Thuốc giảm co thắt tử cung khi mang thai

Nếu thai≥ 24 tuần và < 34 tuần, sản phụ được dùng corticosteroid trừ khi việc sinh sắp xảy ra. Một liệu trình khác của corticosteroid có thể được xem xét nếu có tất cả những điều sau:

Corticosteroid cũng nên được xem xét trong các trường hợp sau

Một trong những loại thuốc sau đây có thể được sử dụng:

  • Betamethasone 12 mg tiêm bắp mỗi 24 giờ cho 2 liều

  • Dexamethasone 6 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ cho 4 liều

Những corticosteroid này làm tăng sự trưởng thành của phổi thai nhi và giảm nguy cơ hội chứng suy hô hấp sơ sinh, xuất huyết nội sọ và tử vong.

Thận trọng khi dùng thuốc trong thai kỳ

Các bà mẹ mang thai không nên tự ý mua thuốc điều trị, nhất là những thuốc nằm trong nhóm kháng sinh, nhóm tác động trên hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp.

Vì những thuốc này dễ gây ra biến đổi thai nhi hoặc dễ gây ra biến đổi hoạt tính co bóp của cơ tử cung gây hai biến chứng đáng ngại là quái thai và sảy thai.

Thuốc giảm co thắt tử cung khi mang thai
 Thuốc nào cũng có tác dụng phụ, nên thận trọng khi sử dụng.

Các thuốc “cấm”

Hai đặc điểm mà chúng ta cần đặc biệt lưu tâm đó là khả năng làm quái thai ở đứa trẻ và khả năng dẫn tới nguy cơ xảy thai ở bà mẹ. Đây mới là hai tiêu chuẩn ít được bàn nhưng lại là những tiêu chuẩn vàng để cân nhắc trong chiến lược điều trị. Và cũng dựa trên hai tiêu chuẩn này mà người ta vạch ra những thuốc cấm không được dùng trong quá trình mang thai cũng như những thuốc cần thận trọng xem xét.

Đầu tiên là chúng ta phải lưu ý tới các thuốc chống chỉ định tuyệt đối với thai kỳ. Mức chống chỉ định tuyệt đối đến mức người ta phải dùng từ “cấm” để thấy rõ mặt lưu ý vô cùng quan trọng này.

Là một thuốc kháng sinh hữu dụng cho các nhiễm trùng đường ruột, metronidazole tỏ ra là một kháng sinh tốt trong điều trị nhiễm trùng tiêu hoá. Song khi thử độ an toàn của thuốc, người ta thấy có những trường hợp xuất hiện đột biến và quái thai trên động vật thực nghiệm. Khảo cứu ở những trường hợp phụ nữ có thai mà sử dụng loại thuốc này, người ta thấy thuốc còn làm giảm cân nặng thai nhi và rút ngắn thời gian thai kỳ. Đứa trẻ sinh ra sớm hơn so với ngày quy chuẩn. Chính vì những tác dụng không tốt trên thai kỳ như vậy mà metronidazole không được chỉ định cho các bà mẹ mang thai. Các kháng sinh thông dụng khác như aminoglycosid trị bệnh đường hô hấp cũng cùng chung một số phận.

Griseofulvin là một thuốc chống nấm vẫn được dùng trong điều trị bệnh nấm da, nấm móng. Tuy nhiên có những bằng chứng rõ ràng rằng griseofulvin gây quái thai trên cả động vật thực nghiệm và trên người, đặc biệt khi dùng với liều cao. Thuốc này gây dị tật trên chân và tay ở đứa trẻ, trẻ được sinh ra có thể bị khuyết thiếu một hay nhiều chi thể.

Là một thuốc chống giun ký sinh trong lòng ruột khá hữu hiệu, mebendazol được chỉ định trong các trường hợp tẩy giun. Nhưng loại thuốc này lại gây ra quái thai rõ rệt trên động vật thực nghiệm và người ta xếp thuốc này vào nhóm chống chỉ tuyệt đối cho phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn đầu vì những sự cố trên bào thai.

Chung một tác hại là làm thay đổi quá trình biệt hoá thai nhi dẫn đến nguy cơ quái thai, các thuốc chống động kinh như diphenylhydantoin (vẫn được gọi là phenytoin) cũng không được dùng đối với bà mẹ mang thai. Trong khi đó, thuốc trị đau nửa đầu ergotamine thì cấm dùng cho phụ nữ có thai là do chúng làm tăng cơn co bóp tử cung dẫn đến sảy thai. Đây là những thuốc tác động trên hệ thần kinh mà không được xem xét sử dụng trong thai kỳ.

