Thị trường nhà sản xuất là gì

Nội dung chính[Ẩn]

Ngày nay, chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vậy thì chất lượng sản phầm là gì? Những yêu tố nào tạo nên chất lượng hàng hóa trong thị trường hội nhập sâu rộng.

1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm là gì?

Hiểu 1 cách đơn giản:

“ Chất lượng sản phẩm hay chất lượng hàng hóa là toàn bộ những thuộc tính của sản phẩm nói lên bản chất cũng như đặc điểm, tính cách của sản phẩm có giá trị riêng, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kiện kĩ thuật hiện có, quyết định khả năng thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người.”

Hoặc có thể hiểu trên từng phương diện như sau:

  • Quan điểm siêu việt về chất lượng: Chất lượng được coi là sự tuyệt hảo của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại;
  • Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: Khi đứng trên góc độ của người sản xuất thì chất lượng sản phẩm chính là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với tập hợp những yêu cầu, hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế định sẵn từ trước đó;
  • Quan niệm chất lượng theo hướng sản phẩm: Khi đứng trên góc độ này người ta cho rằng chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tạp hợp các thuộc tính phản ánh những tính năng tác dụng của sản phẩm;
  • Quan niệm chất lượng theo thị trường: Là sự phù hợp với mục đích và theo những yêu cầu của người sử dụng đề ra, mong muốn trên thị trường. Quan niệm này có thể được xuất phát từ giá cả (những sản phẩm ở mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được), xuất phát từ cạnh tranh.

Thị trường nhà sản xuất là gì

Hình ảnh minh họa về chất lượng sản phẩm là gì?

✍ Xem thêm: 5 lưu ý khi thực hiện chứng nhận chất lượng sản phẩm 

2. Các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm?

Để tạo nên chất lượng sản phẩm, thì không những về chất lượng tốt mà sản phẩm đem lại, ngoài ra bên cạnh đó nó còn mang rất nhiều sản phẩm mà bạn cần chú ý tới, ví dụ như:

  •  Hình thức thẩm mỹ của sản phẩm: đây là yếu tố bề ngoài của sản phẩm khi nhắc đến sự thẩm mỹ, yếu tố này được thể hiện qua cách bài trí màu sắc, hình dạng, kích thước, đường nét của sản phẩm có gây ấn tượng thu hút cho khách hàng hay không?
  •  Những thuộc tính về chức năng tác dụng của sản phẩm hay còn gọi một cách đơn giản hơn là những tính năng mà sản phẩm đem lại.
  •  Tuổi thọ sản phẩm cũng được coi là những yếu tố cấu thành lên chất lượng sản phẩm, tuổi thọ sẽ thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong những điều kiện hoạt động bình thường trong thời gian cụ thể.

Thị trường nhà sản xuất là gì

Những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm 

  •  Mức độ tin cậy của sản phẩm là khả năng hoạt động đúng, chính xác như thiết kế đề ra.
  •  Sự tiện dụng cũng là yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng sản phẩm, tính tiện dụng được thể hiện ở khả năng vận chuyển hay dễ sử dụng sửa chữa hoặc dễ bảo quản.
  •  Mức độ an toàn được xem là yếu tố hàng đầu của khách hàng khi mua và sử dụng sản phẩm. Một chất lượng sản phẩm đạt chuẩn không thể nào thiếu vắng bóng đi sự an toàn, lành tính mà nó đem lại. Điều đó sẽ gây dựng nên những thương hiệu hoàn toàn có ích cho cộng đồng những người tiêu dùng.
  • Ngoài những yếu tố trên thì ngày nay khi xét đến phương diện pháp luật thì hoàn toàn không thể quên đi mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm. Mức độ gây ô nhiễm này sẽ được quy định theo từng quốc gia, tùy thuộc vào sự ô nhiễm của mỗi quốc gia mà có những mức phạt hành chính khác nhau.
  • Chất lượng sản phẩm còn bao gồm tính kinh tế, tài chính của sản phẩm, được thể hiện ở mức độ tiết kiệm chi phí và tổng sản xuất trên số lượng tiêu thụ sản phẩm.
  • Đặc biệt, để quản lý tốt các yếu tố trên thì doanh nghiệp cần phải trang bị cho mình 1 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 giúp tổ chức có thể theo dõi đánh giá từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Thị trường nhà sản xuất là gì

1 chiến lược chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển 

✍ Xem thêm: QMS là gì? Thế nào là hệ thống quản lý chất lượng 

3. Trách nghiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng tác động đồng thời của các chủ thể là nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Để sản phẩm, hàng hoá bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường, đòi hỏi mỗi chủ thể phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để tác động lên các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá.

  - Người sản xuất: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hoá của mình gây ra cho người tiêu dùng và người khác.

  - Người nhập khẩu: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu; tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hoá; kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tái xuất, tiêu huỷ hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do hàng hoá mà mình nhập khẩu gây ra cho người tiêu dùng.

  - Người bán hàng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình bán ra; áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản; cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua; kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.

