Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn

Tuần thai 22 không chỉ đánh dấu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ mà còn là thời điểm “vàng” để chẩn đoán dị tật thai nhi. Siêu âm tuần 22 gồm những gì? Quan trọng như thế nào? Vì sao mẹ bầu không được bỏ qua thời điểm quan trọng này?

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 22

Thai nhi 22 tuần tuổi có chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng từ 26.6 – 30cm và nặng khoảng từ 360 – 500g. Lúc này, các cơ quan của thai nhi đã hình thành và phát triển. Tuy vậy, làn da của bé vẫn có nhiều nếp nhăn, do cân năng của bé chưa đủ để da có thể căng lên; mắt bé hình thành dáng từ lâu nhưng con ngươi vẫn còn thiếu sắc tố; mí mắt, lông mày hoàn thiện dần; lá lách đang tiếp tục phát triển. Đây là giai đoạn các cơ quan của thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn
Hình ảnh thai nhi 22 tuần tuổi – đã hình thành hầu hết các cơ quan, bộ phận cần thiết, mang hình dáng của một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ

Các cử động của thai nhi 22 tuần tuổi đã mạnh và có chủ đích hơn. Đó là do các dây thần kinh đã kết nối chặt chẽ với nhau thành một khối thống nhất, chủ yếu bao gồm chuyển động, uốn mình, đạp, quẫy… Đây là các động tác tập dợt của bé, nhằm giúp hệ cơ xương phát triển và chuyển động thuần thục hơn khi chào đời. Đôi khi các cử động quá mạnh có thể khiến người mẹ cảm thấy nhói vùng bụng.

Tầm quan trọng của việc siêu âm tuần 22

Theo khuyến cáo của chuyên gia, mẹ bầu cần ghi nhớ và tuân thủ lịch khám thai định kỳ để biết được về sự phát triển cũng như tình trạng sức khỏe của bé yêu. Trong đó, siêu âm tuần 22 là cột mốc quan trọng để bác sĩ kịp thời chẩn đoán tình trạng thai.

Đặc biệt, đây chính là “thời điểm vàng” để phát hiện các dị tật thai nhi (nếu có), vì lúc này thai nhi đã hình thành các cơ quan, nước ối nhiều nên sẽ dễ khảo sát dị tật thai nhi qua siêu âm hơn những tuần lễ trước và sau này như: não úng thủy, giãn não thất, nứt đốt sống, tim bẩm sinh, dị dạng nang tuyến phổi, chi ngắn, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm, teo thực quản, hẹp tá tràng, thoát vị rốn…

Nếu thai có những bất thường nguy hiểm, bác sĩ sẽ báo cho mẹ và gia đình để đưa ra quyết định có nên chấm dứt thai kỳ hay không. Việc đình chỉ thai nên được tiến hành trước tuần thứ 28 để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ. Nếu không đình chỉ thai thì thai nhi dị tật vẫn sống được nhưng thời gian sống rất ngắn.

Ở tuần 18 – 22, khi lượng nước ối nhiều, thai đã khá lớn và di chuyển linh hoạt trong buồng tử cung, sẽ giúp cho việc quan sát thai thuận lợi ở nhiều góc độ khác nhau, dễ dàng phát hiện các bất thường về hình thể thai. Lúc này, mẹ bầu sẽ thực hiện siêu âm 4D để kiểm tra chi tiết các bộ phận trên cơ thể:

  • Kiểm tra tứ chi về độ dài và số lượng xem có gì bất thường, có đầy đủ hay thiếu ngón chân ngón tay nào không;
  • Khảo sát các dị tật về não bộ và cột sống;
  • Tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, dạ dày… đánh giá dị tật tim thai, dịch bất thường trong khoang màng phổi, trong ổ bụng…;
  • Kiểm tra dị tật sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai hay không…;
  • Cuối cùng là xem có sự bất thường nào về bánh nhau, nước ối không, bánh nhau có bám chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, nước ối có nhiều hay bị thiếu không.

Giải mã các chỉ số siêu âm thai 22 tuần

Mẹ bầu sẽ được hẹn siêu âm 4D hoặc 3D, đây là lần siêu âm rất quan trọng để biết được các chỉ số thai nhi ở tuần thứ 22, từ đó đánh giá hình thái học thai nhi, cũng như sự phát triển của thai, bao gồm:

