cấp ATA Carnet.

Qui định về bao gói và nhãn mác

Qui định về nhãn mác

Các qui định ghi nhãn của Latvia được hài hòa với các qui định của EU. Yêu cầu chính xác phụ thuộc vào loại sản phẩm và mục đích sử dụng. Nhãn và hướng dẫn phải bằng tiếng Latvia và phải chứa tên của sản phẩm, thông tin về nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và trong một số trường hợp nhãn cần có hướng dẫn sử dụng. Yêu cầu chi tiết được qui định trong Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng.

Đối với nhãn thực phẩm, yêu cầu chung như sau:

  • Tên của sản phẩm;
  • Thành phần;
  • Khối lượng tịnh;
  • Hạn sử dụng;
  • Điều kiện bảo quản đặc biệt hoặc điều kiện sử dụng (nếu cần);
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đóng gói hoặc nhập khẩu, bán lẻ châu Âu: trong trường hợp người tiêu dùng châu Âu có thể tìm kiếm thêm thông tin hoặc gửi đơn khiếu nại;
  • Xuất xứ của sản phẩm;
  • Hướng dẫn sử dụng: trong trường hợp không thể sử dụng sản phẩm thực phẩm đúng cách nếu không có hướng dẫn;
  • Chỉ báo nồng độ cồn: đối với đồ uống có chứa hơn 1,2% cồn.

Các danh mục sản phẩm được liệt kê dưới đây phải tuân thủ các yêu cầu ghi nhãn của EU nhằm đảm bảo người tiêu dùng có được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn sáng suốt khi mua hàng.

  • Thuỷ sản;
  • Thực phẩm;
  • Giày dép;
  • Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;
  • Các sản phẩm thịt;
  • Các sản phẩm dệt;
  • Săm lốp;
  • Rượu vang.

Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng của Latvia

Các qui định của EU về bao gõi, nhãn mác

Qui định về bao gói

Các qui định về bao gói của Latvia hài hoá với các qui định của EU yêu cầu về bao gói trong Chỉ thị 94/62/EC và các chỉ thị sửa đổi: ban hành cho tất cả loại bao gói nhập khẩu vào thị trường EU và tất cả chất thải bao bì.

Theo luật định này, những túi lọc trà và các lớp sáp bao bọc phomai, được gọi là “các nguyên liệu tiếp xúc với thức ăn”, được coi là phi nguyên liệu đóng gói, trong khi đó các lớp phim bao bọc xung quanh một hộp CD, giấy hoặc các túi chứa plastic, hoặc các nhãn hàng hóa được dán trực tiếp hoặc đính kèm sản phẩm được coi là bao bì đóng gói.

Các qui định đưa ra một số yêu cầu cần thiết liên quan đến tất cả các bao bì được tiêu thụ trên thị trường EU cũng như yêu cầu ghi nhãn và chứng nhận (chất liệu ghi nhãn).

Trung tâm Đo lường Quốc gia Latvia là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến kích cỡ bao bì.

Latvijas Nacionālais Metroloģijas Centrs (Latvian National Metrology Centre) Kr. Valdemāra iela 157, 1013 Riga (+371) 6737 8165

Bộ Nông nghiệp và Cơ quan Dịch vụ Thực phẩm và Thú y Latvia là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến chất liệu bao bì tiếp xúc với thực phẩm.

Latvijas Republikas Zemkopības Ministrija (Ministry of Agriculture of the Republic of Latvia) Republikas laukums 2, 1981 Riga (+371) 6702 70 10 / 67027418

Chỉ thị 94/62/EC về đóng gói và chất thải bao bì

Qui định về kiểm dịch động thực vật

Kiểm dịch động vật

Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật để được nhập vào Latvia phải trải qua các giai đoạn kiểm tra và kiểm dịch hết sức nghiêm ngặt.

