Tai nghe kém phải làm sao

Lãng tai, nghe kém – bệnh không chỉ của người già

Dấu hiệu lãng tai, nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến nặng dần theo thời gian; có khi nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục; có lúc chỉ bị nghe kém tạm thời, nhưng cũng có thể bị nghe kém lâu dài; nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nặng mà chúng ta gọi là điếc.

Tai nghe kém phải làm sao

Lãng tai, nghe kém - căn bệnh không chỉ ở người cao tuổi (ảnh minh hoạ)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Nghe kém có thể do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn như: Tiếng xe cộ, máy móc chạy cả ngày; nghe nhạc với âm lượng lớn; đeo tai nghe nhiều giờ,… sẽ khiến cho cơ quan thính giác bị tổn thương và làm thính lực bị suy giảm.

Ngoài ra, nếu bất ngờ bạn nghe phải một âm thanh quá lớn như một vụ nổ, tiếng sét đánh… cũng có thể gây ra tình trạng nghe kém đột ngột.

Nghe kém còn có thể do ráy tai tích tụ quá nhiều, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, các khối u ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; dùng các loại thuốc có độc tính với tai như kháng sinh gentamycin, streptomycin, hóa chất chữa trị ung thư…

Thông thường, ở độ tuổi càng cao, các cơ quan thính giác sẽ bị lão hóa gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề đáng báo động là tỷ lệ mắc chứng lãng tai, nghe kém ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ: Có khoảng 15 – 20% người lớn nghe kém ở các mức độ khác nhau. Đáng chú ý là gần 50% số người bị lãng tai, nghe kém đều ở độ tuổi dưới 50. Nghe kém tăng dần theo tuổi: Cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì lại có 1 người bị nghe kém; tỷ lệ này tăng lên thành 1/8 người trong độ tuổi 50; 1/3 trong độ tuổi 65 và 1/2 người trong độ tuổi trên 75.

>>> Xem thêm: Những thông tin về lãng tai, nghe kém TẠI ĐÂY.

Nhận biết dấu hiệu lãng tai, nghe kém

Trong hầu hết các trường hợp, lãng tai, nghe kém phát triển một cách từ từ, vì vậy những triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc phải chứng nghe kém như sau: Cảm giác như bị bít lỗ tai, khó nghe rõ người khác nói gì, đặc biệt trong trường hợp ở nơi ồn ào hoặc có nhiều người cùng nói chuyện; cảm thấy có tiếng o o như tiếng ve hoặc ù tai; đôi khi có cảm giác đau, ngứa, chảy mủ trong tai,...

Tai nghe kém phải làm sao

Không nghe rõ, tai o o, ù tai,... là những biểu hiện của lãng tai, nghe kém (ảnh minh hoạ)

Nếu gặp phải dấu hiệu trên, bạn cần có hướng xử lý càng sớm càng tốt. Xử lý sớm sẽ giúp ngăn chặn được những ảnh hưởng xấu tới tâm lý, sức khỏe mà tình trạng này có thể mang lại.

Lãng tai, nghe kém ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

Thực tế, nghe kém là giai đoạn đầu của điếc, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến giảm thính lực mạn tính hoặc tệ hơn là điếc vĩnh viễn. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, những người nghe kém có thể gặp phải tình trạng trầm cảm, bất ổn về tâm lý, cảm thấy chán nản, luôn tự ti, nhận thấy bản thân vô dụng. Gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, cảm thấy tự ti giao tiếp do đó sẽ luôn khép mình, thu hẹp phạm vi quan hệ xã hội, đánh mất cơ hội phát triển của bản thân. Luôn cảm thấy lo lắng, bất an, không tin tưởng chính mình, sợ người khác tức giận do mình nghe kém,...

Tai nghe kém phải làm sao

Lãng tai, nghe kém có thể gây ra trầm cảm cho người mắc (ảnh minh hoạ)

>>> Xem thêm: Giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng lãng tai, nghe kém TẠI ĐÂY.

