Tịch thu là gì

Luật sư cho tôi hỏi Bộ luật hình sự có quy định như thế nào về biện pháp tịch thu tài sản? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Người gửi: Bùi Thị Thanh Nga (Nghệ An)

Tịch thu là gì

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Điều 40 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:

“Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.”

Có thể hiểu: Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung, tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc thuộc sở hữu của người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng sung quỹ Nhà nước.

Tịch thu tài sản được áp dụng đối với những người phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong những trường hợp Bộ luật hình sự quy định. Trong phần các tội phạm, tịch thu tài sản có thể được quy định riêng như đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 92 Bộ luật hình sự) hoặc được quy định là chế tài lựa chọn cùng với phạt tiền (khi là hình phạt bổ sung) như đối với một số tội xâm phạm sở hữu, trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về ma túy… Cách thức quy định tịch thu là tài sản cùng với sự phát triển trong chế tài lựa chọn tạo khả năng pháp lý cho việc giải quyết của tòa án phù hợp với từng trường hợp phạm tội cụ thể.

Khi tuyên hình phạt tịch thu tài sản, tòa án có thể tuyên tước một phần hoặc toàn bộ tài sản của người phạm tội. Tài sản bị tước phải thuộc sở hữu của người bị kết án; tài sản đó có thể là tài sản người bị kết án đang sử dụng hoặc là tài sản đã cho vay, mượn, thuê, gửi sửa chữa, gửi người khác giữ hoặc đang cầm cố thế chấp… Tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc là tiền, kể cả tiền gửi ngân hàng, quỹ tín dụng hoặc trái phiếu, tín phiếu… Theo Điều 40 Bộ luật hình sự, trong trường hợp tịch thu toàn bộ tài sản, cơ quan thi hành án vẫn phải để lại cho người bị kết án và gia đình họ những phương tiện sinh hoạt tối thiểu. Đây là những tài sản tạo điều kiện sinh sống cho gia đình và bản thân người bị kết án sau thời gian chấp hành án.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về hình phạt tịch thu tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Do nhu cầu tư vấn giải đáp thắc mắc liên quan đến luật hình sự tăng cao, Luật Quang Huy đã cung cấp đường dây nóng hỗ trợ hỏi đáp luật hình sự. 100% cuộc gọi tới đường dây này được bảo mật thông tin cuộc gọi. Nếu bạn đọc có nhu cầu được hỗ trợ về luật hình sự, hãy liên hệ ngay qua Tổng đài 1900.6784.

Tịch thu tài sản là gì?

Quy định của pháp luật về tịch thu tài sản như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ tư vấn cho bạn về tịch thu tài sản.

Tịch thu là gì


Theo Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

2. Quy định pháp luật về tịch thu tài sản

Tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật hình sự quy định.

Về nguyên tắc, khi bị tịch thu tài sản do phạm tội thì tài sản bị tịch thu đó sẽ là tài sản thuộc sở hữu của người vi phạm.

Cần phải hiểu rằng, hình phạt bổ sung này chỉ áp dụng với những trường hợp người phạm tội có thu nhập bất chính, có tài sản là do hành vi phạm tội mà có hoặc trong trường hợp nhận thấy có căn cứ khẳng định nếu không tịch thu tài sản thì người đó sẽ sử dụng tài sản đó vào việc thực hiện tội phạm hoặc sẽ tiếp tục thực hiện tội phạm.

Tài sản bị tịch thu có thể là tài sản mà người bị kết án đang sử dụng hoặc tài sản cho vay, cho mượn, tài sản đang gửi giữ hoặc đang được cầm cố, thế chấp hoặc là tài sản thuộc quyền sở hữu của người bị kết án có thể tồn tại dưới dạng tiền, giấy tờ có giá như trái phiếu, tín phiếu hoặc hiện vật.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Tịch thu là gì
Quy định pháp luật về tịch thu tài sản

Hình phạt này hoàn toàn khác với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm.

Nếu tịch thu tài sản do Tòa án áp dụng thì biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm sẽ do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng.

Tịch thu tài sản là hình phạt nên tịch thu tài sản để lại án tích còn biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp tư pháp nên không có án tích.

3. Phương án xử lý tài sản tịch thu

Hiện nay theo quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, việc tịch thu tài sản là tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Việc xử lý với tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm được giải quyết như sau:

Thứ nhất, việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội.