Thị trường nhà sản xuất là gì

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm sơn cho doanh nghiệp 

  - Người xuất khẩu: có trách nhiệm áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất, các hệ thống quản lý và tuân thủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá xuất khẩu phù hợp với pháp luật của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

  - Người tiêu dùng: phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng; các quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hoá. Để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng phải tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn cao, phải kiểm định định kỳ đối với những hàng hóa này.

Kết luận

Chất lượng sản phẩm ngày nay không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có vô vàn chất lượng sản phẩm khác nhau để phục vụ cho mục đích tăng thêm lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ cung ứng cũng cần phải có chiến lược chất lượng đảm bảo cho hàng hóa sản phẩm của mình luôn được người tiêu dùng đón nhận và sử dụng thường xuyên. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn về chứng nhận chất lượng sản phẩm xin vui lòng liên hệ Vinacontrol CE qua hotline miễn cước 1800.6083 hoặc email để được hỗ trợ sơm nhất và tận tình nhất.

Thị trường nhà sản xuất là gì

Quy mô sản xuất là gì? Quy mô sản xuất được quy định bởi quy mô nhà máy, số lượng nhà máy lắp đặt và kỹ thuật sản xuất do người sản xuất áp dụng.

Quy mô sản xuất biểu thị các khía cạnh sử dụng số lượng hàng hóa được sản xuất và các kỹ thuật sản xuất được người sản xuất áp dụng. Ngoài ra, một công ty sử dụng nhiều vốn hơn và số lượng lớn hơn cho các khía cạnh khác được cho là đang hoạt động trên quy mô lớn.

Các loại quy mô sản xuất là gì?

Có 4 quy mô sản xuất chính liên quan đến sản xuất sản phẩm, mỗi quy mô phù hợp với các ứng dụng sản phẩm khác nhau, theo thứ tự tăng dần là:

-       Sản xuất một lần - sản phẩm / nguyên mẫu tùy chỉnh duy nhất

-       Sản xuất theo lô - đặt số lượng sản phẩm

-       Sản xuất hàng loạt - khối lượng lớn các sản phẩm giống hệt nhau

-       Sản xuất liên tục - số lượng lớn được sản xuất 24/7

Sản xuất một lần

Sản xuất một lần đòi hỏi sự đầu tư lớn hơn nhiều về thời gian, nguồn lực và lao động để sản xuất một sản phẩm tương đối. Điều này là do các sản phẩm thường được sản xuất bằng tay hoặc sử dụng máy móc quy mô nhỏ mà không sử dụng khuôn. Ưu điểm của phương pháp này là mỗi sản phẩm có thể được thiết kế / sản xuất tùy chỉnh theo sở thích và yêu cầu của khách hàng.

Sản xuất theo lô

Sản xuất theo lô là khi một số lượng sản phẩm giống hệt nhau được sản xuất bằng máy quy mô lớn hơn và sử dụng khuôn / mẫu để đảm bảo lặp lại chính xác trong một dây chuyền sản xuất.

Mỗi lô sản phẩm có thể được điều chỉnh tùy theo yêu cầu của khách hàng và việc thay đổi thiết kế tương đối nhanh chóng. Thông thường, tự động hóa được sử dụng ở quy mô này, giảm yêu cầu về lực lượng lao động và sử dụng lao động có tay nghề cao.

Sản xuất hàng loạt

Sản xuất hàng loạt liên quan đến một khối lượng rất lớn các sản phẩm giống hệt nhau được sản xuất trên một dây chuyền sản xuất, theo đó chúng di chuyển qua một số công đoạn để hoàn thành.

Ở quy mô này thường có mức độ tự động hóa cao. Do việc tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất nên có rất ít sự linh hoạt để thực hiện các thay đổi thiết kế và chi phí thiết lập cực kỳ cao.

Sản xuất liên tục

Sản xuất liên tục là khi các sản phẩm được sản xuất với số lượng ngừng trệ tối thiểu do nhu cầu cực kỳ cao và thường là tự động hóa hoàn toàn. Các dây chuyền sản xuất sẽ hoạt động 24 giờ một ngày và yêu cầu lao động có kỹ năng thấp do sản phẩm đạt kết quả nhất quán.

Quy mô sản xuất này đòi hỏi chi phí thiết lập cao và rất khó linh hoạt để thay đổi thiết kế / sản xuất vì bất kỳ thời gian ngừng hoạt động nào cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng dây chuyền sản xuất và lợi nhuận của công ty.

“Quy mô sản xuất đề cập đến khối lượng hoặc số lượng mà một sản phẩm sẽ được sản xuất.”

Giới hạn đối với quy mô sản xuất là gì?

Quy mô của một công ty không thể được tăng lên đến mức không giới hạn. Vậy các giới hạn đối với quy mô sản xuất là gì? Nó bao gồm các yếu tố sau:

-       Với quy mô lớn, công ty có thể gặp khó khăn trong quản lý điều hành. Một công ty lớn không thể quản lý được;

-       Có một số hoạt động khó thực hiện trên quy mô lớn. Nó phụ thuộc vào bản chất của hoạt động;

-       Đôi khi cơ sở vật chất kỹ thuật không có sẵn với số lượng mong muốn làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp;

-       Các yếu tố sản xuất có thể không đáp ứng số lượng mong muốn;

-       Vốn có thể không có đủ số lượng và tỷ lệ hợp lý;

-       Cầu đối với hàng hóa được sản xuất bởi một công ty cũng có thể giới hạn quy mô của nó.