Cải thiện chứng lãng tai, nghe kém nhờ thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, tuy các phương pháp xử lý hiện đại có tác dụng nhiều mặt tới tình trạng lãng tai, nghe kém như chống viêm, giảm đau,... nhưng hầu hết không có thuốc nào tác động lên gốc rễ sâu xa gây ra bệnh, đó là tạng thận. Theo y học cổ truyền, thận khai khiếu ra tai, chức năng, sức khỏe của thận ảnh hưởng trực tiếp tới thính lực. Do đó, nhiều người tìm đến các sản phẩm thiên nhiên chứa những thành phần có tác động trực tiếp vào tạng thận. Từ đó giúp hỗ trợ đẩy lùi chứng lãng tai, nghe kém từ bên trong, tiêu biểu hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

Sản phẩm Kim Thính được cấu thành từ các vị thuốc giúp bổ thận như: Câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, thục địa, đan sâm có tác dụng bồi bổ chức năng tạng thận. Do vậy sẽ làm tăng cường thính lực theo thuyết của y học cổ truyền liên quan giữa lục phủ, ngũ tạng.

Ngoài tác động vào tạng thận, Kim Thính còn chứa các thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm sưng như: Cối xay, vảy ốc, câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, L carnitine. Các thảo dược này còn giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu lên tai, tăng cường dưỡng chất cho thần kinh thính giác, từ đó giúp cải thiện tình trạng lãng tai, nghe kém hiệu quả theo y học hiện đại.

Do vậy, Kim Thính là một sản phẩm toàn diện, vừa giúp đẩy lùi các triệu chứng, tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết tương tự như phác đồ y học hiện đại, vừa tác động được cả vào tạng thận theo phác đồ của y học cổ truyền.

Tai nghe kém phải làm sao

Kim Thính giúp cải thiện chứng lãng tai, nghe kém hiệu quả

Kim Thính phù hợp với các đối tượng có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễng ngãng, điếc tai; người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục (nghe nhạc, nghe đài, nghe tivi, công trường, xưởng sản xuất); các đối tượng dễ bị suy giảm thính lực khác như: Người mắc các bệnh về tai khác hoặc những bệnh có thể dẫn đến lãng tai, nghe kém,...

Trong quá trình sử dụng Kim Thính, để sản phẩm có hiệu quả cao nhất, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài; bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu kẽm, kali, magie,… sẽ mang đến những tác dụng tốt cho thính lực; không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia; có chế độ nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi,...

Kim Thính được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

>>> Nhiều người đã cải thiện tình trạng nghe kém thành công. Mời bạn xem thêm chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thuốc chữa bệnh.


Điếc tai, nghe kém khiến nhiều người gặp rắc rối trong giao tiếp với người thân, bạn bè, hay đối tác... BS.CK2 Vũ Hải Long - Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Nhân dân 115 giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng suy giảm thính lực này. Kính mời quý độc giả theo dõi.

Thưa BS, nghe kém và điếc thường do những nguyên nhân nào ạ? Có phải nếu không điều trị nghe kém thì sẽ dẫn đến bị điếc hay không?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghe kém và điếc. Có thể phân ra theo độ tuổi trưởng thành, độ tuổi phát triển của một con người như từ khi còn trong bào thai của mẹ có những yếu tố ảnh hưởng đến thính giác. Trong quá trình sinh nở cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác, khi ra đời rồi cũng có rất nhiều yếu tố đe dọa đến việc nghe kém, khiếm thính sau này, trong các tuổi trưởng thành như mẫu giáo, thiếu niên… cũng đều có nguyên nhân. Khi xác định được người đó nghe kém thì phải tìm ra nguyên nhân do đâu mói có chiến lược điều trị thích hợp.

Tai nghe kém phải làm sao

Khi bệnh nhân tự dưng cảm thấy mình nghe kém so với trước, có rất nhiều nguyên nhân: do nhiễm trùng, cản trở vật lý (như nút ráy tai bị lệch), viêm nhiễm mũi họng lan vào tai giữa hoặc nhưng viêm nhiễm đã có sẵn từ trong tai giữa, bệnh nhân đã xử lý nhưng lại dẫn đến viêm sâu hơn, tổn thương nặng hơn gây ra tình trạng nghe kém đến mức độ bệnh nhân có thể cảm nhận được. Lúc này, bệnh nhân nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp điều trị từ những nguyên nhân đơn giản tới phức tạp.Ví dụ có những trường hợp tuổi trung niên tự nhiên nghe kém hoặc điếc một bên, xảy ra điếc đột ngột, đó gần như là cấp cứu tai mũi họng về vấn đề sức nghe do co thắt mạch máu, thiếu máu tai trong thì bệnh nhân cần được can thiệp ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức nghe, xác định đúng điếc đột ngột để dùng thuốc lấy lại sức nghe cho bệnh nhân, nếu không cơ quan phía trong tai trong sẽ bị hủy hoại. Những trường hợp đó cần được đến khám và can thiệp ngay đối với những trường hợp điếc đột ngột, bệnh nhân có thể cảm nhận được ngay.