Một thuốc làm tăng co bóp tử cung mạnh mẽ đáng lưu ý là mifepriston. Thuốc này làm co bóp tử cung mạnh đến nỗi chúng ngăn cản quá trình trứng làm tổ, ngăn cản trứng bám dính vào thành tử cung, vì thế chúng chống thụ thai và chống mang thai. Bà mẹ dùng thuốc này có nguy cơ bị sảy thai là rất lớn. Tác dụng co bóp tử cung của chúng mạnh đến nỗi chúng là thuốc để tránh thai khẩn cấp.

Một thuốc chống nôn làm giảm triệu chứng thai nghén thalidomid cũng là một thuốc “đen” với thai kỳ. Vì chúng gây ra ngộ độc thai nhi, thai nhi bị đột biến và gây thai chết lưu nên chúng không được dùng cho các bà mẹ. Mức độ độc thai nhi đến nỗi chúng đã gây ra thảm hoạ vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Vì những bằng chứng còn đang được nghiên cứu thêm hay những tác dụng phụ còn đang nghi ngờ, các thuốc sau được xếp vào hàng cần cân nhắc, đó là các kháng sinh như thiamphenicol, kháng sinh trị lao rifampicin. Trong nhóm thuốc tim mạch có hai thuốc cần lưu tâm là thuốc hạ huyết áp aldomet và các thuốc ức chế beta. Nằm trong nhóm thuốc tác dụng trên hệ thần kinh, thuốc an thần dòng benzodiazepin, barbiturat, phenothiazin không được khuyên dùng ở bà mẹ mang thai. Trong khi điều trị nhiễm độc thai nghén, chúng ta cũng không nên dùng thuốc lợi niệu nhóm thiazid. Nếu phải dùng thuốc giãn phế quản để điều trị hen ở những bà mẹ có tiền sử dị ứng thì nên tránh thuốc theophylin.

Những lưu ý

Vì thuốc có những mặt trái nhất định trên cả mẹ và con nên chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc cho bà mẹ mang thai. Cụ thể là:

Thứ nhất, phải chẩn đoán và điều trị hết sức chặt chẽ với bà mẹ mang thai. Đâu là những rối loạn bệnh lý do mầm bệnh bên ngoài thực sự, đâu là những rối loạn bệnh lý nhất thời do thai gây ra để có hướng sử dụng thuốc đúng. Chỉ nên quyết định dùng thuốc với các mầm bệnh bên ngoài môi trường xâm nhập.

Thứ hai, tuyệt đối không dùng những thuốc cấm dùng trong thai kỳ. Hãy lưu ý thận trọng với những thuốc cảnh báo, không nên dùng khi còn đang tranh cãi.

Thứ ba, các bà mẹ mang thai không nên tự ý mua thuốc điều trị, không được tự ý mua thuốc uống, nhất là những thuốc nằm trong nhóm kháng sinh, nhóm thuốc tác động trên hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp. Vì những thuốc này dễ gây ra biến đổi thai nhi hoặc dễ gây ra biến đổi hoạt tính co bóp của cơ tử cung gây hai biến chứng đáng ngại là quái thai và sảy thai.

Và cuối cùng, không nên dùng thuốc “ẩu” với bà mẹ mang thai. Hãy nhớ, hạn chế tối đa dùng thuốc trong thai kỳ.

BS. Yên Lâm Phúc

Mình mang thai bị cơn co từ sớm. Hiện 22 tuần mà đi lại nhiều hay nằm ngửa, nhất là chiều tối là cứng bụng và xuất hiện cơn co, mặc dù m nghỉ ngơi nhiều và hạn chế đi lại. Bác sỹ kê thuốc Spasmaverine khi nào có cơn co và đau thì uống, nhưng mình lại k thấy đau bụng, k biết là nên uống lúc nào. Bác sỹ khám thì lúc có cơn co luc không. Bạn nào có kinh nghiệm vụ này cho mình hỏi có cần uống thuốc thường xuyên k và uống nhiều đến tận ngày sinh thì có sao k? Mình nghĩ cái này là do cơ địa của từng người nên kinh nghiệm thực tế là quan trọng nhất, nên nhờ mọi người chia sẻ nhé!