Lợi ích của sản xuất quy mô lớn

Tiết kiệm chi phí sản xuất

Quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất đến một mức độ đáng kể. Nguyên liệu được mua với số lượng lớn với giá rẻ hơn. Việc sản xuất được thực hiện với sự hỗ trợ của máy móc lớn, do đó các sản phẩm do các nhà máy lớn sản xuất thường được bán với giá rẻ hơn.

Phân bổ lao động

Quy mô sản xuất lớn luôn gắn liền với sự phân bổ lao động ngày càng nhiều hơn. Với sự phân bổ lao động trên mỗi công nhân, sản lượng sẽ tăng lên. Do đó, chi phí lao động trên một đơn vị giảm khi sản xuất quy mô lớn.

Sử dụng máy móc

Quy mô sản xuất lớn luôn tận dụng máy móc. Vì vậy, tất cả những lợi thế của việc sử dụng máy móc đều có thể đạt được.

Sản xuất nhiều hơn

Các ngành công nghiệp quy mô lớn có thể sản xuất nhiều hàng hóa hơn. Ví dụ, một nhà máy đường lớn có thể sử dụng mật đường để làm rượu mạnh và do đó có thể giảm chi phí sản xuất đường.

Tiết kiệm chi phí quản lý

Với sự gia tăng về quy mô sản xuất, chi phí quản lý được giảm xuống.

Dễ vay tiền với lãi suất thấp

Một doanh nghiệp lớn có thể đảm bảo các khoản tín dụng với lãi suất rẻ hơn, bởi vì các doanh nghiệp này được hưởng tín dụng và có uy tín trên thị trường do tài sản cố định của họ. Các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẵn sàng ứng trước các khoản vay cho các doanh nghiệp này với lãi suất rất thấp.

Các ngành công nghiệp phụ trợ

Với sự phát triển của sản xuất quy mô lớn sẽ nảy sinh nhiều ngành công nghiệp nhỏ sử dụng các sản phẩm phụ của nó hoặc cung cấp đầu vào cho nó. Giả sử khi sản lượng thép được tăng lên thì nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác cũng phát triển theo.

Hàng hóa đạt chuẩn

Có thể sản xuất hàng hoá theo tiêu chuẩn hóa dựa trên quy mô lớn. Chỉ có một công ty quy mô lớn mới có thể sản xuất các bộ phận được tiêu chuẩn hóa. Bên cạnh đó, chỉ những nhà kinh doanh lớn mới có thể bán và vận chuyển những hàng hóa này đi nơi khác.

Quảng cáo và bán hàng

Số tiền chi cho quảng cáo trên mỗi đơn vị là một con số thấp khi sản xuất được thực hiện trên quy mô rất lớn. Các nhân viên bán hàng có thể nghiên cứu kỹ lưỡng các thị trường riêng lẻ và do đó có được vị thế trên các thị trường mới hoặc củng cố thị trường cũ. Do đó, một nhà sản xuất quy mô lớn có sức mạnh cạnh tranh lớn hơn.

Nghiên cứu

Quy mô sản xuất lớn cũng có lợi cho sự phát triển của công nghệ. Với lượng vốn và nguồn tài chính lớn hơn, các doanh nghiệp quy mô lớn có thể chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu và thử nghiệm, dẫn đến việc phát hiện ra máy móc mới và kỹ thuật sản xuất rẻ hơn.

Lựa chọn quy mô sản xuất thích hợp

Các nhà sản xuất chọn quy mô sản xuất vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:

-       Đặc điểm sản phẩm - độ phức tạp, tính năng, thiết kế, họ sản phẩm…

-       Kỹ năng của nhân viên - kỹ năng công nghệ cao cho tự động hóa.

-       Tình hình tài chính - liệu có thể đảm bảo chi phí để sản xuất, lợi nhuận…

-       Đặc điểm vật liệu - nhựa phù hợp với sản xuất dòng chảy liên tục hơn là một số kim loại hoặc vật liệu khác.

-       Quy mô thị trường - hướng đến phân khúc thị trường nhỏ hay nhắm đến thị trường rộng lớn hơn.

-       Bản chất của thị trường - chẳng hạn như sự đa dạng của các sản phẩm mà người tiêu dùng mong đợi.

-       Quy trình sản xuất mong muốn – ví dụ ép phun phù hợp với sản xuất dòng chảy liên tục vì nó hoàn toàn tự động và sử dụng nhựa dẻo giá rẻ.

-       Quy mô sản xuất mong muốn - chẳng hạn như một lần, hàng loạt hoặc liên tục.

Có nhiều quy mô sản xuất khác nhau, tùy theo nhu cầu mà các công ty có thể chọn quy mô sản xuất là gì. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Trâm Nguyễn