Thuốc chống sốt rét tái phát là thuốc có tác dụng

Đây là thuốc mới được chấp thuận điều trị Plasmodium vivaxsau hơn 60 năm qua, và là một cột mốc quan trọng đối với những người mắc phải loại bệnh sốt rét tái phát này.

Bệnh sốt rét [Malaria]

Thường xảy ra ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, gây ra những tác hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe đối với những người dân bản địa hay du khách và thậm chí còn đe dọa đến tính mạng. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết: năm 2016 khoảng 216 triệu ca sốt rét xuất hiện ở 91 quốc gia, với số ca người tử vong lên đến 445.000!

Bệnh sốt rét [BSR] do các ký sinh trùng sốt rét plasmodium gây ra. Muỗi cái Anopheles bị nhiễm các ký sinh trùng này chính là tác nhân trung gian lây truyền bệnh sang người qua các vết đốt của nó.

Nguyên nhân

BSR được lây truyền từ muỗi sang người qua đường máu, khi người bị muỗi cái Anopheles nhiễm ký sinh trùng Plasmodium đốt.

Có bốn loại ký sinh trùng Plasmodium lây bệnh sốt rét sang người:

- Plasmodium vivax.

- Plasmodium ovale.

- Plasmodium malariae.

- Plasmodium falciparum.

Plasmodium falciparum gây ra dạng BSR [sốt rét ác tính] nghiêm trọng nhất và có nguy cơ tử vong cao.

Các ký sinh trùng Plasmodium sinh sống ở trong máu hay gan và dần dần phá vỡ hồng cầu, khiến cơ thể người mắc bệnh sốt rét suy nhược, thiếu máu…

Một người mẹ bị nhiễm bệnh cũng có thể truyền bệnh cho em bé khi sinh. được gọi là bệnh sốt rét bẩm sinh.

Triệu chứng

BSR thường tái phát với các triệu chứng:

- Sốt cao.

- Ớn lạnh.

- Run.

- Đổ mồ hôi.

- Nhức đầu, đau nhức cơ.

- Nôn ói, tiêu chảy…

Các triệu chứng sốt rét thường bắt đầu trong vòng vài tuần sau khi bị muỗi nhiễm bệnh đốt. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng sốt rét có thể tồn tại ở dạng ngủ yên, không hoạt động trong cơ thể một năm.

Thuốc mới tafenoquin điều trị sốt rét

BSR gây ra bởi plasmodium vivax [P.vivax] là dạng bệnh thường gặp ở phía Nam Sa mạc Sahara [châu Phi], ước tính khoảng 8,5 triệu ca nhiễm mỗi năm. Bệnh này thường hay tái phát và nguy hiểm đối với trẻ em, vì chỉ một lần bị muỗi đốt có thể gây ra nhiều cơn sốt và yếu sức đi sau mỗi lần bệnh.

Do P.vivax có thể tồn tại một giai đoạn không hoạt động trong gan [thể ngủ: dormant], nơi hầu hết các loại thuốc chống sốt rét không thể tiếp cận được, nên BSR dạng này rất khó điều trị.

Trước đây, thuốc điều trị sốt rét thường được sử dụng liên tục mỗi ngày trong 2 tuần để điều trị P.vivax không hoạt động trong gan. Theo các chuyên gia, một số người dùng thuốc ít ngày thấy đỡ bệnh, nên ngưng thuốc. Vì vậy, ký sinh trùng sốt rét sau này tái hoạt động trở lại.

Tafenoquin là dẫn chất của 8-amino quinolin có tác động lên mọi giai đoạn trong vòng đời P.vivax [kể cả thể ngủ của chúng] nên có khả năng “xua đuổi” P.vivax ẩn náu trong gan và ngăn bệnh nhân nhiễm trở lại. Ngoài ra, với việc sử dụng liều duy nhất, tafenoquin sẽ giúp cải thiện đáng kể sự tuân thủ của bệnh nhân, đóng góp quan trọng vào nỗ lực toàn cầu trong việc loại bỏ bệnh sốt rét.

Cần lưu ý

Tafenoquin không được chỉ định cho những bệnh nhân sau:

- Thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase[G6PD].

- Chưa từng xét nghiệm thiếu hụt men G6PD.

- Phụ nữ đang cho trẻ bị thiếu hụt men G6PD hoặc chưa được xét nghiệm thiếu hụt men G6PD bú sữa.