Có những cách gì để mọi người tự kiểm tra là mình có bị nghe kém hay không, thưa BS?

Bệnh nhân hoàn toàn có thể tự kiểm tra mình có bị nghe kém hay không, với những người ít nhạy cảm, người trong gia đình giao tiếp như lúc bình thường họ không nghe thấy rõ nữa. Trẻ em bình thường gọi thì nghe nhưng bây giờ gọi không thấy ngoảnh đầu lại, không đáp ứng yêu cầu thì nên đến những cơ sở y tế kiểm tra.

Tai nghe kém phải làm sao
BS.CK2 Vũ Hải Long hiện là Trưởng khoa Tai mũi họng - Bệnh viện Nhân dân 115

Xin BS cho biết, hiện nay có những cách nào để điều trị hay khắc phục tình trạng nghe kém?Một người bình thường bỗng dưng nghe kém hẳn đi ở lứa tuổi trưởng thành hoặc thiếu niên, nguyên nhân đơn giản chỉ là 1 nút ráy tai, khi lấy ra được thì lại bình thường.Hoặc những bệnh gây nên tình trạng nghe kém như thủng màng nhĩ có thể vá màng nhĩ. Chuỗi xương con bị hỏng có thể làm lại chuỗi xương con mới để dẫn truyền âm thanh.

Đó là những phương pháp lấy lại sức nghe cho bệnh nhân tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên hiện tượng đó.

Khi nào bệnh nhân có chỉ định cấy ốc tai điện tử, thưa BS? Hiện tại ở Việt Nam có những BV nào thực hiện kỹ thuật này ạ?Ốc tai điện tử sử dụng để lấy lại sức nghe cho bệnh nhân thoái hóa cơ quan cảm nhận ở tai trong, tức là tế bào bị thoái hóa sẽ được đặt điện cực thay cho tế bào cảm nhận âm thanh, chuyển thành tín hiệu xung điện lên não để dẫn truyền thay tế bào đó vào dây thần kinh thính giác giúp não xử lý được âm thanh.Phương pháp này có từ những năm 70, bắt đầu từ những năm 90 được triển khai rộng rãi, còn ở Việt Nam thì đầu những năm 2000, đặc biệt là những năm gần đây một số những bệnh viện lớn trong cả nước triển khai. Ở TPHCM có BV Tai Mũi Họng thành phố, BV Đại học Y Dược, ở Hà Nội có Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, và cả những bệnh viện tỉnh như BV Việt Tiệp Hải Phòng, BV TW Huế...Tuy nhiên để triển khai kỹ thuật cấy ốc tai điện tử đòi hỏi trang thiết bị, hơn nữa, về phía bệnh nhân phải làm đúng trình tự, nhưng vì chi phí quá lớn nên các BS cũng phải cân nhắc vì có liên quan về mặt lợi ích kinh tế. Theo thống kê số lượng bệnh nhân được cấy ốc tai điện tử khoảng 1/4 chất lượng tốt, 2/4 kết quả đạt loại khá, sau khi cấy ốc tai bệnh  nhân có thể nghe được điện thoại..., khoảng 1/4 thất bại, không nghe rõ.Hiện nay giá thành những loại ốc tai điện tử còn rất đắt, đặc biệt ở lứa tuổi nhỏ, khi các em đang ở giai đoạn phát triển ngôn ngữ, nếu được cấy ốc tai điện tử sớm, có thể phát triển trí tuệ, giao tiếp với xã hội tốt hơn.Chi phí cho một lần cấy ốc tai khoảng 20.000 USD.

