Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.Thị trường được phân chia thành hai hình thái thị trường cơ bản, đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó các quyết định mua hay bán của từng người mua hay từng người bán riêng lẻ không ảnh hưởng gì đến giá cả trên thị trường.

 

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền

16/02/2020, 12:01:02
  •  
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hai yếu tố là doanh thu biên và chi phí biên.

Nhưng tùy mô hình thị trường (cạnh tranh hoàn hảo hay độc quyền) doanh nghiệp sẽ có điểm tối đa hóa lợi nhuận khác nhau. 

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh (hoàn hảo) là thị trường có ba đặc tính cơ bản sau đây:

  • Có nhiều người mua và người bán trên thị trường;
  • Hàng hóa được bán bởi những người bán này về cơ bản là như nhau;
  • Doanh nghiệp được tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường.

Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hai yếu tố là doanh thu biên và chi phí biên. Tuy vậy, tùy mô hình thị trường (là cạnh tranh hoàn hảo hoặc độc quyền) mà doanh nghiệp sẽ có điểm tối đa hóa lợi nhuận khác nhau. Trong thị trường cạnh tranh, có thể xem xét cách doanh nghiệp xác định điểm tối đa hóa lợi nhuận thông qua sơ đồ sau:

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Hình minh họa này được lấy từ nguồn: N. Gregory Mankiw (2011), Principles of Economics, 6th edition, Cengage Learning, trang 284.

Theo đó, đường chi phí của doanh nghiệp (cost curves) sẽ có ba yếu tố: 

Đường chi phí biên (The marginal-cost curve - MC) là một đường dốc lên. Đường chi phí bình quân (The average-total-cost curve - ATC) là một đường hình chữ U. Đường chi phí biên sẽ cắt ngang chi phí bình quân tại điểm tối thiểu của ATC. Hình trên cũng biểu thị một đường nằm ngang tại giá thị trường (the market price - P). P là đường nằm ngang là bởi trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Mức giá đầu ra của doanh nghiệp sẽ tương ứng với tổng sản lượng mà doanh nghiệp quyết định cung ứng. Cho nên, giá sẽ bằng với doanh thu bình quân (Average revenue - AR) và doanh thu biên của nó (Marginal Revenue - MR).

Nhìn vào hình trên để tìm sản lượng đầu ra nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Hãy hình dung rằng doanh nghiệp đang sản xuất với sản lượng là Q1. Tại mức sản lượng này, doanh thu biên lớn hơn chi phí biên. Nghĩa là, nếu doanh nghiệp gia tăng sản lượng lên 1 đơn vị, thì doanh thu tăng thêm (MR1) sẽ vượt quá chi phí tăng thêm (MC1). Lợi nhuận, bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Do đó, nếu doanh thu biên một khi lớn hơn chi phí biên, như tại điểm Q1, thì doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách sản xuất nhiều hơn.

Nguyên lí tương tự, khi tiến hành phân tích đối với điểm Q2. Khi đó, chi phí biên lớn hơn doanh thu biên. Nếu doanh nghiệp giảm 1 đơn vị sản lượng, chi phí tiết kiệm được (MC2) sẽ nhiều hơn doanh thu mất đi (MR2). Theo đó, nếu doanh thu biên ít hơn chi phí biên, như tại Q2, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản xuất.

Vậy thì, quá trình điều chỉnh sản lượng này khi nào thì kết thúc? Hãy nhìn nhận doanh nghiệp bắt đầu với mức sản lượng thấp (như Q1) hay mức sản lượng cao (như Q2), doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản lượng sao cho tổng sản lượng sẽ đạt đến mức Qmax. Phân tích này rút ra ba qui tắc chung cho việc tối đa hóa lợi nhuận:

  • Nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí biên, doanh nghiệp nên gia tăng sản lượng
  • Nếu chi phí biên lớn hơn doanh thu biên, doanh nghiệp nên giảm sản lượng
  • Tại mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa, doanh thu biên và chi phí biên là bằng nhau.

Thị trường độc quyền

Thị trường độc quyền là thị trường mà trong đó doanh nghiệp không có những đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp độc quyền sẽ có tác động đến mức giá đối với các sản phẩm mà mình sản xuất ra. Trong khi doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh là người chấp nhận giá thì doanh nghiệp độc quyền là người quyết định giá.

