Tiền lương tiền công là gì

Tiền lương tiền công là gì
 Khái niệm tiền lương

“Tiền lương” là tất cả hình thức tiền mặt và vật phẩm mà người sử dụng lao động trả cho công sức lao động của người lao động dưới bất kỳ tên gọi nào như lương, tiền công và các tên gọi khác. “Tiền lương thông thường” là khoản tiền trả theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc thời hạn quy định được thỏa thuận trả cho tổng số lao động hoặc sức lao động nhất định được trả định kỳ đều đặn cho người lao động.

‘Mức lương trung bình” là khoản tiền được tính bằng cách lấy tổng mức lương đã trả cho người lao động ấy trong 3 tháng trước khi phát sinh lý do phải tính mức lương này chia cho tổng số ngày của thời hạn ấy.

Tiền lương tiền công là gì
Ý nghĩa của tiền lương

Tiền lương tiền công là gì
Khái niệm tiền lương

- 「Tiền lương」 là tất cả mọi hình thức tiền mặt và vật phẩm mà người sử dụng lao động trả cho công sức lao động của người lao động dưới bất kỳ tên gọi nào như lương, tiền công và các tên gọi khác (số 5 Khoản 1 Điều 2 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

※「Người lao động」là người cung cấp sức lao động tại nơi làm việc hoặc cho công việc với mục đích nhận lương ở tất cả các loại ngành nghề (Số 1 Khoản 1 Điều 2 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

※「Người sử dụng lao động」 là chủ doanh nghiệp hoặc người phụ trách điều hành lao động và những người thực hiện hành vi vì chủ doanh nghiệp về những nội dung liên quan đến người lao động (số 2 Khoản 1 Điều 2 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

Tiền lương tiền công là gì
Yếu tố khái niệm tiền lương

- Người sử dụng lao động trả cho người lao động

· Bởi vì tiền lương là khoản ‘người sử dụng lao động trả cho người lao động’ nên tiền bảo hiểm người sử dụng lao động phải trả theo các chế độ bảo hiểm về mặt nguyên tắc không tính trong tiền lương, tiền khách thưởng cho nhân viên, phí dịch vụ theo nguyên tắc cũng không được xem là tiền lương.

- Tiền công lao động

· Đối với việc xem xét ’Tiền công lao động, tức là khoản thù lao được trả lại cho việc cung cấp sức lao động’ thì việc phát sinh nghĩa vụ trả thù lao đó phải liên quan trực tiếp với việc cung cấp lao động hoặc phải được xem là có liên quan mật thiết với việc đó.

※ Phán lệ về việc xét có được xem là tiền lương hay không

Phụ cấp lao động tại nước ngoài

· Khoản tiền lương được trả trong thời gian làm việc tại nước ngoài vượt trội hơn mức lương nhân viên trong nước ở chức vụ tương đương không được xem là khoản được nhận vì là đối tượng lao động mà phải xem đó là khoản được quy đổi ra chi phí thực hoặc khoản lương được nhận tạm thời trong thời gian lao động ở nước ngoài với tư cách là nhân viên ở nước sở tại theo điều kiện đặc biệt là làm việc ở nước ngoài (Tuyên cáo Tòa án Tối cao ngày 9.11.1990, Phán quyết 4683 taka 90).

Phụ cấp nghiên cứu

· Phụ cấp nghiên cứu và phụ cấp hướng dẫn sinh viên của giáo sư trường đại học nếu là một khoản nhất định được trả định kỳ nói chung cho giảng viên đại học trên mà không phải là khoản được quy đổi chi phí thực dựa trên thành tích nào đó thì xem là lương trả công cho công lao động là phù hợp (Tuyên cáo Tòa án Tối cao ngày 28.9.1977, Phán quyết số 77 ta 300).

Tiền thưởng

· Nếu tiền thưởng được trả liên tục, định kỳ và khoản tiền chi được quy định rõ thì mang tính chất của tiền lương được trả cho sức lao động, nhưng nếu sự phát sinh lý do trả đó không được quy định rõ và được trả tạm thời thì không thể xem là tiền lương (Tuyên cáo ngày 11.6.2002, Phán quyết số 2001 ta 16722).

Phụ cấp gia đình

· Nếu phụ cấp gia đình là khoản thuộc trách nhiệm trả của công ty và đã được trả đều cho những người lao động đủ điều kiện thì đây không phải là lương mang tính tạm thời và ban thưởng mà mang tính chất thù lao trả cho sức lao động nên được xem là tiền lương (Tuyên cáo Tòa án Tối cao số 2003 ta 54322, 54339 ngày 26.5.2006).

Tiền bảo hiểm người lái xe

· Khoản tiền Công đoàn lao động nhận dưới hình thức quỹ hàng tháng từ người sử dụng lao động theo thỏa ước tập thể và chia cho người lao động để bảo vệ sự ổn định sinh hoạt khi xảy ra tai nạn giao thông đối với người lao động dưới tên gọi là tiền bảo hiểm người lái xe thì không thể xem là tiền lương được trả cho đối tượng lao động (Ngày 23.7.2002, Phán quyết số 2000 ta 29370).