Biên dịch: Vân Trần

Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng

Những cơn co tử cung có liên quan đến sự co thắt và dày lên của cơ tử cung. Cơn đau hay cơn co thắt thường bắt đầu xuất hiện ở thắt lưng và lan ra phía trước. Sản phụ có thể có cảm giác đau như đau bụng kinh và/ hoặc đau lưng. Tuy nhiên cảm giác này có thể khác nhau ở mỗi sản phụ.

Các kiểu cơn co tử cung

Bạn có thể đã nghe những tên gọi khác nhau của cơn co tử cung. 

Cơn co Braxton Hicks

Cơn co Braxton Hicks là cơn co chuyển dạ giả (cơn co sinh lý), thường xuất hiện ở tuần thứ 6 và càng cảm nhận rõ hơn ở tam cá nguyệt 2 hoặc tam cá nguyệt 3 của thai kỳ. Nó là một dấu hiệu bình thường ở thai kỳ, để cơ thể sẵn sàng cho chuyển dạ và không làm thay đổi cổ tử cung.

Đặc điểm cơn co Braxton Hicks

  • Cơn co chủ yếu xuất hiện ở bụng hơn ở lưng
  • Không đều, không xảy ra thường xuyên và không tăng dần về cường độ
  • Không đau đớn nhưng khiến sản phụ không thoải mái
  • Giảm khi nghỉ ngơi, đi bộ hoặc đi tiểu

Nguyên nhân gây cơn co Braxton Hicks

  • Vận động mạnh
  • Mất nước
  • Nhịn đi tiểu
  • Quan hệ tình dục

Làm gì khi có cơn co Braxton Hicks?

Những biện pháp sau có thể giúp bạn làm dịu đi hoặc cảm thấy dễ chịu hơn khi có cơn co Braxton Hicks

  • Uống nước để bù lại nước cho cơ thể
  • Tập hít thở đều đặn
  • Thay đổi tư thế hoặc mức độ hoạt động (từ ngồi chuyển sang đi bộ, từ vận động sang nghỉ ngơi)
  • Thư giãn, đi massage, tắm nước ấm, nghe nhạc, đọc sách hoặc chợp mắt một chút.

Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Cơn co chuyển dạ sinh non

Đây là cơn co thực sự, xảy ra đều đặn trước  37 tuần (trước khi đủ thai tháng). Trong một vài trường hợp, cơn co này có thể dẫn đến sinh non.

Đặc điểm cơn co chuyển dạ sinh non

Nếu bạn có các dấu hiệu sau, có thể bạn đã có cơn co chuyển dạ sinh non

  • Có hơn 5 cơn co gây đau mỗi giờ
  • Cơn co tử cung thường xuyên, đều đặn
  • Bụng cứng hơn
  • Cảm thấy giống đau bụng kinh
  • Chảy máu hoặc dịch âm đạo
  • Đau âm ỉ vùng hông lưng dưới
  • Đau và căng tức bụng
  • Cảm giác đè nặng vùng chậu
  • Vỡ ối

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Nguyên nhân gây cơn co chuyn d sinh non

Yếu tố nguy cơ của cơn co chuyển dạ sinh non gồm:

  • Tiền sử sinh non trước đây
  • Đa thai (sinh đôi, sinh ba)
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai ngắn
  • Chiều dài cổ tử cung ngắn
  • Căng thẳng nhiều
  • Nhiễm trùng
  • Tình trạng bất thường nhau thai, cổ tử cung hoặc tử cung
  • Lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, dùng thuốc trong thai kỳ, lạm dụng chất kích thích, béo phì.

Làm gì khi có cơn co chuyển dạ sinh non?

Để giảm nguy cơ sinh non, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau cho đến khi gặp được bác sĩ.

  • Uống đủ nước vì mất nước cũng là nguyên nhân gây ra cơn co
  • Tắm nước ấm sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn
  • Không nên nằm ngửa. Bạn nên nằm nghiêng một bên và dùng gối kê phía sau lưng
  • Theo dõi cơn co trong 1 giờ. Hãy đếm số phút từ lúc bắt đầu có 1 cơn co đến khi có cơn co kế tiếp. Nếu bạn có hơn 4-5 cơn/giờ, đó là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non.

Cơn co chuyển dạ tiềm thời

Sản phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu, giống nhu đau bụng kinh từ nhẹ đến vừa. Cổ tử cung mở 4cm ở giai đoạn này.