Là thành viên của EU, Latvia tuân thủ các qui định kiểm dịch động vật của EU. Các yêu cầu cơ bản nhất bao gồm:

  • Nước xuất khẩu phải nằm trong danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu danh mục sản phẩm liên quan vào EU;
  • Sản phẩm có nguồn gốc động vật chỉ được nhập khẩu vào EU nếu được sản xuất từ các cơ sở chế biến được nước xuất khẩu phê duyệt;
  • Tất cả động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu;
  • Mọi lô hàng đều phải được kiểm tra tại điểm kiểm tra biên giới của nước thành viên EU và phải được thông báo trên hệ thống TRACES trước ít nhất 24 giờ trước khi hàng đến;
  • Nếu dịch bệnh bùng phát ở một quốc gia ngoài EU gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe động vật hoặc sức khoẻ cộng đồng, EU có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ tạm thời, bao gồm đình chỉ nhập khẩu từ toàn bộ hoặc một phần quốc gia liên quan hoặc đưa ra yêu cầu đặc biệt đối với các sản phẩm từ quốc gia đó.

Danh sách các động vật và sản phẩm có nguồn gốc từ động vật chịu sự kiểm soát khi nhập khẩu vào EU, được qui định tại chỉ thị 91/496/EEC and 97/78/EC.

Việc kiểm soát nhập khẩu vào Latvia được tiến hành tại 14 trạm kiểm soát biên giới ở biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu và tại 7 kho hải quan đã được Cơ quan Dịch vụ Thực phẩm và Thú Y của Latvia công nhận.

Cục Kiểm soát Biên giới sẽ thực hiện kiểm tra các tài liệu và nhận dạng hàng hoá đối với 100% lô hàng là động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật khi nhập khẩu vào Latvia và kiểm tra thực tế khoảng 20-50% lô hàng. Với việc kiểm tra thực tế, các mẫu sản phẩm được thu thập và gửi đi xét nghiệm tại các phòng thí nghiệm được công nhận.

Nếu hàng hóa không phù hợp với các yêu cầu của Latvia và EU, hàng hoá sẽ phải tái xuất hoặc bị tiêu huỷ.

Cơ quan Dịch vụ Thực phẩm và Thú Y thuộc Bộ Nông nghiệp có thẩm quyền về kiểm dịch động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật của Latvia.

Pārtikas un Veterinārais Dienests (Food and Veterinary Service) Peldu iela 30, 1050 Riga (+371) 6709 5230

Danh sách động vật và các sản phẩm có nguồn gốc động vật bị kiểm soát tại biên giới

Qui định về kiểm dịch của EU

Hệ thống Kiểm soát Thương mại và Chuyên gia EU (TRACES)

Kiểm dịch thực vật

Thực vật và các sản phẩm thực vật (bao gồm cây, cây cảnh, hoa, hạt giống, trái cây, rau quả và các sản phẩm gỗ) muốn nhập khẩu vào Latvia phải đảm bảo các qui định của EU về kiểm dịch thực vật. EU đã đặt ra các yêu cầu kiểm dịch thực vật để ngăn chặn các sinh vật gây hại cho thực vật và các sản phẩm thực vật của EU.

Các yêu cầu chung:

  • Hàng hoá phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
  • Hàng hoá phải được làm các thủ tục hải quan và kiểm dịch tại cửa khẩu đến đầu tiên của EU;
  • Hàng hoá phải được thông báo trên hệ thống TRACES ít nhất 24 giờ trước khi hàng đến;
  • Hàng hoá phải được nhập khẩu bởi một nhà nhập khẩu đã đăng ký chính thức tại một nước thành viên EU;
  • Hàng hoá phải được thông báo trước cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu đến đầu tiên của EU.

Cơ quan Dịch vụ Bảo vệ Thực Vật Quốc gia là cơ quan có thẩm quyền liên quan đến kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu vào Latvia.

Valsts Augu Aizsardzības Dienests (State Plant Protection Service) Lielvardes iela 36/38, 1006 Riga (+371) 6702 7098 / 6702 7406

An toàn thực phẩm

Vì thực phẩm là vấn đề rất quan trọng ở châu Âu nên được chi phối bởi nhiều qui định nhằm bảo vệ, ở mức độ cao, sinh mạng và sức khỏe con người, và đúng mức đối với sự an toàn và sức khỏe động vật, thực vật và môi trường. Cách tiếp cận tổng hợp “từ trang trại đến bàn-ăn” được xem là nguyên tắc chung cho chính sách an toàn thực phẩm của EU.