- Dị ứng với tafenoquin hoặc bất kỳ thành phần nào của tafenoquin hoặc các thuốc tương tự chứa dẫn chất của 8-aminoquinolin.

Tafenoquin với khả năng loại bỏ P.vivaxtrong gan chỉ bằng một liều duy nhất, được xem là một thành tựu phi thường và là tiến bộ đáng kể nhất trong điều trị bệnh sốt rét sau hơn 60 năm qua.


Sốt rét trong khi mang thai gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Chloroquine có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai ở những nơi có chủng Plasmodium nhạy cảm, nhưng không an toàn và hiệu quả khi dự phòng, vì vậy phụ nữ mang thai nên tránh đi du lịch đến những vùng có kháng chloroquin. Sự an toàn của mefloquine trong thời kỳ mang thai không được ghi nhận, nhưng những kinh nghiệm ít ỏi cho thấy nó có thể được sử dụng khi những lợi ích được đánh giá cao hơn những rủi ro. Doxycycline, atovaquone/proguanil, primaquine và tafenoquine không nên dùng trong thời kỳ mang thai.

Artemisinins có thời gian bán hủy ngắn và không hiệu quả cho dự phòng.

Các biện pháp dự phòng muỗi bao gồm

  • Dùng dung dịch thuốc diệt côn trùng permethrin hoặc pyrethrum [có thời gian hoạt động kéo dài]

  • Đặt rèm che ở cửa ra vào và cửa sổ

  • Sử dụng lưới chắn muỗi [tốt hơn là ngâm tẩm permethrin hoặc pyrethrum] xung quanh giường

  • Xử lý quần áo và đồ dùng [ví dụ: giày, quần, vớ, lều] với các sản phẩm có chứa 0,5% permethrin, được bảo vệ thông qua một số lần giặt [quần áo đã được xử lý sẵn và có thể bảo vệ lâu hơn]

  • Sử dụng chất chống muỗi như DEET [diethyltoluamide] 25 đến 35% đối với da tiếp xúc

  • Mặc áo sơ mi và quần dài tay bảo vệ, đặc biệt ở thời điểm giữa lúc trời sáng và trời tối, khi muỗi Anophen đang hoạt động

Trước khi sử dụng chất chống muỗi có chứa chất DEET người dùng cần được hướng dẫn

  • Chỉ sử dụng thuốc chống muỗi bôi trên da theo hướng dẫn trên nhãn và sử dụng chúng một cách nhẹ nhàng quanh tai [không nên áp vào hoặc phun vào mắt hoặc miệng].

  • Tránh xa tầm tay trẻ em [người lớn nên lấy vào tay trước, sau đó xoa nhẹ nhàng lên da trẻ].

  • Chỉ dùng đủ để che phủ vùng tiếp xúc.

  • Rửa sạch sau khi quay trở lại trong nhà.

  • Giặt quần áo trước khi mặc lại trừ khi nhãn sản phẩm ghi chú.

Hầu hết các chất chống muỗi có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ < 2 tháng tuổi. Cơ quan bảo vệ môi trường không khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa bổ sung cho việc sử dụng hóa chất chống muỗi đối với trẻ em hoặc phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Vắc xin chống sốt rét đang được phát triển, nhưng không có thông tin rõ ràng khi nào vắc xin có sẵn.

Trên thực tế có một số trường hợp bệnh nhân sốt rét được điều trị tại các cơ sở y tế xuất viện về nhà nhưng sau đó bị sốt trở lại. Do sốt rét tái phát nên người bệnh phải đến lại cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Việc điều trị không dứt điểm, không đúng quy định, sốt rét lại tái phát hết đợt này đến đợt khác làm cho người bệnh hiểu nhầm sốt rét là một bệnh mạn tính khó chữa khỏi. Vì vậy, cần hiểu đúng về vấn đề này.

Sốt rét tái phát, vì sao?

Sốt rét tái phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân thường gặp do ký sinh trùng sốt rét thể vô tính trong hồng cầu còn sót lại từ đợt trước tiếp tục phát triển, vượt ngưỡng gây sốt. Chủng loại ký sinh trùng Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax thường gây nên hiện tượng tái phát gần trung bình từ sau 7 - 14 ngày; còn được gọi là bột phát. Đối với những người đã mắc sốt rét trước đây do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum có một lần miễn dịch sốt rét, hiện tượng tái phát có thể xuất hiện từ sau 3 - 6 tháng.

