Cách hạch toán xuất nguyên vật liệu cho khách năm 2024

– Căn cứ theo Khoản 5, Điều 5 của Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCA-BQP về quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường như sau:

” Cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu vận chuyển bán thành phẩm, nguyên – nhiên – vật liệu để gia công tại cơ sở gia công khác thì phải có hợp đồng gia công lại kèm theo phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và lệnh điều động”

– Tại điều 9, Thông tư 219 có hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT quy định như sau:

” Dịch vụ gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với nước ngoài sẽ chịu thuế suất thuế GTGT 0%”

– Tại Điều 7, Thông tư 219 quy định:

” Giá tính thuế GTGT đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa”

Cách hạch toán xuất nguyên vật liệu cho khách năm 2024

\>>>> Xem thêm: Tổng hợp 03 điểm khác biệt giữa Thông tư 200 và 133 về chế độ kế toán

a) Đối với bên thuê gia công

Khi chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu cho đối tác nhận gia công, kế toán thuê bên gia công cần lưu ý: các nguyên vật liệu và hàng hóa này vẫn thuộc mà chủ sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không bán hay cho, tặng mà chỉ vận chuyển sang phía đối tác gia công để thực hiện dịch vụ.

Vì vậy, kế toán không được hạch toán giá trị các hàng hóa, vật tư này sang các tài khoản phải thu (TK 131, TK 181) hoặc các tài khoản phải trả như TK 331.

Theo quy định tại điều 27 của thông tư 200/2014/TT-BTC, các chi phí sản xuất, kinh doanh thuê ngoài gia công chế biến, nguyên vật liệu, hàng hóa thuê gia công được theo dõi ở tài khoản 154.

b) Đối với bên nhận gia công

Các nguyên liệu, hàng hóa nhận về để gia công của bên nhận gia công đều không thuộc sở hữu của doanh nghiệp và không phải tài sản doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán của bên nhận gia công không được theo dõi các nguyên vật liệu, hàng hóa này tại các tài khoản như TK 152 (nguyên vật liệu) hoặc TK 155, TK 156.

Khi nhận hàng để gia công, doanh nghiệp cần chủ động lập phiếu nhập kho, theo dõi, ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công. Khi xuất hàng gia công trả lại thì phải lập phiếu xuất kho và chỉ xuất hóa đơn GTGT đối với tiền công gia công và tiền nguyên vật liệu, phụ liệu,…

3. Hướng dẫn hạch toán hàng gia công theo thông tư 200

a) Đối với bên thuê gia công

– Khi hàng hóa hoặc nguyên vật liệu mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại mà không nhập kho thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (không bao gồm thuế GTGT);

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào;

Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua

– Nếu hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho để đem đi gia công, chế biến lại thì kế toán cần ghi:

Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa, nguyên vật liệu đem đi gia công, chế biến lại

Có TK 1561, TK 152: Trị giá xuất kho

– Chi phí gia công và các chi phí khác phát sinh trong quá trình gia công như chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền công,… và căn cứ vào các chứng từ liên quan mà kế toán cần hạch toán như sau:

Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng;

– Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, sau đó được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng thì kế toán cần ghi như sau:

Nợ TK 1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công và chế biến lại;

Nợ TK 152: Trị giá nguyên vật liệu nhập kho;

Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa nếu gửi bán thẳng sau gia công, chế biến lại;

Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa nếu bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại;

Có TK 154: Trị giá hàng hóa gia công, chế biến đã hoàn thành;

Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình gia công.

* Lưu ý: Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì chỉ cần thay tài khoản 1561 thành 156 và hạch toán tương tự như trên.

Cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp Trong doanh nghiệp sản xuất công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành cho các sản phẩm nhập kho là một khâu rất quan trọng, phức tạp. Để giúp các kế toán có thể nắm bắt và hiểu rõ hơn về chi phí sản xuất chúng tôi xin đưa ra hướng dẫn về cách hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: – Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi: Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. – Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. – Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 334 – Phải trả CNV. – Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác. – Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi: Nợ TK 334 – Phải trả CNV Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác. – Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ. – Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi: (1) Nợ TK 142 /242 – Chi phí trả trước Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ (100% giá trị). (2) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 142/ 242 – Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ). – Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ. – Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 111, 112, 331. – Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp Nợ TK 627 – Chi phí SX chung Có TK 335 – Chi phí phải trả. – Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 335 – Chi phí phải trả. BÚT TOÁN CUỐI KỲ 1. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

  1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVL trên mức bình thường) Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
  2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí nhân công trên mức bình thường) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
  3. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
  4. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm) Có TK 627- Chi phí sản xuất chung. đ) Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
  5. Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi: Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
  6. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154).
  7. Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
  8. Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay hoặc tiếp tục xuất dùng cho hoạt động XDCB không qua nhập kho, ghi: Nợ các TK 641, 642, 241 Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
  9. Trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) liên quan đến nguyên vật liệu đó, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang: Nợ các TK 111, 112, 331,…. Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang) Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
  10. Kế toán sản phẩm sản xuất thử: – Các chi phí sản xuất sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác. Khi thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm sản xuất thử, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131 Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có). – Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử: + Nếu chi phí sản xuất thử cao hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi tăng giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi: Nợ TK 241 – XDCB dở dang Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Nếu chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 241 – XDCB dở dang.
  11. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (sản phẩm điện, nước…), ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. 2. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
  12. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 631 – Giá thành sản xuất.
  13. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi: Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. ST