1. Đánh giá hình thái thai nhi

STT Vùng đánh giá Các cấu trúc 1 Đầu Vòm sọ toàn vẹn. 2 Não Não thất bên (gồm cả đám rối mạng mạch), vách trong suốt, đường giữa, đồi thị, tiểu não, bể lớn. 3 Mặt Có hai nhãn cầu, mặt nghiêng, có miệng, môi trên liên tục, xương mũi. 4 Cổ/Ngực/Tim Không có khối u (ví dụ nang bạch huyết vùng cổ), hình dạng và kích thước ngực và phổi bình thường, tim có hoạt động (4 buồng ở vị trí tim bình thường, buồng thoát ĐMC và ĐMP). Không có thoát vị hoành. 5 Bụng Dạ dày ở vị trí bình thường, ruột không giãn, hai thận có, dây rốn bám vào thành bụng bình thường. 6 Thận và bàng quang Bàng quang hay bể thận có giãn không. 7 Cột sống Bất thường nghiêm trọng của cột sống hay gặp nhất là chẻ đôi đốt sống thể hở và thường đi kèm theo các biểu hiện bất thường ở trong não. 8 Hệ xương Không có chẻ đôi đốt sống hay u bướu (mặt cắt dọc và ngang), tứ chi bình thường. 9 Rau thai Không có khối u rau hay bánh rau phụ. 10 Dây rốn và Niệu dục Có 3 mạch máu, giới tính trai hay gái.

2. Đo các chỉ số phát triển của thai nhi

Vòng đầu (Head cirumference – HC), đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD), vòng bụng (Abdomimal cirumference – AC), chiều dài xương đùi (Femur length – FL), Cân nặng thai nhi ước tính (Estimated Fetal Weight – EFW)… Tương ứng với từng tuần tuổi thai, các chỉ số trên có những giá trị khác nhau. Dựa vào các chỉ số đo được trên kết quả siêu âm mốc 22 tuần, bác sĩ sẽ so sánh với các giá trị bình thường.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn

Tuổi thai BPD (mm) FL (mm) AC (mm) HC (mm) EFW (g) 22+0 47-59; trung bình 53 35-41; trung bình 36 154-197; trung bình 176 189-213; trung bình 201 398-559; trung bình 478 22+1 48-60; trung bình 53 35-42; trung bình 37 158-198; trung bình 178 191-215; trung bình 203 408-574; trung bình 491 22+2 48-60; trung bình 54 36-42; trung bình 37 160-199; trung bình 180 192-216; trung bình 204 419-589; trung bình 504 22+3 48-60; trung bình 54 36-43; trung bình 37 163-200; trung bình 182 194-218; trung bình 206 429-604; trung bình 517 22+4 49-61; trung bình 55 36-43; trung bình 38 166-202; trung bình 184 196-220; trung bình 208 440-620; trung bình 529 22+5 49-61; trung bình 55 36-44; trung bình 38 169-203; trung bình 186 198-222; trung bình 210 450-635; trung bình 542 22+6 50-62; trung bình 56 37-44; trung bình 39 172-204; trung bình 188 199-223; trung bình 211 461-650; trung bình 555

Mỗi thai nhi có những số đo được khác nhau như thai nhi vòng đầu to hơn, hoặc xương đùi ngắn hơn… Thường sự khác nhau này có thể mang đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Nếu sự khác nhau không đáng kể, nằm trong giới hạn cho phép, thì những chỉ số này coi như không có bất thường.

3. Các chỉ số siêu âm tuần 22 khác

Bên cạnh đó, siêu âm ở tuần 22 còn để kiểm tra các chỉ số khác như:

  • Nhịp tim thai: Thông thường, nhịp tim thai dao động trong khoảng 120-160 l/p.
  • Vị trí của bánh rau: Các bác sĩ sẽ đánh giá vị trí của bánh rau so với lỗ trong cổ tử cung.
  • Nước ối: giai đoạn này, đánh giá lượng nước ối chủ yếu dựa vào quan sát chủ quan của bác sĩ, tuy nhiên thấy nhiều hoặc ít hơn bình thường thì cần đo chỉ số ối hoặc một góc lớn nhất.
  • Đo chiều dài cổ tử cung để tiên lượng nguy cơ sinh non.
  • Kiểm tra những khối u của tử cung hoặc phần phụ của mẹ.

Dịch vụ siêu âm 4D tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Siêu âm hình thái học có thể chẩn đoán tình trạng bất thường về hình thái của thai nhi, nhưng không dễ dàng để phát hiện được hết các bất thường. Việc chẩn đoán, sàng lọc dị tật thai nhi phải được thực hiện đúng kỹ thuật, lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong một cách cẩn trọng để không bị bỏ sót. Do đó, hiệu quả của phương pháp chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ bác sĩ và hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy siêu âm.

Để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất, ở tuần thứ 22, thay vì siêu âm 2D chỉ có hình ảnh đen trắng không hiển thị hết được những dị tật của thai nhi, mẹ nên chọn thực hiện siêu âm 3D hoặc 4D. Cả hai phương pháp này đều cho kết quả rõ nét hình thái của thai nhi. Tuy nhiên, siêu âm 3D sẽ cho ra hình tĩnh còn hình ảnh siêu âm 4D thai 22 tuần có thể hiển thị clip chân thực về các chuyển động của bé yêu bên trong tử cung.

Ngoài ra, còn có kỹ thuật siêu âm Doppler hiện đại nhất hiện nay tích hợp nhiều chức năng tiên tiến, đo dòng chảy chuyển động của các mạch máu, đo nhịp tim thai và các chức năng khác mang giá trị chính xác cao mà siêu âm 2D không thực hiện được.