Ngoài ra, chủng loại ký sinh trùng sốt rét có thể ngủ [hypnozoite] ở trong gan có điều kiện hoạt hóa phát triển và phóng thích vào máu các ký sinh trùng non merozoites từ gan cũng có thể gây nên hiện tượng tái phát. Chủng loại ký sinh Plasmodium vivax và Plasmodium ovale có thể ngủ ở gan nên gây hiện tượng tái phát phát xa xuất hiện từ sau vài tuần đến 9-10 tháng.

Một số trường hợp hãn hữu, khi bị nhiễm chủng loại ký sinh trùng Plasmodium malariae do chu kỳ phát triển vô tính của ký sinh trùng tiềm tàng trong hồng cầu được hoạt hóa cũng gây nên hiện tượng tái phát.

Biểu hiện của sốt rét tái phát

Sốt rét tái phát thường gây nên triệu chứng sốt thành cơn điển hình của sốt rét với 3 giai đoạn rét run, nóng sốt và vã mồ hôi một cách có chu kỳ ngay từ lúc khởi phát bệnh.

Trong giai đoạn rét run, cơn rét chạy dọc từ sống lưng truyền ra toàn thân; hai hàm răng đập vào nhau; run bần bật; đắp nhiều chăn nhưng vẫn thấy rét; kèm theo đó là môi tím tái, đôi mắt quầng thâm; nổi gai ốc; mạch nhanh, nhỏ; lách sưng to; đi tiểu nhiều... Cơn rét run thường kéo dài từ 15 phút đến khoảng 1-2 giờ.

Trong giai đoạn nóng sốt, sau khi hết cơn rét run, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn nóng bức, tung bỏ hết chăn đắp ra; mặt đỏ bừng, mắt đỏ, da khô nóng, nhức đầu, chóng mặt, hay nôn; nhiệt độ tăng cao từ 40 - 41oC; mạch đập mạnh và nhanh; nhịp thở nhanh; có thể hơi đau vùng gan và lách; nước tiểu ít và sẫm màu... Giai đoạn nóng sốt trung bình kéo dài từ 2 - 4 giờ hoặc hơn tùy theo thể bệnh nặng hay nhẹ.

Trong giai đoạn vã mồ hôi, sau khi hết nóng sốt nhiệt độ cơ thể giảm dần; bệnh nhân vã ra nhiều mồ hôi ở trán, đầu, mặt đến toàn thân nếu bị bệnh nặng; triệu chứng nhức đầu giảm, hết nôn; gan và lách hơi co lại, bớt đau; người bệnh có cảm giác dễ chịu hẳn, chỉ còn biểu hiện khát nước, đôi khi ngủ thiếp đi vì mệt nhọc.

Đối với sốt rét tái phát, cơn sốt kéo dài trung bình khoảng từ 2 - 4 giờ, thường ngắn hơn cơn sốt của sốt rét sơ nhiễm. Tuy vậy, cũng cần lưu ý ba giai đoạn của cơn sốt điển hình gồm rét run, nóng sốt, vã mồ hôi không phải bệnh nhân sốt rét tái phát nào cũng có đầy đủ. Hết cơn sốt, người bệnh có thể ăn uống, lao động, làm việc, nghỉ ngơi trở lại bình thường cho đến khi cơn sốt quay trở lại theo chu kỳ. Đặc điểm thực tế cho thấy, thời gian cơn sốt rét tái phát có xu hướng ngắn lại dần và nhẹ hơn ở người lớn, người có tiền sử mắc sốt rét nhiều năm khi sống trong vùng sốt rét lưu hành vì đã có tính miễn dịch. Cần chú ý đối với các trường hợp sốt rét sơ nhiễm, khi bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn cơn sốt có chu kỳ, cơn sốt cũng có đủ 3 giai đoạn điển hình như cơn sốt rét tái phát.

Chữa dứt điểm sốt rét tái phát - Cách gì?

Việc điều trị sốt rét tái phát được thực hiện theo nguyên tắc chung của điều trị sốt rét. Điều cần quan tâm là phải điều trị sớm, đúng thuốc và đủ liều.