Đây là những công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, như: dao, súng, xe mô tô của người phạm tội sử dụng trong các vụ cướp tài sản, tiền mà người phạm tội sử dụng trong đánh bạc, đưa hối lộ mà có.

Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc đổi do đổi chác, mua bán những thứ ấy mà có là những vật hoặc tiền có được do việc thực hiện tội phạm như tham ô, trộm cắp, cướp, lừa đảo hoặc do sự mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có.

Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành là những vật mà người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là đối tượng của việc thực hiện tội phạm, những vật này thuộc loại nhà nước cấm lưu hành như: Văn hóa phẩm đồi trụy, vũ khí quân dụng, ma túy, chất cháy, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ.

Thứ hai, đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Có nghĩa là những vật, tiền này là của người khác và xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, đã bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

Thứ ba, trường hợp vật, tiền thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi trong việc để cho người khác sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp này luật quy định “có thể bị tịch thu”, được hiểu tùy vào từng vụ án, với loại tiền hoặc vật cụ thể Tòa án quyết định biện pháp xử lý có tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hay không. Khi quyết định vấn đề này, Tòa án cần nghiên cứu kỹ hình thức lỗi của người có tiền hoặc vật để người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.

Nếu chủ sở hữu là người có lỗi cố ý hoặc vô ý thì ngoài việc có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước, hành vi của chủ sở hữu có thể là đồng phạm với vai trò giúp sức (nếu lỗi cố ý) hoặc có thể cấu thành một tội phạm độc lập khác (nếu là lỗi vô ý).

Ví dụ: Nguyễn Văn A biết Trần Tiến B mượn súng (loại súng tự chế) để đi cướp tài sản nhưng Nguyễn Văn A vẫn cho Trần Tiến B mượn súng để đi cướp ngân hàng C. Khi thực hiện hành vi cướp ngân hàng C thì Trần Tiến B bị bắt giữ, trường hợp này ngoài việc khẩu súng Nguyễn Văn A cho Trần Tiến B mượn sẽ bị tịch thu, Nguyễn Văn A còn bị xử lý trách nhiệm hình sự là đồng phạm với Trần Tiến B về tội Cướp tài sản với vai trò là người giúp sức.

Tịch thu là gì

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề tịch thu tài sản.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ cho Tổng đài tư vấn luật Hình sự trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Bình Luận

Đây là Biện pháp tư pháp thứ nhất được qui định tại Điều 46, Biện pháp này được áp dụng cho người phạm tội lẫn pháp nhân thương mại.

Ngay tại khoản 1 Điều này, thì Biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được thực hiện bằng phương pháp sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy. Tùy thuộc vào vật đó là gì mà áp dụng biện pháp phù hợp.

- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội: trước hết cần nhận định các công cụ, phương tiện này phải thuộc sở hữu của người thực hiện hành vi phạm tội, đối với các loại vật, tiền mà người phạm tội có được không thông qua việc xác lập quyền sở hữu hợp pháp sẽ được điều chỉnh tại khoản 2 Điều này. Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội là các loại vật được người phạm tội chuẩn bị trong quá trình thực hiện tội phạm. Bàn đến đây, có thể nhiều người hiểu một cách máy móc và cho rằng các vật này phải được chuẩn bị trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội tức là giai đoạn mà việc phạm tội được cụ thể hóa bằng một hành vi nhất định, không còn là biểu hiện trong suy nghĩ. Cách hiểu này hoàn toàn không sai nhưng chưa thật sự phù hợp, sở dĩ tác giả nhận định không sai vì giai đoạn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn mà người phạm tội hầu như đã chuẩn bị một cách đầy đủ nhất các loại vật mà họ cho là cần thiết để thực hiện hành vi và đạt được mục đích phạm tội ban đầu của mình. Tuy nhiên các công cụ, phương tiên phạm tội có thể được bổ sung, thay thế, hủy bỏ trong suốt quá trình thực hiện tội phạm.