Điểm khác biệt cơ bản giữa một doanh nghiệp cạnh tranh và doanh nghiệp độc quyền chính là khả năng tác động đến giá của hàng hóa. Một doanh nghiệp cạnh tranh là quá nhỏ trong tương quan với thị trường mà nó đang hoạt động, cũng vì thế mà nó không có năng lực để tác động đến giá. Doanh nghiệp phải chấp nhận mức giá được quyết định bởi các điều kiện của thị trường. Ngược lại, bởi vì doanh nghiệp độc quyền là nhà sản xuất duy nhất trên thị trường, nó có thể thay đổi giá hàng hóa bằng cách điều chỉnh sản lượng mà nó cung cấp ra thị trường.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Hình minh họa này được lấy từ nguồn: N. Gregory Mankiw (2011), Principles of Economics, 6th Edition, Cengage Learning, trang 307

Hãy hình dung rằng doanh nghiệp đang sản xuất ở sản lượng là Q1. Trong trường hợp này, chi phí biên nhỏ hơn doanh thu biên. Nếu doanh nghiệp gia tăng một đơn vị sản phẩm, thì phần doanh thu tăng thêm sẽ nhiều hơn chi phí tăng thêm mà doanh nghiệp bỏ ra và như thế, lợi nhuận sẽ gia tăng. Như vậy, khi mà chi phí biên thấp hơn doanh thu biên, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách sản xuất nhiều hơn.

Cách tiếp cận cũng tương tự, nhưng bắt đầu từ nơi có sản lượng cao, như Q2. Trong trường hợp này, chi phí biên cao hơn doanh thu biên. Nếu doanh nghiệp cắt giảm sản lượng một đơn vị, chi phí cắt giảm được sẽ nhiều hơn doanh thu bị mất đi. Cho nên, trong trường hợp chi phí biên cao hơn doanh thu biên, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.

Sau cùng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh qui mô sản xuất khi lượng cung đạt đến mức Qmax, nơi mà doanh thu biên bằng chi phí biên. Như vậy, mức sản lượng mà nhà độc quyền đạt lợi nhuận tối đa được xác định bởi giao điểm của đường doanh thu biên và đường chi phí biên. Trong hình 2 thì giao điểm đó chính là điểm A.

Như trên đã đề cập, doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh cũng sẽ chọn tổng sản lượng cung ứng ra thị trường tại nơi mà doanh thu biên bằng chi phí biên. Để tối đa hoá lợi nhuận, nguyên tắc này áp dụng với cả doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh và thị trường độc quyền. Nhưng có một điểm khác biệt căn bản giữa hai mô hình thị trường cạnh tranh và độc quyền: Doanh thu biên trong thị trường cạnh tranh bằng giá, trong khi doanh thu biên trong thị trường độc quyền nhỏ hơn giá.

 

Vấn đề là làm thế nào để doanh nghiệp độc quyền có thể xác định được mức giá để đạt được lợi nhuận tối đa? Đường cầu sẽ trả lời cho câu hỏi này, bởi vì đường cầu liên quan đến tổng sản lượng mà người tiêu dùng sẵn lòng thanh toán để mua được sản phẩm. Như vậy, sau khi doanh nghiệp độc quyền đã xác định sản lượng bằng với doanh thu biên và chi phí biên, nó sẽ dùng đường cầu để xác định mức giá cao nhất mà nó có thể định giá đối với mức sản lượng vừa xác định. Trong hình 2 ở trên, mức giá đạt lợi nhuận tối đa là B.

Trong thị trường độc quyền, doanh nghiệp không có đường cung. Bởi, đường cung chỉ ra rằng tổng sản lượng mà doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng tại bất cứ mức giá nào được xác định trước. Trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp là người chấp nhận giá, nhưng là một doanh nghiệp độc quyền thì nó là người thiết lập giá. Hầu như không có ý nghĩa gì khi hỏi tổng sản lượng mà doanh nghiệp độc quyền sản xuất tại bất kì mức giá nào bởi vì doanh nghiệp độc quyền đã thiết lập mức giá cùng lúc với việc lựa chọn sản lượng để cung cấp trên thị trường.