Thai 22 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn
Hệ thống máy siêu âm 4D hiện đại tại khoa Sản, BVĐK Tâm Anh giúp chẩn đoán chính xác dị tật thai nhi

Tại BVĐK Tâm Anh, dịch vụ siêu âm thai nhi 2D/3D/4D, Doppler màu tầm soát dị tật mạch máu ở tim và não của thai nhi… với dàn máy Voluson E10 thế hệ mới nhất cho hình ảnh hiển thị có độ phân giải cao trên màn hình LCD, cho kết quả chính xác các thông số sức khỏe của mẹ và bé, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, dịch vụ chu đáo, chất lượng cao sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa, có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng trong việc phát hiện, chẩn đoán dị tật thai nhi, can thiệp kịp thời những nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé.

Nổi bật như:

  • PGS.TS.BS LƯU THỊ HỒNG – Trưởng khoa Phụ sản có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, tham gia đào tạo trong và ngoài nước, cùng nhiều nghiên cứu khoa học được đánh giá cao về sức khỏe sinh sản phụ nữ;
  • ThS.BS ĐINH THỊ HIỀN LÊ – Bác sĩ cao cấp khoa Phụ Sản với nhiều năm tu nghiệp ở nước ngoài, là “ân nhân” của hàng trăm ca chuyển dạ phức tạp và điều trị biến chứng thai sản;
  • BSCKII NGUYỄN DƯ DẬU – Bác sĩ khoa Phụ sản với trình độ chuyên môn vững vàng, bề dày thành tích đáng ngưỡng mộ như Thầy thuốc ưu tú, Bằng khen của Bộ Y tế…

Đồng thời, khoa Phụ sản, BVĐK Tâm Anh thường xuyên hợp tác của các chuyên gia nước ngoài trong đào tạo, thăm khám và điều trị, đồng thời thường xuyên cập nhật, áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại, mang lại hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi.

Xem clip: Siêu âm thai 22 tuần tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh với máy Voluson E10 thế hệ mới nhất

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé toàn diện, BVĐK Tâm Anh cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói đa dạng. Với gói khám này, thai phụ sẽ được thăm khám định kỳ, thực hiện các xét nghiệm và được trả kết quả trong thời gian sớm nhất. Sau mỗi lần thăm khám, các bác sĩ sẽ phân tích các kết quả siêu âm, xét nghiệm và tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp với từng thai phụ, giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt, đồng đều các chỉ số. Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ gặp bất cứ vấn đề bất thường về sức khỏe sẽ được các chuyên gia đầu ngành tư vấn và điều trị.

Để đặt hẹn siêu âm thai và được tư vấn về các dịch vụ thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, vui lòng liên hệ

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Hà Nội:

108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội

Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858

  • TP.HCM:

2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0287 102 6789 – 093 180 6858

  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh

Chặng đường “9 tháng 10 ngày” tràn ngập niềm vui nhưng cũng không ít trằn trọc âu lo. Đặc biệt siêu âm tuần 22 càng cần được các mẹ bầu chú ý quan tâm để kịp thời phát hiện và xử lý những dấu hiệu bất thường của con yêu. Hãy lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để luôn giữ tinh thần thoải mái, tận hưởng thai kỳ an toàn và trọn vẹn nhất mẹ nhé!

Thai nhi 22 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu?

Ở giai đoạn thai 22 tuần, bé nặng khoảng từ 360 - 500 gram (mẹ bầu có thể tưởng tượng đến một trái đu đủ nhỏ). Bên cạnh đó, chiều dài của thai nhi từ đầu đến gót chân là khoảng 27 - 30 cm. Da của bé lúc này được bao phủ bởi một lớp lông mịn, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Mang thai 22 tuần sản phụ nên tăng bao nhiêu cân?

Nếu mẹ có cân nặng trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9) thì mức tăng cân lý tưởng là 10 – 12 kg. Khi thai 22 tuần, nghĩa là mẹ đang trong 3 tháng giữa thai kỳ, số cân nặng tăng lên phù hợp là từ 4 - 5kg.

Thai 30 tuần thì bao nhiêu kg?

Cân nặng của mẹ bầu ở tuần thứ 30 cũng cần chú ý. - Cân nặng trung bình BMI từ 18.5 đến 24.9 mẹ nên tăng 11 – 16 kg. - Thừa cân BMI từ 25 – 29.9 mẹ nên tăng 7 – 11kg trong suốt thai kỳ.

Thai nhi 25 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam?

Tuy nhiên tại tuần thai thứ 25 thì mi mắt của bé vẫn đóng kín. Ở thời điểm này, thai nhi thường có cân nặng khoảng 756 gram, chiều dài là 33,7 cm, kích thước bằng một bắp ngô. Vì thai 25 tuần còn khá nhỏ nên em bé vẫn xoay chuyển khá tự do trong bọc ối nên chưa thể định hình được ngôi thai chuẩn bị cho tư thế chào đời.