Cơ quan Dịch vụ Thực phẩm và Thú y thực hiện kiểm soát việc tuân thủ an toàn, chất lượng, phân loại và các yêu cầu cụ thể khác đối với các nhóm sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm bị kiểm soát, bao gồm:

  • Phụ gia thực phẩm;
  • Hương liệu thực phẩm;
  • Vật liệu và vật phẩm tiếp xúc với thực phẩm;
  • Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Thực phẩm chế biến từ ngũ cốc và thức ăn trẻ em;
  • Thực phẩm cho các mục đích y tế đặc biệt;
  • Thực phẩm ăn kiêng thay thế toàn bộ để kiểm soát cân nặng;
  • Đường và muối;
  • Chiếu xạ thực phẩm;
  • Đồ uống có cồn và không cồn;
  • Nước uống và nước khoáng;
  • Thực phẩm chức năng;
  • Thực phẩm ăn kiêng;
  • Thực phẩm mới;
  • Thực phẩm biến đổi gen;
  • Thực phẩm hữu cơ.

Ngoài những qui định chung của EU, Latvia còn đặt ra một số tiêu chuẩn bổ sung.

Về thủy hải sản: Latvia không nhập những sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do chất phụ gia không được phép sử dụng. Đối với sản phẩm thủy hải sản đã qua chế biến, đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và cách sử dụng, mã số và mã vạch. Người tiêu dùng tẩy chay các loại thủy hải sản nhập khẩu có chứa chất khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Parahaemoliticus, nhiễm V.Cholerae.

Các thực phẩm ướp lạnh cần phải chú ý đến một số qui định phi luật định như: Nguyên vật liệu được sử dụng sản xuất thực phẩm ăn nhanh đông lạnh phải có chất lượng, tốt nhất nên có giấy chứng nhận về độ tươi của nguyên liệu, về qui trình sản xuất, thời gian chuẩn bị và ướp lạnh sản phẩm phải được tiến hành nhanh chóng với những thiết bị thích hợp, nhằm mục đích ngăn chặn quá trình biến đổi sinh hóa,vi trùng ở mức thấp nhất, nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm ướp lạnh nhanh phải luôn ổn định trong mọi thời điểm ở mức -18oC hoặc thấp hơn. Trong quá trình vận chuyển, nhiệt độ có thể dao động nhưng không được vượt quá 3oC.

Cơ quan Dịch vụ Thực phẩm và Thú Y thuộc Bộ Nông nghiệp có thẩm quyền về kiểm soát an toàn thực phẩm của Latvia.

(Food and Veterinary Service) Peldu iela 30, 1050 Riga (+371) 6709 5230

Qui định về an toàn thực phẩm của EU

Qui định về tiêu chuẩn sản phẩm

An toàn sản phẩm

Nhà sản xuất và phân phối sản phẩm cho thị trường EU, trong đó có Latvia phải đảm bảo:

  • Cung cấp sản phẩm tuân thủ các yêu cầu an toàn chung;
  • Thông báo cho người tiêu dùng về những rủi ro mà sản phẩm có thể gây ra và bất kỳ biện pháp phòng ngừa cần thực hiện;
  • Thông báo cho các cơ quan quốc gia có liên quan nếu phát hiện ra một sản phẩm nguy hiểm và hợp tác với các cơ quan chức năng để bảo vệ người tiêu dùng.

Các quốc gia thành viên EU thực hiện giám sát thị trường và thực thi các qui tắc an toàn sản phẩm. EU có cơ chế cảnh báo nhanh RAPEX - giúp trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các nước EU và Ủy ban châu Âu về các sản phẩm nguy hiểm.

Ngoài các qui tắc an toàn sản phẩm chung, EU còn có các qui tắc cụ thể áp dụng cho một số loại sản phẩm nhất định như hoá chất, dược phẩm và mỹ phẩm, máy móc, thiết bị, đồ chơi…

Các qui tắc chung của EU về an toàn sản phẩm

Các qui định đối với tiêu chuẩn sản phẩm hoá chất của EU

Các qui định đối với tiêu chuẩn dược phẩm và mỹ phẩm của EU

Các qui định đối với tiêu chuẩn máy móc, thiết bị và một số sản phẩm khác của EU

Tiêu chuẩn kỹ thuật

EU khuyến khích các nước thành viên áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật hài hòa. Các tiêu chuẩn hài hòa được soạn thảo bởi ba cơ quan tiêu chuẩn hóa độc lập:

  • Ủy ban Tiêu chuẩn châu Âu (CEN)
  • Ủy ban Tiêu chuẩn điện tử châu Âu (CENELEC)
  • Viện Tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI)

Đánh giá sự phù hợp là một bước bắt buộc đối với nhà sản xuất trong quá trình tuân thủ luật pháp cụ thể của EU. Mục đích của đánh giá sự phù hợp là để đảm bảo tính nhất quán của việc tuân thủ trong tất cả các giai đoạn, từ thiết kế đến sản xuất, để tạo điều kiện cho việc các sản phẩm cuối cùng được chấp nhận ở các nước EU.

Cơ quan Tiêu chuẩn Latvia là đại diện của Latvia tham gia vào các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế mà Latvia là thành viên như CEN, CENELEC, ISO, IEC.

Có một số cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các sản phẩm kỹ thuật như sản phẩm công nghiệp, thiết bị y tế, thiết bị đầu cuối vô tuyến và viễn thông, phương tiện, v.v. trên thị trường Latvia đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn.

Latvian Standard (Cơ quan Tiêu chuẩn Latvia - LVS)

Dán nhãn CE

Một số sản phẩm khi tiêu thụ tại thị trường Latvia cũng như thị trường Châu Âu yêu cầu phải được dán nhãn CE.

CE được viết tắt từ cụm từ “Conformité Européenne” có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. CE viết tắt của Conformité Européenne, có nghĩa là tiêu chuẩn châu Âu. CE Marking là tên chính thức của CE.

Một sản phẩm nếu gắn nhãn CE đồng nghĩa với việc nó có thể lưu thông tự do trong thị trường châu Âu, được pháp luật của Liên minh châu Âu công nhận.

Khi một sản phẩm có dấu CE có nghĩa là sản phẩm đó đáp ứng được các yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, và bảo vệ môi trường của EU.

Chứng nhận CE cũng được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU.

25 nhóm sản phẩm yêu cầu phải dán nhãn CE theo Chỉ thị cách tiếp cận mới:

  • Thiết bị y tế cấy ghép hoạt động;
  • Thiết bị đốt nhiên liệu khí;
  • Các sản phẩm dùng để lắp đặt cáp treo được thiết kế để chở người;
  • Các sản phẩm xây dựng;
  • Các sản phẩm liên quan đến năng lượng;
  • Các thiết bị, hệ thống điện, điện từ tương thích;
  • Thiết bị và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong môi trường có khả năng gây nổ;
  • Chất nổ dùng trong dân dụng;
  • Nồi hơi nước nóng;
  • Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro;
  • Thang máy;
  • Các thiết bị điện hạ thế;
  • Máy móc;
  • Dụng cụ đo lường;
  • Các thiết bị y tế;
  • Các sản phẩm phát thải tiếng ồn trong môi trường;
  • Các dụng cụ cân không tự động;
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân;
  • Thiết bị áp suất;
  • Pháo hoa;
  • Thiết bị đầu cuối đài phát thanh và viễn thông;
  • Các sản phẩm giải trí;
  • Hạn chế các chất độc hại trong các thiết bị điện và điện tử;
  • Đồ chơi;
  • Bình áp lực đơn giản.

Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được EU qui định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau qui định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau. Một số qui định chung như sau:

  • Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên;
  • Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm;
  • Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

Quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ ở Latvia được giám sát bởi Văn phòng Bằng Sáng chế theo một số Luật Sở hữu Trí tuệ khác nhau, cũng như các thỏa thuận và chỉ thị quốc tế.

Các Luật liên quan đến sở hữu trí tuệ của Latvia công nhận 4 loại tài sản trí tuệ:

  • Bản quyền
  • Bằng sáng chế
  • Nhãn hiệu thương mại
  • Kiểu dáng công nghiệp

Mỗi loại này được qui định bởi luật riêng, cụ thể là:

  • Luật Bản quyền;
  • Luật Bằng sáng chế;
  • Luật Nhãn hiệu thương mại và chỉ dẫn địa lý;
  • Luật Thiết kế Công nghiệp.

Ngoài ra, có những luật liên quan gián tiếp, ví dụ Luật Hoạt động khoa học thiết lập quyền sở hữu đối với các khám phá khoa học.