Tổng Doanh Thu (TR):
Tổng doanh thu là toàn bộ số tiền mà công ty nhận được khi tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định.TR = P*Q

Doanh thu trung bình (AR):
Là mức doanh thu được tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm bán được.
AR = TR/Q = PQ/Q = P

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo


Đường Cầu (D):
Đường cầu của công ty cạnh tranh hoàn toàn là đường thẳng nằm ngang mức giá P của thị trường (Đường Cầu hoàn toàn co giãn theo giá)

Đường cung ngắn hạn (S):
Ngắn hạn là khoảng thời gian đủ để các doanh nghiệp thay đổi sản lượng nhưng lại không đủ thời gian để các doanh nghiệp thay đổi qui mô sản xuất và rời bỏ hay gia nhập ngành.

Doanh thu biên (MR):
Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn (hoàn hảo), sản phẩm đồng nhất, giá không đổi nên doanh thu biên bằng với giá của sản phẩm: MR = P

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh thu biên bằng doanh thu trung bình và bằng giá cả sản phẩm:
MR = AR = P

Tổng Lợi Nhuận:
Là sự chênh lệch giữa tổng donh thu và tổng chi phí.

(Q) = TR(Q) TC(Q)

 

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng mà tại đó giá bằng với chi phí biên của sản phẩm: P = MC

Tối đa hóa lợi nhuận:

- Doanh nghiệp sẻ sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó doanh thu biên (MR) bằng với chi phí biên (MC).
MR = MC (Thị trường độc quyền)
MR = TR/Q hay MR = TR'(Q)
Chi phí biên (MC):
MC = TC/Qhay MR = TC'(Q)

- Doanh nghiệp sẻ sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá (P) bằng với chi phí biên (MC).
P = MC (Thị trường cạnh tranh hoàn hảo)
 
Bài toán ứng dụng


Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có hàm cung và cầu thị trường như sau:
Hàm cầu: QD= 250 - 10P
Hàm cung: QS= -50 + 20P
Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này có hàm chi phí như sau:
TC = 200 - 20Q + Q2
 
1. Xác định đường cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp?
2. Xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận (Π Max)?
3. Xác định sản lượng hoà vốn (lợi nhuận = 0)?
4. Quyết định sản xuất, khi thuế đơn vị t = 2?
5 Quyết định sản xuất, khi thuế doanh thu t% = 20%?
 
Bài Giãi:
1. Đường cầu và doanh thu biên của doanh nghiệp:
Điểm cân bằng thị trường E (PE, QE), khi đó:
Giá cân bằng PE: QD = QS
=> 250 - 10PE= -50 + 20PE=> 30PE= 300
Vậy, giá cân bằng thị trường: PE= 10
Thế PE= 10 vào hàm cầu hoặc cung, ta được:
Lượng cân bằng thị trường: QE= 150

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
H1
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp là người nhận giá, khi đó:
+ Đường cầu doanh nghiệp co giãn hoàn toàn tại PE= 10,
 
+ Đường doanh thi biên trùng với đường cầu: MR = PE= 10.
2. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận:
Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
H2
Ta có: Π Max : P = MC
 
Mà, lợi nhuận: Π(Q) = TR(Q) - TC(Q)
TR = P*Q = 10Q
=> Π(Q) = 10Q - (200 - 20Q +Q2)
=> Π(Q) = -Q2+ 30Q - 200 (1)
Mặt khác:
TC = 200 - 20Q + Q2
=> MC = (TC)' = -20 + 2Q
Để tối đa hóa lợi nhuận thì: MC = P
Do vậy ta có:
-20+ 2Q = 10 => Q = 15
Thế Q = 15 vào (1) ta tính được Π
Π = -152+ 30*15 - 200 = 25
Lợi nhuận đạt được:Max= 25
 
3. Sản lượng hoà vốn (Π = 0):
Π = 0 <=> TR = TC, hay
Π(Q) = -Q2+ 30Q - 200 = 0
=>Q1= 10;Q2= 20
Sản lượng hoà vốn tại:
Q1= 10;Q2= 20
 