Tai nghe kém phải làm sao

Với người cao tuổi, có cách nào trì hoãn tình trạng nghe kém diễn tiến theo tuổi tác không ạ? Việc đeo máy trợ thính có phải là lựa chọn tối ưu không?Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây nên nghe kém. Nghe kém có nguyên nhân do lão hóa gọi là lão thính. Khi con người lớn tuổi, các cơ quan đi vào lão hóa thì thính giác cũng không ngoại lệ.Khi tế bào cảm nhận thoái hóa, ngay cả hệ thống dẫn truyền âm thanh cũng bị xơ, mất độ mềm dẻo, tế bào bên trong bị teo đi, sợi dẫn truyền thần kinh từ tế bào cảm nhận đến tai trong cũng bị teo đi, đó gọi là lão thính.Hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị tình trạng này. Cơ thể con người không thể nào trẻ mãi, một số người thóa hóa ít, có người thoái hóa nhiều, tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Để khắc phục  tình trạng này cũng là vấn đề sức khỏe chung về lão khoa, có thể tham gia hoạt động thể chất, dưỡng sinh, chế độ dinh dưỡng kèm với thuốc hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não...Những phương pháp trên chỉ hỗ trợ ngăn ngừa chứ không thể nào chế ngự được quá trình lão hóa của con người.Đeo máy trợ thính là tốt nếu có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng, chuyên gia về máy trợ thính khuyên dùng loại máy có tần số nghe phù hợp với bệnh nhân giúp trả lại khả năng giao tiếp xã hội cho bệnh nhân.Máy trợ thính là phương pháp hỗ trợ cho bệnh nhân ngoài thuốc, khi người bệnh đã phẫu thuật nhưng dùng máy trợ thính vẫn không lấy lại khả năng giao tiếp cho bệnh nhân thì khi đó bác sĩ mới tính đến việc cấy ốc tai điện tử, nhưng máy trợ thính luôn luôn là lựa chọn đầu tiên.

Nhiều bạn trẻ thường xuyên đeo tai nghe để học hành hay giải trí thì nên sử dụng tai nghe như thế nào là an toàn, thưa BS?

Tai của con người có hệ thống tự bảo vệ, nếu âm thanh nghe nhỏ thì trong tai luôn có hệ thống khuếch đại âm thanh nhưng khi âm thanh quá lớn đe dọa đến cơ quan cảm nhận trong tai trong thì luôn có cơ chế ngăn âm thanh đó lại, đó là cửa sổ của xương bàn đạp ấn vào ốc tai bên trong. Khi âm thanh quá lớn, cơ bàn đạp co cứng, nằm im không nhúc nhích để bảo vệ tai trong khỏi tiếng động mạnh.

Ví dụ khi nghe tiếng súng nổ, cường độ âm thanh >100dB, cơ bàn đạp sẽ co đóng cửa đó lại, và co từ 2-6 giờ, trong thời gian đó, tai bị ù không nghe rõ. Khi cơ bàn đạp giãn ra thì ta có thể nghe lại bình thường, điều đó chứng tỏ tai có cơ chế bảo vệ.

Khi ta mở nhạc lớn, đặc biệt với những loại tai nghe đời mới, cơ bàn đạp cũng cần co để bảo vệ bên trong tai. Tuy nhiên, khi co nhiều quá sẽ bị giãn, không đàn hồi được, âm thanh tác động lên cơ quan nhạy cảm, mỏng manh thì đương nhiên sẽ gây hư hỏng một cách từ từ, chúng ta không cảm nhận được. Khi đã cảm nhận được sự sa sút về cảm nhận âm thanh thì mức độ tổn thương đã quá lớn.

Cho nên các bạn đeo tai nghe nên đeo ở mức độ vừa phải, nên cho tai nghỉ ngơi sau một thời gian đeo tai nghe.

Tai nghe kém phải làm sao

Nhờ BS hướng dẫn mọi người cách bảo vệ sức nghe cho đôi tai của mình trong môi trường đô thị ồn ào hiện nay?

Trong việc bảo vệ sức khỏe có đặt vấn đề tiếng ồn, rất nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe về tiếng ồn đó. Trong môi trường đô thị ồn ào hiện nay, đặc biệt trong những khu công nghiệp, chế xuất, đóng tàu... công nhân tiếp xúc thời gian khá lâu với môi trường tiếng động vượt quá ngưỡng. Đáng lẽ ra ở những môi trường làm việc như thế cần có chế độ bảo hộ lao động như nút chống ồn, chụp tai chống ồn...

Có nhiều người đi ngoài đường vào giờ tan tầm hay đi qua những công trường ồn ào cũng hay mang nút chống ồn, được bán đại trà ở những cửa hàng thiết bị y tế hoặc bán đồ bảo hộ để bảo vệ sức khỏe đôi tai.

~~~~

Hy vọng qua những chia sẻ của BS.CK2 Vũ Hải Long - Trưởng khoa Tai mũi họng của BV Nhân dân 115, mọi người sẽ hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghe kém và điếc, từ đó có biện pháp bảo vệ đôi tai của mình.

Chương trình được phối hợp thực hiện bởi 
Bệnh viện Nhân dân 115 và Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.com.