Bản quyền

Bản quyền là hình thức cơ bản nhất của sở hữu trí tuệ. Ở Latvia, không cần phải đăng ký bản quyền. Bản quyền có giá trị cho đến khi tác giả qua đời và 70 năm sau khi ông qua đời. Để đánh dấu một tác phẩm là có bản quyền, tác giả hoặc người kế nhiệm của họ trong tiêu đề có thể đặt một dấu hiệu đặc biệt về nó:

  • Biểu tượng bản quyền (chữ in hoa 'C' trong một vòng tròn);
  • Tên tác giả;
  • Năm xuất bản đầu tiên của tác phẩm.

Theo luật pháp Latvia, bản quyền đối với tác phẩm của một người sẽ tự động được cấp trong một số trường hợp. Cần lưu ý rằng, bản quyền không được cấp nếu một tác phẩm được sản xuất theo hợp đồng có nêu các điều kiện khác về bản quyền. Ví dụ, nếu một tác giả đã ký hợp đồng sản xuất một tác phẩm và hợp đồng đó qui định rằng bản quyền đối với tác phẩm thuộc về bên thứ ba, thì bên thứ ba sẽ tự động giành bản quyền cho tác phẩm sau khi hoàn thành. Hoặc nếu các hoạt động khoa học được nhà nước tài trợ thì kết quả cũng thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Luật Bản quyền

Bằng sáng chế

Bằng sáng chế là loại quyền nhằm bảo vệ các phát minh kỹ thuật như phương pháp xử lý, máy móc, vật liệu nhân tạo, v.v Bằng sáng chế lần đầu được cấp trong khoảng thời gian 20 năm, sau đó có thể được gia hạn cho thời gian không quá 5 năm. Ở Latvia, chủ sở hữu bằng sáng chế có thể cấm người khác sản xuất, sử dụng, bán công nghệ.

Để đăng ký bằng sáng chế, nhà phát minh phải nộp những tài liệu sau cho Văn phòng Bằng sáng chế Latvia:

  • Đơn xin cấp bằng sáng chế;
  • Mô tả sáng chế;
  • Một hoặc nhiều bài thuyết trình về sáng chế;
  • Các ứng dụng, như số liệu và biểu đồ, cho phần mô tả và bản trình bày;
  • Tóm tắt rằng không quá 150 từ, mô tả:
  • Lĩnh vực khoa học của sáng chế;
  • Mô tả ngắn về vấn đề và giải pháp;
  • Loại chính của sáng chế.

Luật Bằng sáng chế

Nhãn hiệu thương mại

Nhãn hiệu là một dấu hiệu hoặc một tham số cho phép phân biệt các sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau, ngay cả khi các sản phẩm không thể phân biệt được. Theo Luật của Latvia, nhãn hiệu thương mại được cấp trong khoảng thời gian 10 năm, sau đó có thể được gia hạn thêm mười năm nữa.

Luật Nhãn hiệu Thương mại và Chỉ dẫn địa lý

Kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp, theo định nghĩa của Luật Thiết kế công nghiệp, là mô hình của máy móc, các bộ phận của nó hoặc bất kỳ sản phẩm thủ công nào khác, đặc biệt mô tả hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu và/hoặc vật liệu của vật thể đó. Mục đích của Luật là ngăn chặn việc sử dụng thiết kế tương tự hoặc quá giống thiết kế của người khác.

Quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp được cấp, nếu một kiểu dáng công nghiệp được đệ trình là mới và có những đặc điểm độc đáo. Trong trường hợp này, 'mới' có nghĩa là không có một thiết kế giống hệt đã được đăng ký trước đó. Thuật ngữ 'đặc điểm độc đáo' có nghĩa là có thể chứng minh thiết kế này đặc biệt khác với bất kỳ thiết kế nào được biết đến trước đó.

Một ứng dụng thiết kế công nghiệp phải bao gồm một bộ ảnh hoặc hình minh họa, làm nổi bật các đặc điểm chính để phân biệt với các kiểu dáng công nghiệp khác.

Luật Thiết kế

Thành lập doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại Latvia có thể lựa chọn thành lập một số loại hình công ty. Bộ Luật Thương mại Latvia rất linh hoạt, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký cùng loại công ty như các công ty địa phương mà không cần bất kỳ yêu cầu bổ sung nào. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi đặc biệt cho các công ty mở tại Latvia.

Các loại hình công ty tại Latvia:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (SIA),
  • Công ty cổ phần (AS),
  • Hợp tác kinh doanh.