Đối với trường hợp nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum, không được điều trị bằng một loại thuốc đơn thuần mà cần dùng thuốc phối hợp có dẫn chất artemisinin như dihydro-artemisinin kết hợp piperaquin, biệt dược là arterakine và CV artecan trong 3 ngày. Nếu trường hợp sốt rét tái phát nghi ngờ do điều trị sốt rét thất bại bằng loại thuốc trên vì khả năng ký sinh trùng đã kháng thuốc thì phải thay bằng thuốc điều trị thay thế như quinin trong 7 ngày phối hợp với doxycyclin trong 3 ngày ở người lớn hoặc quinin trong 7 ngày phối hợp với clindamycin trong 7 ngày ở phụ nữ có thai và trẻ em dưới 15 tuổi. Thuốc dùng đủ liều có tác dụng diệt thể vô tính trong hồng cầu của ký sinh trùng nên vừa cắt cơn sốt vừa tiệt căn mầm bệnh và có khả năng chống tái phát gần vì chủng loại ký sinh trùng này không có thể ngủ [hypnozoite] ở trong gan. Dùng thuốc cắt cơn sốt cũng cần kết hợp với thuốc primaquin liều duy nhất diệt thể giao bào của ký sinh trùng chống lây lan vì chúng có khả năng lây truyền mầm bệnh cho cộng đồng qua trung gian của muỗi truyền bệnh.

Đối với trường hợp nhiễm ký sinh trùng Plasmodium vivax, dùng thuốc chloroquin trong 3 ngày diệt thể vô tính của ký sinh trùng trong hồng cầu, thuốc chỉ có tác dụng điều trị cắt cơn sốt. Cần lưu ý phải dùng kết hợp thêm thuốc primaquin trong 14 ngày để diệt thể ngủ [hypnozoite] của ký sinh trùng ở trong gan mới đủ khả năng để tiệt căn, chống tái phát xa.

Một vấn đề cũng cần chú ý là phải theo dõi bệnh nhân trong quá trình điều trị. Nếu người bệnh ở trong vùng sốt rét lưu hành, xét nghiệm máu thấy xuất hiện lại ký sinh trùng sốt rét sau 14 ngày được xem là sốt rét tái nhiễm chứ không phải sốt rét tái phát. Cần phân biệt sốt rét tái phát và sốt rét tái nhiễm để giải thích, tư vấn cho người bệnh yên tâm điều trị, tránh tư tưởng cho rằng sốt rét là một bệnh mạn tính, kinh niên.

Ai hay bị sốt rét tái phát?

Sốt rét tái phát thường xảy ra trên một số đối tượng bị nhiễm các chủng loại ký sinh trùng khác nhau nhưng được điều trị không đúng quy định, tiền sử đã bị mắc sốt rét trước đó và điều kiện lao động làm việc nặng nhọc.

Các nhà khoa học đã xác định sốt rét tái phát hay xảy ra đối với bệnh nhân bị nhiễm chủng loại Plasmodium falciparum kháng lại với thuốc điều trị nên không thể diệt hết thể vô tính của ký sinh trùng ở trong máu. Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm chủng loại Plasmodium vivax nhưng không được dùng thuốc điều trị diệt thể ngủ [hypnozoite] của ký sinh trùng ở trong gan một cách đầy đủ nên ký sinh trùng ở gan sẽ có những đợt phóng thích vào máu để thực hiện chu kỳ phát triển vô tính trong hồng cầu và gây nên sự tái phát.

Đối với những người trong tiền sử đã bị mắc bệnh do nhiễm ký sinh trùng sốt rét, có cơn sốt rét trước đó từ 1 đến 2 năm khi bị nhiễm chủng loại Plasmodium falciparum; từ 1,5 - 5 năm khi bị nhiễm chủng loại Plasmodium vivax và Plasmodium ovale; từ 3 - 5 năm khi bị nhiễm chủng loại Plasmodium malariae cũng có thể gây nên hiện tượng tái phát tùy thuộc vào thời gian ký sinh trùng sốt rét tồn tại trong cơ thể người và tuổi thọ của chúng nếu không được điều trị tiệt căn, dứt điểm.

Đồng thời, sốt rét tái phát cũng thường xảy ra ở những người bị mắc sốt rét nhưng phải làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc và trong thời gian 6 tháng đầu của thời kỳ mắc sốt rét sơ nhiễm.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Video liên quan

Chủ Đề