Công cụ, phương tiện phạm tội: dao, dây thừng, bao tải, xe máy, ô tô…

- Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có: Khác với công cụ, phương tiện phạm tội thì đây là biện pháp tư pháp nhằm vào những thứ mà người phạm tội có được trong và sau quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Qui định tại phần này thể hiện vật hoặc tiền được hình thành từ hai nguồn khác nhau. Thứ nhất là vật hoặc tiền do phạm tội mà có: Đây là những thứ mà người phạm tội chiếm đoạt được như trộm xe đạp, xe máy, laptop, tiền có được từ cướp giật, tiền có được từ việc lừa đảo, … rõ ràng người thực hiện hành vi phạm tội là đối tượng trực tiếp nắm giữ, quản lý các loại vật, tiền này mà nó không bị biến đổi, hoán đổi thành những lợi ích khác hay nói cách khác đây là các lợi ích, hiện vật bậc I. Thứ hai là vật hoặc tiền do mua bán đổi chác từ các loại vật, tiền mà người phạm tội có được khi thực hiện hành vi phạm tội: Nếu qui ước gọi các vật hoặc tiền do phạm tội mà có là các lợi ích, hiện vật bậc I thì đến đây các loại vật, tiền có được từ việc mua bán, đổi chác là các lợi ích, hiện vật bậc II. Các vật, tiền này được bị biến đổi thông qua phương thức mua bán, đổi chác, ví dụ: A trộm được xe máy và đem xe máy bán lấy tiền hay A trộm được khoản tiền lớn và sử dụng nó để mua nhà, như vậy tiền từ việc bán xe máy hay nhà có được từ việc sử dụng tiền trộm cắp là các lợi ích, hiện vật bậc II.

- Khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội: với việc qui định áp dụng biện pháp tư pháp đối với các khoản thu lợi bất chính có được từ việc phạm tội là một điểm mới hoàn toàn của Bộ luật hình sự hiện hành so với các qui định trước đây. Thu lợi bất chính là yếu tố định khung hình phạt trong một số loại tội phạm như Điều 217a - Tội vi phạm qui định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên), Điều 217 - Tội vi phạm qui định về cạnh tranh (thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên), Điều 212 - Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên), Điều 201 - Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Điều 198 - Tội lừa dối khách hàng, …Như vậy có thể hiểu như thế nào về hoạt động thu lợi bất chính của người phạm tội, đây là các khoản lợi mà người phạm tội có được thông qua việc thực hiện hành vi phạm tội. Vì có được bằng hành vi bất hợp pháp nên các khoản lợi này cần phải bị áp dụng biện pháp tư pháp để xử lý.

- Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành: Trường hợp này chỉ áp dụng đối với vật và vật này phải thuộc danh mục bị Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành. Căn cứ để xác định một vật có thuộc trường hợp qui định này hay không thì dựa trên qui định của pháp luật đối với vật đó, nghĩa là nó có nằm trong danh sách cấm của Nhà nước hay không. Một khi bị cấm thì không phân biệt vật thuộc quyền sở hữu của ai, của người phạm tội hay người bị hại hay một bên thứ ba nào khác đều bị áp dụng biện pháp tư pháp, không có ngoại lệ được đặt ra.

Không phải bất kỳ vật, tiền nào có được trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm đều bị tịch thu, sung quỹ mà cần phải được xem xét nguồn gốc vật, tiền này là của ai, có phải của người phạm tội hay không, nó được hình thành như thế nào… chính vì vậy mà pháp luật hình sự đã qui định đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Trường hợp vật, tiền thuộc sở hữu của người khác nhưng người này lại có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng trong quá trình thực hiện tội phạm thì vật, tiền này có thể bị Cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp tư pháp. Đây không phải là trường hợp đương nhiên bị áp dụng biện pháp tư pháp như đối với các mục được nhà làm luật liệt kê tại khoản 1 Điều này. Việc có tịch thu hay không cần phải được xem xét, đối chiếu dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để từ đó mới ra quyết định cuối cùng về việc tịch thu hay không tịch thu.

Yếu tố cơ bản, đầu tiên mang tính quyết định đó chính là yếu tố lỗi. Khi xem xét các thành tố cấu thành tội phạm tại Điều 8 Bộ luật này thì lỗi là một trong các thành tố xác định hành vi của một người/pháp nhân thương mại có phải là tội phạm hay không. Lỗi được biểu hiện ở dạng cố ý và vô ý. Trong trường hợp này, nếu một người với lỗi cố ý để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình thì được hiểu họ đã biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội, biết được hậu quả sẽ xảy ra như thế nào khi người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình thì tất nhiên toàn bộ vật, tiền đó phải bị tịch thu. Ngoài ra người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự là một đồng phạm với vai trò giúp sức. Còn trường hợp ngược lại với lỗi vô ý thì việc tịch thu hay không cũng được đưa ra xem xét chứ không mặc nhiên hoàn trả cho người sở hữu hoặc quản lý hợp pháp.