Tiểu luận kinh tế chính trị về kinh tế thị trường

Mục lục

  1. Mẫu lời mở đầu tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác-Lênin
  2. Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 1
  3. Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 2
  4. Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 3
  5. Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 4

Mẫu lời mở đầu tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác-Lênin

Đề tài:Tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin về hàng hóa

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong một giới hạn nhất định do sự hạn chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng, thỏa mãn tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt là trong chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN). TBCN xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ và sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều này đã được Mác-Ăngghen nhận biết trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội: TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, nơi mà con người có quyền tự do, bình đẳng, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát triển bền vững Chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã xác định đưa đất nước đi lên theo con đường CNXH. Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là bước trong sự nghiệp quá độ lên CNXH của nước ta. Theo đó, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Cho đến ngày hôm nay, sau hơn 10 năm thực thực hiện đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em đã lựa chọnPhân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn tại Việt Namlàm đề tài cho bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin của mình.

Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 1

Đất nước ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội phải xây dựng một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp. Lịch sử phát triển kinh tế loài người từ trước đến nay đã trải qua tất nhiều hình thái kinh tế xã hội, nổi bật và rõ nét đó là hình thái công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong tất cả các hình thái kinh tế đó chưa có một hình thái kinh tế nào có một cơ chế quản lý, điều hành kinh tế một cách phù hợp và hợp lý nhất từ việc phát triển kinh tế chỉ dựa vào kinh tế thị trường để giải quyết vấn đề cơ bản của nền kinh tế cho đến việc chỉ dựa vào tổ chức quản lý điều hành của Nhà nước để phát triển kinh tế cho phù hợp, đặc biệt là giai đoạn Việt Nam hiện nay, em lựa chọn đề tài :Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta . Nền kinh tế nước ta đang ở vào giai đoạn đặc biệt của sự phát triển, đó là bước ngoặt trong quá trình chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Như chúng ta đã biết, trong thời đại ngày nay không có nền kinh tế nào chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Bởi vì bên cạnh những mặt tích cực của kinh tế thị trường như: năng suất lao động tăng nhanh công nghệ sản xuất không ngừng được cải tiến, hàng hoá sản xuất ra nhiều, thu nhập quốc dân tăng. thì cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần giải quyết như: lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng, tệ nạn, xã hội

Do vậy Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế có hiệu quả, công bằng ổn định. Đặc biệt nền kinh tế nước ta đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng không thể thiếu sự quản lý của Nhà nước

Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 2

Hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỉ lại đây xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới có gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học- công nghệ sự gia tăng hàng loạt vấn đề toàn cầu như môi trường, dân số Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược, hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh này không thể phát triển nếu như không mở cửa hội nhập.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia hội nhập và nền kinh tế thế giới và khu vực là một vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới. tuy nhiên, hội nhập sẽ phải đối mặt với các thách thức. Nhằm nâng cao tư duy hiểu biết về vấn đề kinh tế nên em đã chọn đề tài: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 3

Đầu tư phát triển là bộ phận không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam- quốc gia đang phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam quốc gia đang phát triển cần rất nhiều vốn để phát triển tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Từ trước đến nay, đầu tư phát triển luôn được nước ta chú trọng và đưa ra các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn dể giúp việc sử dụng nguồn vốn đầu tư hiệu quả nhất. Tuy trong quá trình thực hiện các kế hoạch còn nhiều thiếu xót tuy nhiên không thể phủ nhận nhờ có đầu tư phát triển mà nền kinh tế của nước ta đạt được những thành tựu như ngày hôm nay.

Nhận thấy được tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với nền kinh tế cùng với những kiến thức đã được học, em quyết định lựa chọn đề tài: Đầu tư phát triển và vài trò của nó đối với kinh tế ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành vẫn còn rất nhiều thiếu sót em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.

Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mẫu 4

Tiểu luận kinh tế chính trị về kinh tế thị trường