Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm không khí năm 2024

Từ 12/09/2023, việc phân loại chất lượng không khí được thực hiện dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Mục 2 QCVN 05:2023/BTNMT như sau:

Giá trị giới hạn tối đa các thông số cơ bản trong không khí xung quanh:

Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm không khí năm 2024

Giá trị giới hạn tối đa của một số chất độc hại trong không khí xung quanh:

Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm không khí năm 2024

Theo quy định nêu trên, việc phân loại chất lượng không khí được thực hiện dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Mục 2 QCVN 05:2023/BTNMT.

Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm không khí năm 2024

Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2023/BTNMT)? (Hình từ Internet)

Giải thích một số thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2023/BTNMT)?

Tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 05:2023/BTNMT giải thích về một số thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2023/BTNMT) như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Thông số cơ bản là các thông số được sử dụng để quan trắc định kỳ, tự động, liên tục nhằm đánh giá chất lượng không khí, gồm có 07 thông số: SO2 (lưu huỳnh (sulfur) dioxide), CO (carbon monoxide), NO2 (nitơ (nitrogen) dioxide), O3 (ozone), TSP (tổng bụi lơ lửng), bụi PM10, bụi PM2,5.
1.3.2. Thông số độc hại là các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ có tính chất gây hại tới sức khỏe con người và môi trường, được lựa chọn để quan trắc theo mục tiêu của chương trình quan trắc.
1.3.3. Tổng bụi lơ lửng (TSP) là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm.
1.3.4. Bụi PM10 là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm.
1.3.5. Bụi PM2,5 là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm.
1.3.6. Trung bình một giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ.
1.3.7. Trung bì nh 8 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ.
1.3.8. Trung bình 24 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).
1.3.9. Trung bình năm là giá trị trung bình của các giá trị đo được các ngày trong khoảng thời gian một năm.
1.3.10. Mét khối khí chuẩn (Nm3) là mét khối khí ở nhiệt độ 25ºC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

Theo đó, thuật ngữ sử dụng trong Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí (QCVN 05:2023/BTNMT) được giải thích như sau:

- Thông số cơ bản là các thông số được sử dụng để quan trắc định kỳ, tự động, liên tục nhằm đánh giá chất lượng không khí, gồm có 07 thông số: SO2 (lưu huỳnh (sulfur) dioxide), CO (carbon monoxide), NO2 (nitơ (nitrogen) dioxide), O3 (ozone), TSP (tổng bụi lơ lửng), bụi PM10, bụi PM2,5.

- Thông số độc hại là các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ có tính chất gây hại tới sức khỏe con người và môi trường, được lựa chọn để quan trắc theo mục tiêu của chương trình quan trắc.

- Tổng bụi lơ lửng (TSP) là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 μm.

- Bụi PM10 là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm.

- Bụi PM2,5 là các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 μm.

- Trung bình một giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ.

- Trung bình 8 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ.

- Trung bình 24 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm).

- Trung bình năm là giá trị trung bình của các giá trị đo được các ngày trong khoảng thời gian một năm.

- Mét khối khí chuẩn (Nm3) là mét khối khí ở nhiệt độ 25ºC và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.

Phương pháp nào được sử dụng để xác định các giá trị về chất lượng không khí theo QCVN 05:2023/BTNMT?

Căn cứ quy định tại Mục 3 QCVN 05:2023/BTNMT, các phương pháp được sử dụng để xác định các giá trị về chất lượng không khí theo QCVN 05:2023/BTNMT gồm:

- Phương pháp quan trắc các thông số trong không khí xung quanh

- Kết quả quan trắc từ thiết bị quan trắc tự động, liên tục chất lượng không khí đáp ứng các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà ngày càng nghiêm trọng thì việc thiết kế và cấu tạo nhà ở theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13521:2022 sẽ hạn chế tối đa mức độ gây hại.

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của bụi mịn và các chất độc hại ngoài trời thì không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm bởi những tác nhân mang tính chất đặc thù hoặc những thói quen sinh hoạt của gia đình.

Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ở mức độ nhẹ thì có thể gây nên tình trạng kích ứng thông thường trên da hoặc chảy nước mắt. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng, bụi mịn có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhất là đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì bụi mịn có thế làm khởi phát những đợt cấp của bệnh và khiến bệnh nhân phải vào viện cấp cứu.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh bụi mịn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý hô hấp, tim mạch, ung thư…thậm chí dẫn đến nguy cơ tử vong. Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới đã giảm mức giới hạn nồng độ bụi mịn PM2.5 trung bình hằng năm từ 10 mcg/m3 xuống 5 mcg/m3. Điều đó chứng tỏ người ta đã thấy những tác hại rất nghiêm trọng của bụi mịn đến sức khỏe con người.

Ngoài bụi mịn thì khí CO và CO2 sản sinh trong quá trình đốt rơm rạ, than củi, nhất là để sưởi ấm trong mùa đông cũng vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, CO là loại khí rất độc và là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp tử vong thương tâm do đốt lửa sưởi ấm trong thời gian qua.

Hợp chất benzen trong khói hương, khói thuốc lá sẽ tác động đến đường hô hấp dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính, chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.

Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm không khí năm 2024

Tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà ngày càng nghiêm trọng cần thiết phải áp dụng tiêu chuẩn khi xây mới hoặc cải tao để giảm thiểu tình này. Ảnh minh họa

Để giúp không khí trong nhà được trong lành, hạn chế nguy cơ ô nhiễm Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Quyết định số 1686/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13521:2022 - Nhà ở và nhà công cộng - Các thông số chất lượng không khí trong nhà.

TCVN 13521:2022 áp dụng cho các nhà ở và nhà công cộng khi đóng kín cửa chống lạnh trong mùa đông hay điều hòa không khí làm mát trong mùa hè. Tiêu chuẩn này cũng quy định các giá trị giới hạn các thông số chất lượng không khí trong nhà.

Tiêu chuẩn này được dùng làm điều kiện cơ sở để thiết kế cấu tạo bao che và hệ thống thiết bị thông gió- điều hòa không khí của tòa nhà và để đánh giá tiêu chí về chất lượng môi trường trong nhà đối với công trình xanh.

Theo đó chất lượng không khí trong nhà được xác định bằng giới hạn trạng thái nhiệt ẩm, nồng độ các thành phần ô nhiễm vật lý như các loại bụi, ô nhiễm hóa học và ô nhiễm sinh học chứa trong không khí. Tiêu chuẩn này không xét đến trạng thái nhiệt ẩm của không khí trong nhà. Chất lượng không khí trong nhà không có các chất ô nhiễm có nồng độ vượt mức quy định, có hại đáng kể đối với sức khỏe con người và ít nhất 80% số người cư trú trong tòa nhà không thể hiện sự không hài lòng.

Tiêu chuẩn này cũng quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng không khí trong nhà. Là điều kiện cơ sở thiết kế kết cấu bao che và hệ thống thiết bị thông gió – điều hòa không khí của tòa nhà và đánh giá tiêu chí về chất lượng môi trường trong nhà đối với các ông trình xanh.

Mức giới hạn các thông số chất lượng không khí trong nhà do điều kiện tiện nghi nhiệt và tình trạng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí trong nhà tạo nên. các yếu tố ảnh hưởng đến tiện nghi nhiệt bao gồm nhiệt độ không khí, nhiệt độ bề mặt bức xạ trung bình, độ ẩm tương đối và tốc độ chuyển động của không khí. Các chất ô nhiễm không khí trong nhà được tạo ra từ vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, hoạt dộng của con người, vật nuôi trong nhà, cây cảnh, thiết bị văn phòng, không khí ngoài nhà và các hoạt động bên ngoài tòa nhà thâm nhập qua kết cấu bao che vào nhà cho các giới hạn ở mức chấp nhận được.

Cụ thể, về bụi PM2.5 thì giới hạn chấp nhận được là 50ug/m3; Bụi PM10 giới hạn được chấp nhận là 100; chì là 1,5; cacbon dioxit có mức giới hạn là 1000; cacbon monoxit là 10; các chất hữu cơ dễ bay hơi là 500; tổng lượng nấm mốc trong không khí thì nhà công cộng là 500, nhà ở là 700; formaldehyt là 100-0,08; nito là 100; lưu huỳnh là 100; Ozon là 100; radon đối với nhà xây mới là dưới 100 còn nhà hiện hữu là dưới 200.

Đối với tiêu chuẩn chất lượng không khí trong nhà thì điều quan trọng nhất, cốt lõi của tiêu chuẩn là cần lựa chọn xác định chính xác và đầy đủ số lượng các thông số chất lượng không khí trong nhà, cũng như xác định đúng các mức giới hạn cho phép của các thông số CLKKTN.

Hệ thống thông gió, điều hòa không khí là một trong những giải pháp thiết kế, lắp đặt sử dụng trang thiết bị công trình để đảm bảo điều kiện chất lượng không khí trong nhà. Với bộ tiêu chuẩn TCVN 13521:2022, các yếu tố kể trên đều có những quy định chặt chẽ, chi tiết với từng loại công trình.

Với lưu lượng không khí ngoài nhà cấp vào trong nhà theo yêu cầu vệ sinh, bộ tiêu chuẩn nêu rõ phải được tính toán để có thể pha loãng được các chất độc hại và mùi ô nhiễm tỏa ra từ cơ thể con người, từ đồ đạc, vật liệu, trang thiết bị trong phòng.

Ngoài ra, trong trường hợp không đủ điều kiện tính toán cụ thể, lưu lượng không khí ngoài nhà cấp vào phòng có thể lấy theo tiêu chuẩn đầu người hoặc theo diện tích sàn nhà, được quy định rõ. Chi tiết như với phòng ngủ thuộc nhà ở có diện tích 8-10 m2/ người thì lưu lượng không khí ngoài nhà yêu cầu là 35m3/h.m2, phòng khách thuộc nhà ở có diện tích 8-10 m2/ người là 30m3/h.m2.

Nói đến thiết kế kết cấu bao che và hệ thống thiết bị thông gió – điều hòa không khí của tòa nhà, bản tiêu chuẩn cũng chỉ rõ các giá trị giới hạn thông số chất lượng không khí trong nhà như thông số bụi mịn PM2.5 có giới hạn được chấp nhận là 50µg/m3, tổng lượng vi khuẩn trong không khí ở nhà công cộng và nhà ở lần lượt là 1000 và 1500µg/m3…cùng nhiều thông số khác được rút ra trong quá trình khảo sát thực tế.