Tiền ăn

· Nếu phiếu ăn do người sử dụng lao động phát cho người lao động có thời gian sử dụng 2 ngày và không thể yêu cầu đổi lại bằng tiền mặt hoặc vật dụng khác trong trường hợp không sử dụng đến thì các bữa ăn được cung cấp bằng hiện vật giới hạn cho những người lao động có lao động trên thực tế là phần được cung cấp vì mục đích phúc lợi xã hội cho người lao động nên khó thể xem là lương trả cho công lao động (Tuyên cáo Tòa án Tối cao ngày 23.7.2002, Phán quyết số 2000 ta 29370).

Tiền lương tiền công là gì
Tiền lương thông thường và tiền lương trung bình

- Tiền lương thông thường

· 「Tiền lương thông thường」 là khoản tiền trả theo giờ, theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc thời hạn quy định được thỏa thuận trả cho tổng số lao động hoặc sức lao động nhất định được trả định kỳ đều đặn cho người lao động (Khoản 1 Điều 6 「Nghị định Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

· Tiền lương thông thường cơ bản được tính dựa trên nội dung sau đây:

√ Bảo đảm mức tối thiểu của lương trung bình (Tham khảo Điều 2 Khoản 2 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」và Phán quyết số 93Da8658, Tuyên án, 09.11.1993 của Tòa án tối cao)

√ Trợ cấp sa thải báo trước (Điều 26 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」)

√ Lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, ngày nghỉ (Điều 56 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」)

√ Tiền lương kỳ nghỉ có lương phép năm (Khoản 5 Điều 60 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」)

√ Lương nghỉ phép trước và sau thai sản (Điều 75 「Luật Bảo hiểm Lao động」)

· Tiền lương được làm cơ sở tính mức lương thông thường là tiền lương cơ bản được quy định trả cho người lao động cho khoảng thời gian lao động quy định theo hợp đồng lao động, quy tắc làm việc hoặc thỏa ước tập thể (trường hợp không có thời gian lao động quy định thì là thời gian lao động theo luật định) và tiền lương được quy định trả định kỳ không thay đổi trong 1 thời hạn tính lương [「Hướng dẫn cách tính lương thông thường」(Khoản 1 Điều 3 Nội quy nội bộ Bộ Lao động & Tuyển dụng Số 47, ban hành và thi hành ngày 25.9.2012)].

· Việc xem xét có được tính trong lương thông thường hay không phải được xem xét một cách tổng hợp về ý nghĩa của tiền lương thông thường, nội dung hợp đồng lao động quy tắc làm việc thỏa ước tập thể, loại ngành nghề và hình thái lao động, thói quen trả chứ không được chỉ xét dựa trên tên gọi mà thôi (Căn cứ Điều 5-2 「Hướng dẫn cách tính lương thông thường」).

- Lương trung bình

· ‘Mức lương trung bình」 là khoản tiền được tính bằng cách lấy tổng mức lương đã trả cho người lao động ấy trong 3 tháng trước khi phát sinh lý do phải tính mức lương này chia cho tổng số ngày của thời hạn ấy (Nội dung Số 6 Khoản 1 Điều 2 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

· Mức lương trung bình được tính bằng tổng số tiền lương được trả cho người lao động ấy trong 3 tháng trước khi phát sinh lý do tính chia cho tổng số ngày trong thời gian ấy, nếu mức lương trung bình được tính ra thấp hơn mức lương thông thường thì lấy mức lương thông thường đó là mức lương trung bình (Khoản 2 Điều 2 「Luật Lao động Tiêu chuẩn」).

· Mức lương trung bình là cơ sở để tính trợ cấp nghỉ hưu, trợ cấp nghỉ việc, trợ cấp nghỉ phép năm có lương.

※ Cách tính mức lương trung bình

Mức lương trung bình = Tổng số tiền lương của 3 tháng trước khi phát sinh lý do tính lương trung bình ÷ tổng số ngày trong thời gian 3 tháng trước khi phát sinh lý do

Để thực hiện đúng quy định pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong việc ghi nhận các khoản chi phí được trừ nhằm đảm bảo quyền lợi và giảm thiểu rủi ro do việc xác định những chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trích dẫn các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phí công tác được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, theo quy định Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC như sau:

1. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

b)

Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau thì không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.:

     -  Hợp đồng lao động;

     -  Thỏa ước lao động tập thể;

     -  Quy chế Tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;

      -  Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

c) Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

d) Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

e) Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế..

g) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm mà vẫn chưa chi thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định xác định thu nhập chịu thuế, trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề (Trường hợp này DN được tính vào chi phí được trừ). Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

  • Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
  • Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
  • Sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương của năm trước thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

Ví dụ: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2015 (đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2014 là 7 tỷ đồng.

Như vậy, DN A phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2015) là 3 tỷ đồng (10 tỷ - 7 tỷ).

Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2015 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.

h) Tiền lương, tiền công của những đối tượng sau đây không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân,
  • Chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ);
  • Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

2. Phần chi trang phục cho người lao động

  • Phần chi trang phục cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
    • Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ.
    • Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
  • Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì:
    • Mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm;
    • Mức chi bằng bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
  • Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

3. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

4. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động thì không được không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

  • Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
  • Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

  • Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    • Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
    • Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
    • Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
  • Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì:
    • Chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

    • Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

Chi tiết xem tại: Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC