Tìm hiểu về các dòng CPU của Intel

Hiện nay trên thị trường có 02 nhà sản xuất chip CPU lơn nhất đó là Intel và AMD. Cả hai ông lớn này đều sở hữu những con chip với những công nghệ được coi là tương đương nhau. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các loại chip xử lý của Intel hiện nay. Phân loại chúng và tìm xem con chip nào của Intel là con chip mạnh nhất nhé.

Các loại chip Intel hiện nay được được sử dụng phổ biến

Intel đang sở hữu rất nhiều dòn chip vi xử lý nói chung và cpu máy tính nói riêng. Các dòng chip phục vụ cho các nhu cầu khác nhau sẽ có cấu tạo và hiệu năng khác nhau. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu qua về lịch sử phát triển của các dòng chip Intel nhé

Lịch sử phát triển CPU Intel qua các thế hệ

Sự ra đời và phát triển của CPU từ năm 1971 cho đến nay với các tên gọi tương ứng với công nghệ và chiến lược phát triển kinh doanh của hãng Intel: CPU 4004, CPU 8088, CPU 80286, CPU 80386, CPU 80486, CPU 80586,….. Core i3, i5, i7.

Tìm hiểu về các dòng CPU của Intel

Ok, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu các dòng chip CPU vẫn đang được sản xuất và sử dụng nhé.

CPU Intel Pentium

Pentium là một thương hiệu được sử dụng cho một loạt các bộ vi xử lý tương thích kiến trúc x86 do Intel sản xuất từ năm 1993. Dòng chip này mang lại hiệu năng tạm ổn với mức giá rất dễ chịu và tương thích với nhiều mainboard như Pentium III, Pentium IV,…

Tìm hiểu về các dòng CPU của Intel

Theo dòng thời gian phát triển, nhiều vi xử lý khác được cho ra nhưng Pentium vẫn được phát triển đến thế hệ đời thứ 4 (Haswell). Với đời Pentium Haswell vẫn giữ nguyên triết lý thiết kế là thông thường chỉ có 2 nhân trên tiến trình 22nm để đạt được chuẩn siêu tiết kiệm pin TDP 15W với xung nhịp xử lý từ 1.1GHz => 3.5GHz

CPU Intel Celeron

Intel Celeron được ra đời sau Pentium, tuy nhiên đó lại là bản rút gọn của pentium chứ không phải là bản nâng cấp. Đây là con chịp được rút gọn để giảm giá thành, vậy nên nó có hiệu năng thấp hơn pentium. Cùng chung thông số về số nhân, xung nhịp xử lý, Với các tác vụ thông thường, chúng ta sẽ không thấy sự khác biệt rõ rệt giữa Celeron và Pentium nhưng khi xử lý các tác vụ nặng như chơi game, đồ họa thì Pentium xử lý nhanh gấp đôi Celeron vì số lượng bóng bán dẫn cũng như bộ nhớ Cache.

Con chip này phù hợp với những tác vụ soạn thảo văn bản, email văn phòng bình thường hoạc tại các cây tra cứu thông tin, máy bán hàng mà không cần quá nhiều hiệu năng xử lý.

CPU Intel Atom

Atom được sản xuất vào năm 2008 là dòng vi xử lý SoC được nhà sản xuất Intel dành riêng cho các thiết bị có tính di động cao như notebook, máy tính bảng, smartphone,…. Ưu điểm của chip Atom là nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng và kéo dài thời lượng dùng pin nhưng không quá thiên về sức mạnh xử lý.  Hiện nay chip Atom gần như không còn được phổ biến nữa bởi sự xuất hiện của các dòng chip mobile cực mạnh như: Snapdragon, Exynos…

Kiến trúc Core

Tại diễn đàn IDF đầu năm 2006, intel đã công bố những thế hệ chip mới với những cải tiến đáng kể về hiệu năng, tiết kiệm điện và ít tỏa nhiệt hơn. Đó là 02 bộ vi xử lý Core 2 Duo và Core 2 Quad.

Bộ xử lý Core 2 Duo

Core 2 Duo (tên mã Conroe) có 291 triệu transistor, công nghệ 65 nm, bộ nhớ đệm L2 4 MB, bus hệ thống 1066 MHz, socket 775LGA. Một số BXL thuộc dòng này: E6600 (2,4 GHz), E6700 (2,66 GHz). Core 2 Duo (tên mã Allendale) E6300 (1,86 GHz), E6400 (2,13 GHz), E4300 (1,8 GHz).

Bộ xử lý Core 2 Quad

Core 2 Quad (tên mã Conroe Q) (tháng 1 năm 2007) với đại diên Q6600 2.4 GHz. Một số BXL thuộc dòng này:

  • Công nghệ 65 nm: Q6600 (2,4 GHz), Q6700 (2.66 GHz).
  • Công nghệ 45 nm: Q8200 (2.33 GHz), Q8200S (2.33 GHz), Q8300 (2.5 GHz), Q8400 (2.66 GHz), Q9400 (2.66 GHz), Q9550 (2.83 GHz), Q9650 (3.0 GHz),…

CPU Intel Xeon

Dòng chip Intel Xeon là dòng chíp ứng dụng cho các mô hình doanh nghiệp, công suất và tần suất xử dụng lớn, xử lý mạnh. Điển hình là các máy chủ, máy trạm của doanh nghiệp. Chính vì vậy các mainboard chạy chip xeon thường được thiết kế để chạy 02 chip hoạc 04 chip trên một mainboard để nâng cao hiệu năng.

Tìm hiểu về các dòng CPU của Intel

Dòng CPU Xeon Thì có mã Xeon E3 ,E5 và E7 Những hiện tại và phổ thông trong những cấu hình đồ họa kiến trúc chủ yếu là dòng CPU E5 Từ xeon E5 2670, E5 2680 … cho đến Xeon E5 2696 V4… Cao cấp hơn nữa nếu dùng nghiên cứu trí thông minh nhân tạo thì có Dòng Xeon Platinum.

CPU Intel Core i

Intel Core i là dòng vi xử lý phổ biến nhất của Intel, hiện nay CPU Intel Core i có 4 dòng sản phẩm với hiệu năng tăng dần là Core i3, Core i5, Core i7Core i9.

Tìm hiểu về các dòng CPU của Intel

Nahalem (Thế hệ thứ nhất)

Kiến trúc Nehalem trên Core i được Intel thiết kế để thay thế kiến trúc Core 2 cũ, Nehalem vẫn được sản xuất trên quy trình 32nm. Với Core I thế hệ Nehalem, Intel lần đầu tiên đã tích hợp công nghệ Turbo Boost cùng với Hyper Threading (công nghệ siêu phân luồng – HT) trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước. Dùng socket LGA 1156 và một vài model dùng socket 1366. CPU thế hệ đầu sẽ có ký hiêu như i3 – 520M, i5 – 282U,….

Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2)

Sandy Bridge là người kế nhiệm kiến trúc Nehalem. Kiến trúc Sandy Bridge vẫn tiếp tục sử dụng quy trình 32nm nhưng so với Nehalem GPU (nhân xử lý đồ họa) với CPU (bộ vi xử lý trung tâm) đã cùng được sản xuất trên quy trình 32 nm và cùng năm nằm trên một đế. Thiết kế này giúp giảm diện tích và tăng khả năng tiết kiệm điện nhờ CPU và GPU sẽ sử dụng chung bộ nhớ đệm. Ngoài ra, năng lực mã hóa, giải mã video cũng được tăng đáng kể với tính năng Intel Quick Sync Video.Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.

Thế hệ CPU Core I đời cũ (Thế hệ 1) dành cho máy tính Laptop và desktop được kí hiệu bằng 3 chữ số kèm theo hậu tố (ví dụ 520UM), trong khi CPU Core i trên nền tảng Sandy Bridge sẽ được kí hiệu bằng 4 chữ số và kèm theo hậu tố (ví dụ i3 – 2820QM, i5 – 2520U). Dòng CPU này thường sử dụng socket LGA 1155.

Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3)

So với Sandy Bridge, Ivy Bridge của Intel đã sử dụng quy trình sản xuất mới 22 nm và sử dụng công nghệ bóng bán dẫn 3D Tri-Gate. Quy trình sản xuất mới giúp giảm diện tích đế mà vẫn tăng đáng kể số lượng bóng bán dẫn trên CPU. Ivy Bridge còn tích hợp sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D. Tương tư CPU thế hệ 2, Intel Ivy Bridge cũng sử dụng socket LGA 1155.

Haswell (Thế hệ thứ 4)

Thế hệ chip xử lý Haswell được tập trung vào những thiết bị “2 trong 1”. Intel đã giảm kích thước vi xử lí Core cho phép sản xuất những mẫu ultrabook mỏng hơn, mà còn giúp cho ra đời những thiết bị 2 trong 1 (hay còn gọi là thiết bị lai giữa laptop và tablet) mỏng hơn. Chip quản lý nhiệt trên Haswell cũng giúp các thiết bị ultrabook chạy mát mẻ hơn.

Haswel cũng được Intel tuyên bố là sẽ tiết kiệm điện năng gấp 20 lần so với Sandy Bridge ở chế độ chờ trong khi hiệu năng đồ họa cũng tăng đáng kể. Bên cạnh việc nâng cấp từ chip đồ họa Intel HD 4000, Intel còn bổ sung thêm dòng chip đồ họa mạnh mẽ Iris/ Iris Pro dành cho các chip cao cấp. Haswel cũng sử dụng socket LGA 1150

Broadwell (Thế hệ thứ 5)

Broadwell không phải là phiên bản thay thế hoàn toàn cho Haswell mà chỉ thay thế tiến trình sản xuất xuống còn 14nm giúp tiết kiệm điện năng hơn 30%. Điểm mới trên thế hệ Broadwell đáng chú ý là phần cứng giải mã video Intel Quick Sync hỗ trợ mã hóa và giải mã VP8, tích hợp các GPU mới gồm Series Intel HD Garphics 5000 và Iris 6100, Iris Pro 6200/6300P.

Ngoài ra, ở thế hệ Broadwell này, Intel cho ra mắt thêm một dòng chip mới là Intel Core M với dạng thiết kế SoC (giống trên chip xử lý smartphone) dành riêng cho các thiết bị máy tính bảng hoặc Ultrabook cực mỏng nhẹ.

Skylake (Thế hệ thứ 6)

CPU Intel Skylake vẫn xây dựng trên tiến trình 14nm và sử dụng Socket LGA1151 nên sẽ không ương thích với các mainboard LGA1150 đang dùng trên thế hệ Haswell và Broadwell. Điểm nhấn của Skylake là hỗ trợ chuẩn RAM DDR4, chuẩn xuất hình ảnh HDMI 2.0 (4K 60Hz).

Đặc biệt đây là phiên bản đầu tiên hỗ trợ cổng kết nối ThunderBolt 3 giúp truyển tải dữ liệu nhanh hơn, gắn thêm dock đồ họa rời xử lý các tác vụ nặng đồ họa, chơi game và công nghệ thực tế ảo (VR) đang phát triển mạnh mẽ.

Kabylake (Thế hệ thứ 7)

Người kế nhiệm tiếp theo cho Skylake đó chính là Kabylake. Ở thế hệ thứ bảy này tiến trình sản xuất đã được nâng cấp lên thành 14nm+ giúp tăng hiệu năng và tiết kiệm năng lượng hơn. Với việc bùng nổ của công nghệ thực tế ảo, Kabylake tập trung hỗ trợ vào khả năng xử lý hình ảnh với độ phân giải 4K trở lên, các video 360 độ.

Đồng thời thế hệ Kabylake cũng hướng đến các game thủ với hiệu năng xử lý đồ họa. Kết hợp với khả năng kết nối 4 cổng ThunderBolt 3 sẽ giúp trải nghiệm hình ảnh các tựa game khủng hiện nay trở nên sống động và trung thực nhất. Đặc biệt là các trải nghiệm game VR.

Coffeelake (Thế hệ thứ 8)

Tại CES 2017 vừa rồi, Intel có nói về thế hệ tiếp theo của dòng Core i với tên gọi Coffeelake xây dựng trên tiến trình 10nm đầu tiên trên thế giới hứa hẹn sẽ đem lại hiệu năng và nhiệt độ tỏa ra khi sử dụng tốt hơn những người tiền nhiệm.

CPU thế hệ thứ 9

Đầu năm 2019, hãng Intel đã chính thức giới thiệu một phiên bản mới của Intel Core i thế hệ 9. Thế hệ 9 được đánh là là bản nâng cấp nhẹ của dòng Intel Core X được giới thiệu trước thế hệ 8. Tuy nhiên nó được cải tiến đáng kể về hiện năng.

Thế hệ thứ 9 chỉ xuất hiện chip i7 đến i9, và có tới 18 nhân CPU và 36 luồng. Bộ nhớ cache lên đến 24MB cực kỳ mạnh mẽ

CPU Intel thế hệ 10

Bộ xử lý Intel® Core™ Thế hệ thứ 10 mới mang đến các sự nâng cấp hiệu năng vượt trội để cải thiện năng suất và sự giải trí tuyệt vời, bao gồm sự gia tăng lên đến 5.3 GHz, Intel® Wi-Fi 6 (Gig+), công nghệ Thunderbolt™ 3, 4K HDR, sự tối ưu hóa hệ thống thông minh, v.v.

CPU Intel thế hệ 11

Sắp ra mắt…

Ý nghĩa của một số ký tự cuối (hậu tố) chip intel

Để nhận biết các loại vi xử lý intel thì chúng ta xem mã SKU sẽ biết được. Trong đó, ký tự cuối cùng của mã thường chứa các chữ cái, gọi là hậu tố. Để hiểu rõ các hậu tố chip intel mô tả điều gì thì chúng ta sẽ dựa vào bảng sau nhé. Bàng này Hỏi IT đã tổng hợp tương đối đầy đủ (tuy nhiên, còn một số hậu tố nữa nhưng hiếm gặp nên mình không đề cập tới)

SttMẫu CPU tiêu biểuHậu tốÝ nghĩa hậu tốGiải thích
1i7-7Y75YExtremely low powerCPU 2 lõi siêu tiết kiệm điện ( dùng cho laptop nhưng ít gặp)
2Core i7 4600UUUltra low powerCPU 2 lõi tiết kiệm điện (phổ biến trên laptop)
3Core i7 4600MMMobile ProcessorCPU tiêu chuẩn với TDP 17-35W (đã dừng sản xuất)
4Core i7 4800MQQMQuad core MobileCPU lõi tứ hiệu năng cao
5Core i5 4210HHHight Performamce graphicsCPU hiệu năng đồ họa cao với TDP 45W
6Core i7 7700HQHQHight Performamce graphics Quad coreCPU cao cấp, hiệu năng đồ họa cao có lõi tứ.
7Intel Core i9-9980HK KUnlockCó thể mở khóa lõi chip để Ép Xung
8Intel Core i9-7940XXExtremeCPU hiệu suất cao cấp với TDP 55W
9i7-8809G; i7-8705GGGPUCPU đó chứa iGPU mạnh hơn Intel HD thông thường
10 i7-4770S SHiệu năng cùng TDP giảm xuống 1 chút so với các CPU thường
11i3-3220T; i5-6400TT Tiết kiệm điện năng hơn các mã CPU thường

M (Chip M): Đây là CPU dành cho các Laptop thông thường có xung nhịp cao và mạnh mẽ, 2 nhân 4 luồng Hyper-Threading (Hiện tại Intel không còn sản xuất mã chip M).

U (Chip U): Đây là CPU tiết kiệm năng lượng thường có xung nhịp thấp, chỉ có 2 nhân 4 luồng Hyper-Threading, được sử dụng trên các sản phẩm chú trọng đến việc tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên đến đời thứ 8 Coffelake (Kabylake Refresh) Intel đã bổ sung thêm 2 nhân, thành 4 nhân 8 luồng (Ví dụ Core i5 8250U);

Một vài dòng chip intel và Socket hỗ trợ phổ biến hiện nay

SOCKET 1155 hỗ trợSOCKET 1150 hỗ trợSOCKET 1151 hỗ trợ
CPU Intel Pentium G2010 CPU Intel Pentium G2020 CPU Intel Pentium G2030 CPU Intel Pentium G2120 CPU Intel Pentium G2130 CPU Intel Core i3-2100 CPU Intel Core i3-2120 CPU Intel Core i3-2120T CPU Intel Core i3-2130 CPU Intel Core i3-3210 CPU Intel Core i3-3220 CPU Intel Core i3-3240 CPU Intel Core i5-2300 CPU Intel Core i5-2310 CPU Intel Core i5-2320 CPU Intel Core i5-2400 CPU Intel Core i5-2500 CPU Intel Core i5-2500s CPU Intel Core i5-2500K CPU Intel Core i5-3330 CPU Intel Core i5-3330s CPU Intel Core i5-3340 CPU Intel Core i5-3450 CPU Intel Core i5-3470 CPU Intel Core i5-3470s CPU Intel Core i5-3475s CPU Intel Core i5-3550 CPU Intel Core i5-3570 CPU Intel Core i5-3570K CPU Intel Core i7-2600 CPU Intel Core i7-2600s CPU Intel Core i7-2600K T CPU Intel Core i7-3770

CPU Intel Core i7-3770s

CPU Intel Celeron G1840 CPU Intel Pentium G3220 CPU Intel Pentium G3240 CPU Intel Pentium G325 CPU Intel Pentium G3260 CPU Intel Pentium G3420 CPU Intel Pentium G3440 CPU Intel Pentium G3450 CPU Intel Pentium G3460 CPU Intel Core i3-4130 CPU Intel Core i3-4150 CPU Intel Core i3-4150T CPU Intel Core i3-4160 CPU Intel Core i3-4160T CPU Intel Core i3-4170 CPU Intel Core i3-4170T CPU Intel Core i3-4330 CPU Intel Core i3-4360 CPU Intel Core i3-4370 CPU Intel Core i5-4440 CPU Intel Core i5-4460 CPU Intel Core i5-4460s CPU Intel Core i5-4570 CPU Intel Core i5-4570T CPU Intel Core i5-4570s CPU Intel Core i5-4590 CPU Intel Core i5-4590s CPU Intel Core i5-4590T CPU Intel Core i5-4670 CPU Intel Core i5-4670s CPU Intel Core i5-4690 CPU Intel Core i5-4690s CPU Intel Core i7-4765T CPU Intel Core i7-4770 CPU Intel Core i7-4770s CPU Intel Core i7-4770K CPU Intel Core i7-4790

CPU Intel Core i7-4790s

CPU Intel Pentium G4400 CPU Intel Pentium G4500 CPU Intel Pentium G4560 CPU Intel Pentium G4600 CPU Intel Celeron G3900 CPU Intel Celeron G3930 CPU Intel Core i3-6100 CPU Intel Core i3-7100 CPU Intel Core i3-8100 CPU Intel Core i5-6400 CPU Intel Core i5-6500 CPU Intel Core i5-6500T CPU Intel Core i5-6500TE CPU Intel Core i5-6600 CPU Intel Core i5-7500 CPU Intel Core i5-7500T CPU Intel Core i5-8400 CPU Intel Core i5-8400T CPU Intel Core i5-8500T CPU Intel Core i7-6700

CPU Intel Core i7-7700

Chip intel nào mạnh nhất hiện nay?

Đọc tới đây, chắc hản các bạn cũng đã biết được CPU nào hiện là CPU mạnh nhất rồi nhỉ. Với người dùng phổ thông thì hiện tại con chip Intel® Core™ i9-10980XE Extreme Edition Processor (18 lõi, 36 luồng có tốc độ tối đa đạt 4.6 GHz).

Nếu chúng ta bỏ qua dòng Core X của intel ở trên thì có thể nói con CPU Intel Core i9-10900K đang là mạnh nhất hiện nay. Ra mắt Q2/2020 với 10 nhân 20 luồng có xung đạt tối đa 5.3GHzz. i9-10900K có bộ nhớ cache là 20M và TDP lên đến 125W.

Còn đối với người dùng doanh nghiệp thì con chip mạnh nhất là Xeon W-3275M mới với 28 lõi và 56 luồng. Chip hoạt động ở xung nhịp cơ bản 2.5 GHz và có thể ép xung lên tới 4.6 GHz

Có thể bạn quan tâm: CPU AMD Ryzen nào mạnh nhất?

Nâng cấp CPU cho máy tính

Nếu bạn muốn nâng cấp cho laptop thì hơi khó khăn và không nên với các mẫu máy chạy chip dán (từ thế hệ thứ 4 trở lại đây). Tất nhiên là sẽ nâng cấp được nhưng cũng sẽ có nhiều rủi ro đối với chiếc laptop của bạn. Nếu muốn khỏe hơn, b thử nâng ram, nâng cấp SSD nhé. Hoạc có thể bán máy đi, mua máy khác.

Còn đối với máy bàn (desktop) thì dễ dàng hơn và thuận tiện hơn. Chỉ cần Mainboard hỗ trợ được đến dòng nào thì sẽ nâng cấp được đến đó. Nếu không chắc chắn, bạn hãy liên hệ đến các trung tâm máy tính để được tư vấn nhé.