Móng tay bị thâm đen là bệnh gì năm 2024

Tôi bị va đập ngón tay, sau 1 ngày thì hết đau, nhưng xuất hiện một mảng màu đen dưới móng tay (phía gốc móng tay). Hiện tại, sau 2 tuần tôi không cảm thấy đau hay vấn đề gì, nhưng tôi khá lo lắng vì vết thâm đen không thấy có biến chuyển gì. Xin bác sĩ tư vấn làm thế nào để loại bỏ vết thâm đen ở móng tay? Cảm ơn bác sĩ!

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Tiến Đạt - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Tim mạch - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Làm thế nào để loại bỏ vết thâm đen ở móng tay?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Khi bạn bị va đập ngón tay, sau 1 ngày hết đau nhưng xuất hiện một mảng màu đen dưới móng tay. Đây là do hiện tượng tụ máu dưới móng khi tổ chức phần mềm dưới móng bị chấn thương.

Nếu diện tích tụ máu dưới móng nhỏ (vài mm) lại không đau, móng còn chắc thì không sao cả, móng mới sẽ mọc lên, băng qua và sau này sẽ dần mất đi. Nếu diện tụ máu lớn, đặc biệt là sờ vào móng lỏng lẻo, không chắc thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để rạch lấy khối máu tụ ra. Lưu ý, không nên tự xử trí tại nhà hoặc các cơ sở y tế không chuyên khoa vì rất dễ nhiễm trùng.

Trường hợp của bạn chưa nói rõ kích thước khối máu tụ là bao nhiêu và sau 2 tuần chưa thấy thay đổi gì, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn xử trí.

Nếu bạn còn thắc mắc về làm thế nào để loại bỏ vết thâm đen ở móng tay, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Các chuyên gia của chuyên trang sức khỏe Healthline cho biết, móng tay bầm tím là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến móng tay có màu bầm tím là do thiếu máu - tình trạng khá phổ biến khi lượng hồng cầu hoặc hemoglobin trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, khiến cho việc vận chuyển ôxy đến các mô bị hạn chế.

Ngoài ra, móng tay bầm tím có thể là hội chứng Raynaud - một tình trạng suy giảm lưu lượng máu đến các bộ phận ngoại vi như ngón tay, ngón chân, tai và mũi. Hội chứng này khiến cho các bộ phận trên trở nên lạnh và tím lại.

Móng tay bầm tím cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến tim mạch, bao gồm bệnh tim bẩm sinh, suy tim, hoặc bệnh mạch vành. Các vấn đề tim mạch có thể là dấu hiệu không đủ máu lưu thông đến các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả móng tay.

Bên cạnh đó, tình trạng viêm các mạch máu nhỏ rất dẫn đến việc giảm lưu lượng máu đến các mô, trong đó có móng tay, khiến chúng trở nên bầm tím. Nếu xảy ra tình trạng trên, cần thăm khám và tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

TPO - Cơ thể khỏe mạnh, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay màu trắng, bề mặt mịn màng. Tuy nhiên, khi thấy móng tay có những biểu hiện bất thường, hãy đi khám ngay bởi cơ thể bạn đang 'kêu cứu'.

Móng tay có sọc đen dọc

Nếu như bạn thường xuyên kiểm tra tình trạng nốt ruồi xuất hiện trên da vì lo ngại về ung thư da thì cũng nên dành sự chú ý đến sự thay đổi màu sắc của móng. Ung thư hắc tố, dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da cũng có thể biểu hiện qua sự thay đổi màu móng. Nếu trên móng tay bạn đột ngột xuất hiện vạch đen dài bất thường trên bất kỳ ngón tay nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Móng tay có sọc trắng ngang

Những đường sọc ngang trên móng tay có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm hoặc protein. Giai đoạn phát triển móng tay khi ấy sẽ bị gián đoạn do không có đủ lượng chất dinh dưỡng hay máu cần thiết để nuôi móng. Ngoài ra, sọc ngang xuất hiện trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.

Móng tay giòn, dễ gãy

Đây có thể hậu quả của việc tiếp xúc quá nhiều với các chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay. Ngoài ra nó cũng là đấu hiệu cho thấy sự lão hóa đang diễn ra trong cơ thể.

Đôi khi, móng tay giòn, dễ gẫy cũng là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y Planus, bệnh vảy nến hay vấn đề về tuyến giáp.

Nghiêm trọng hơn, móng tay giòn gãy là có thể dấu hiệu của bệnh viêm khớp phản ứng.

Móng tay bị thâm đen là bệnh gì năm 2024

Những đường sọc ngang trên móng tay có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm hoặc protein. Giai đoạn phát triển móng tay khi ấy sẽ bị gián đoạn do không có đủ lượng chất dinh dưỡng hay máu cần thiết để nuôi móng. Ngoài ra, sọc ngang xuất hiện trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.

Vết đen trên đầu móng tay

Nếu thấy vết đen trê đầu móng tay, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang già đi nhanh chóng.

Theo thông tin từ phòng khám Mayo Clinic ở Mỹ, đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan, suy tim sung huyết hoặc bệnh tiểu đường.

Móng tay dạng lõm

Dạng móng tay này trông khá kỳ quặc nên bạn có thể nhận thấy ngay. Hình dạng này của móng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu máu và thiếu sắt. Trong trường hợp này, móng sẽ mỏng dẹt đến nỗi lõm xuống thay vì phải hơi nhô cao.

Móng tay có hình bán nguyệt lớn

Thông thường, mọi người chúng ta đều có hình bán nguyệt trên móng tay, mặc dù không phải móng của ngón tay nào cũng có. Nhiều người có thể chỉ thấy hình bán nguyệt trên móng của ngón tay cái.

Thoạt nhìn hình bán nguyệt này như là một bộ phận của móng tay, trên thực tế thì chúng thuộc phần da ngay dưới móng tay. Một hình bán nguyệt bình thường, khỏe mạnh sẽ có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà, và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu bạn nhận thấy hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn bình thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gan.

Móng tay bị thâm đen là bệnh gì năm 2024

Nếu bạn nhận thấy hình bán nguyệt có kích thước lớn hơn bình thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gan. Ảnh minh họa: Internet

Móng tay đổi màu

Móng tay màu vàng: Cảnh báo tình trạng sử dụng lâu dài sơn móng tay hoặc bạn đang bị bệnh nấm móng, bệnh vẩy nến. Ngoài ra nó cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm gan, nhiễm trùng phổi hoặc cơ thể đang gặp vấn đề với tuyến giáp.

Móng tay màu xanh - đen: Cho thấy sự nhiễm vi khuẩn thường xảy ra dưới móng.

Móng tay hơi xanh hoặc tím: Có thể cơ thể bạn đang thiếu oxy.

Móng tay màu xám: Đây có thể là phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc.

Móng tay nâu: Bạn có thể đang bị suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh về tuyến giáp. Móng tay có một nửa trắng ở phía dưới và nửa nâu ở trên có thể là một dấu hiệu của suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện sau khi hóa trị.

Móng tay màu trắng: Đây là dấu hiệu của sự lão hóa hoặc bệnh nấm móng hoặc thiếu sắt. Đó cũng có thể là lời cảnh báo một số bệnh như xơ gan, thận hoặc suy tim, đái tháo đường, cường giáp, suy dinh dưỡng...