Các công ty nước ngoài có thể thành lập văn phòng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Các doanh nhân nước ngoài cũng có thể đăng ký làm chủ sở hữu duy nhất ở Latvia.

Thời gian cần thiết để thành lập một doanh nghiệp ở Latvia không quá một tuần nếu tất cả các tài liệu cần thiết được gửi đúng hạn.

Các công ty thành lập ở Latvia đều bị đánh thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Latvia là 15% nhưng các cơ sở thường trú đã hoạt động được hơn 12 tháng có thể được hưởng lợi từ chế độ thuế đơn giản 20% doanh thu. Các công ty phải trả các loại thuế khác như thuế biên chế, thuế bất động sản, thuế tem và an sinh xã hội.

Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của việt nam sang thị trường latvia

Đánh giá chung

Nhìn chung kim ngạch giữa hai nước còn rất nhỏ. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất sang Latvia: Hải sản, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo, sản phẩm mây tre đan, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép các loại.

Việt Nam chủ yếu nhập các sản phẩm: Cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, bông, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, máy móc, thiết bị, dược phẩm. Latvia là thị trường tiềm năng về thủy sản. Latvia chủ yếu nhập khẩu cá và các sản phẩm cá đóng hộp từ 40 quốc gia trên thế giới để cung cấp số lượng nguyên liệu cần thiết cho ngành chế biến thủy sản. Các nhà cung cấp hàng đầu về các cho Latvia hiện tại vẫn là Lithuania, Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan, Estonia và Ma-rốc.

Mặc dù Latvia có tiềm năng lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại xuất khẩu sang thị trường này do gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường cũng như thiếu thông tin về quy định và thủ tục xuất nhập khẩu, về các vấn đề pháp lý, ưu đãi thuế quan, sở hữu trí tuệ.

Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ giúp phát triển hơn nữa các cơ hội kinh doanh giữa Latvia và Việt Nam bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và giải quyết các rào cản thương mại mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Các quy tắc và thực tiễn minh bạch cung cấp sự ổn định và dễ dự đoán cho các doanh nghiệp và cho phép họ thực hiện các kế hoạch dài hạn. Hiệp định này cũng dỡ bỏ gần như tất cả thuế quan giữa EU và Việt Nam, trong đó có Lativa.

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.

Một số cam kết trong các ngành quan trọng của Việt Nam:

Dệt may:

Trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Cam kết này của EU được đưa ra phù hợp với khả năng đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ “2 công đoạn” (từ vải trở đi) của ngành dệt may Việt Nam (tức là để được hưởng thuế quan ưu đãi theo Hiệp định EVFTA thì hàng dệt may của Việt Nam phải được làm từ vải có xuất xứ Việt Nam). Ngoài ra, EU cũng chấp nhận linh hoạt với quy tắc này như cộng gộp xuất xứ từ Hàn Quốc hay những nước mà cả ta và EU có FTA (như Nhật Bản và một số nước ASEAN).

Giày dép:

EU cam kết giảm thuế xuống 0% đối với 42,1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 3 năm và 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thì tỷ lệ này sẽ lần lượt là 73,2% và 100%.

Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên):

EU sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 3 năm, 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với cá ngừ đóng hộp, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 11.500 tấn.

Gạo:

EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (giúp Việt Nam có thể xuất khẩu tới 100.000 tấn tấm vào EU hàng năm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định.

Đường:

EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%.

Mật ong:

EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Các sản phẩm củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh:

Về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Các sản phẩm khác thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan:

EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 25.000 tấn tinh bột sắn (trên tổng nhập khẩu của EU là 33.000 tấn), 5.000 tấn ngô ngọt (riêng ngô bao tử sẽ không bị hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất 0% trong vòng 7 năm), 400 tấn tỏi, và 350 tấn nấm.

Thuế suất trong hạn ngạch của tất cả các mặt hàng thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan của EU là 0%.

Latvia là thành viên của EU, do vậy, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng hóa của Việt Nam sẽ có cơ hội và sức cạnh tranh cao hơn ở thị trường EU nói chung và Latvia nói riêng.

Tiềm năng xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Latvia

Đây là các mặt hàng, có thể kim ngạch và thị phần không cao nhưng là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng những năm gần đây cao nên có khả năng thúc đẩy.