Đặc điểm cơn co chuyển dạ tiềm thời

Sau đây là 1 số triệu chứng phổ biến, nhưng không phải giống nhau ở tất cả phụ nữ có thai

  • Cơn co không đều, khoảng 30-40 giây/cơn
  • Cơn co không đều, cách nhau 5-20 phút
  • Đau âm ỉ ở lưng
  • Cơn co thắt mạnh
  • Khó thở
  • Cảm giác đè nặng vùng chậu
  • Đau lan từ sau ra trước

Phụ nữ sinh con lần đầu có thể chuyển dạ tiềm thời trong vài giờ mà không có bất kỳ sự thay đổi cổ tử cung nào. Bạn nên đến bệnh viện hoặc gọi bác sĩ.

Cơn co chuyển dạ hoạt động

Đây là những cơn co gây đau rõ rệt và là dấu hiệu sắp sinh. Cổ tử cung mở 4-10 cm ở giai đoạn này.

Đặc điểm cơn co chuyển dạ hoạt động

Những triệu chứng sau đây gợi ý cơn co chuyển dạ hoạt động:

  • Cơn co kéo dài 50-75 giây
  • Cơn co cách nhau 2-3 phút
  • Cảm giác đè nặng và đau lưng vì em bé đang lọt
  • Cảm giác muốn rặn mạnh

Trong giai đoạn này, bạn cũng có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, ớn lạnh, bốc hỏa, đầy hơi và nôn.

Nguyên nhân của cơn co chuyển dạ hoạt động là gì?

Do tuyến yên tiết oxytocin, kích thích cơ tử cung co- giãn thúc đẩy đầu em bé áp vào cổ tử cung, dẫn đến cổ tử cung xóa mở nhiều hơn.

Cơn co chuyển dạ thực sự

Đây là giai đoạn đau đớn nhất của chuyển dạ. Giai đoạn này kéo dài 60-80 giây, mỗi cơn đau cách nhau 2-3 phút. Cổ tử cung mở 7-10cm. Cơn co xuất hiện cùng với áp lực đè nặng ở âm đạo và trực tràng. Bạn có thể buồn nôn, nôn và run rẩy.

Làm thế nào để dễ chịu hơn trong suốt quá trình chuyển dạ?

Những biện pháp sau đây giúp bạn làm dịu đi những cơn co gây đau:

  • Đi tắm
  • Đi bộ hoặc thay đổi tư thế
  • Uống nước vì điều này cũng có thể giúp có đủ năng lượng trong quá trình sinh con
  • Nghỉ ngơi
  • Ăn uống đủ chất
  • Nhờ một ai đó massage lưng và chân có thể giúp bạn dễ chịu hơn
  • Thiền, yoga, thư giãn cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách giảm đau, như uống thuốc và/hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Những gì sẽ diễn ra khi bạn đến bệnh viện?

Bạn đến bệnh viện sau khi có cơn co thực sự, đây là những gì có thể diễn ra:

Bạn sẽ được xếp vào phòng chờ sinh, gắn 2 monitor trên bụng để theo dõi tim thai và cơn co tử cung.

Bạn sẽ được hỏi về những triệu chứng liên quan đến cơn đau, tần suất và cường độ cơn co. Điều dưỡng sẽ khám cổ tử cung và nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ hoạt động sẽ chuyển qua phòng sinh.

Sau đó điều dưỡng sẽ gọi bác sĩ và nhận y lệnh ngay khi có.

Các câu hỏi thường gặp

Các cơn co có gây đau không?

Điều đó phụ thuộc vào kiểu cơn co bạn đang gặp phải. Cơn co chuyển dạ thực sự thường đau hơn cơn co Braxton Hicks. Nhưng cường độ đau khác nhau ở mỗi người.

Cơn co Braxton Hicks có thể trở thành cơn co thực sự không?

Cơn co Braxton Hicks không thể trở thành cơn co thực sự vì nó là cơn co giả và không làm xóa mở cổ tử cung.

Vậy cơn co thực sự bắt đầu khi nào trong thai kỳ?

Cơn co thực sự bắt đầu sau tuần thứ 37. Nếu nó xảy ra sớm trước tuần 37, đó là cơn co chuyển dạ sinh non.

Hiểu được sự khác biệt giữa các cơn co sẽ giúp bạn giảm lo sợ, đồng thời có thể tìm cách giải quyết nó. Nếu bạn còn nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ. Hãy giữ bình tĩnh, thư giãn và lắng nghe cơ thể mình.

Tài liệu tham khảo

www.momjunction.com/types-of-contractions-during-pregnancy-and-their-implications