4. Thuế đơn vị t = 2:
Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
H3
 
1= TR - TC - t×Q
=>1= 10Q - (200 - 20Q +Q2) - 2Q
=>1= -Q2+ 28Q - 200
Đặt, TC1= TC + t×Q
=> MC1= TC1(Q) = MC + t
=> MC1= 2Q - 18
Mà,1 Max : MR = MC1
=> 10 = 2Q1- 18 =>Q1= 14
Sản lượng lợi nhuận tối đa:Q1= 14
ThếQ1= 14 vào1(Q), ta có:
1= -(14)2 + 28×(14) - 200 = -4
Lợi nhuận đạt được:1= -4
5. Thuế doanh thu t% = 20%:
1= TR - TC - t%×TR
=>1= 8Q - (200 - 20Q + Q2)
=>1= -Q2 + 28Q - 200
Đặt,TR1= TR - t%×TR
=> MR1= TR1(Q) = (1-t%)×MR
=> MR1= 0.8×10 = 8
Mà, ,1 Max : MR1= MC
=> 8 = 2Q1- 20 =>Q1= 14
Sản lượng lợi nhuận tối đa: Q1 = 14
ThếQ1= 14 vào1(Q), ta có:
1= -(14)2 + 28×(14) - 200 = -4
Lợi nhuận đạt được:1= -4
 
Tài liệu tham khảo:
Minh họa mô hình Cạnh tranh Hoàn hảo - GTKT_Vimo_Le The Gioi
 

Kinh tế học (P21: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo)

By
 Dungnv
 -
194746
 
 
Share
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
4.2 / 5 ( 26 votes )

Thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp nhau. Họ có thể gặp nhau trực tiếp, qua điện thọai, qua internet, qua người trung gian,…Các đối tượng tham gia thị trường là doanh nghiệp với vai trò mua ở thị trường yếu tố đầu vào và bán ở thị trường yếu tố đầu ra. Người lao động tham gia thị trường với vai trò bán ở thị trường đầu vào và mua ở thị trường đầu ra. Chính phủ thu nhập từ thuế của DN và hộ gia đình, chi tiêu cho mua hàng hóa/dịch vụ và trợ cấp.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Các thành viên tham gia thị trường đều với mục đích tối đa hóa lợi ích mà họ nhận được. Người lao động muốn bán sức lao động với giá cao và mua hàng hóa để có được lợi ích từ đó cao nhất. Doanh nghiệp làm sao mua được tư bản, sức lao động với giá thấp và bán được hàng hóa với giá cao. Chính phủ tối đa hóa phúc lợi xã hội, đảm bảo tính công bằng.

Cơ cấu thị trường bao gồm hai loại là Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là thị trường phổ biến ngày nay trình bày ở  P23

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà 1.Có nhiều người mua và bán độc lập nhau; 2.Sản phẩm là đồng nhất; 3.Thông tin là hoàn hảo và 4.Việc gia nhập và rút ra có chi phí thấp

Hãy xét một cái chợ cóc, trong chợ có những người bán với các hàng hóa là rau, thịt, hoa quả, đồ tạp hóa, trông xe,…Mỗi người bán bán nhiều loại hàng và có nhiều người bán bán cùng một loại hàng.

Tại đây thị trường rau muống là thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

1. Có nhiều người bán rau và cũng có rất nhiều người mua rau

2. Rau là đồng nhất: mớ rau ở hàng này và hàng khác không có sự khác biệt

3. Thông tin là hoàn hảo: những người bán biết rõ giá bán của nhau, họ cũng biết đặc điểm của những người hay mua ở chợ, thậm chí còn tạo mối quan hệ quen biết với họ. Những người mua cũng biết là giá bao nhiêu là mua được, họ biết các bà hàng xóm mua mớ rau đó giá bao nhiêu. Trước khi mua mớ rau họ cũng có thể sờ mó mớ rau để biết nó tươi hay nó héo.

4. Việc gia nhập thị trường khá đơn giản, người bán sẽ lấy hàng ở chợ đầu mối với số vốn không tới 1 tr đồng; tới cuối ngày hôm đó người bán đã thu hồi đủ vốn cùng với số tiền lãi. Ngày hôm sau người bán có thể thôi không bán rau nữa để chuyển sang bán cafe, bán cafe được 1 tháng thấy thua lỗi lại quay lại bán rau.

Tuy nhiên mỗi bà bán hàng, bên cạnh rau muống (là sạp rau nào cũng có) thì còn những món nông sản độc kiểu như hoa chuối, lá mơ, ..những hàng hóa này lại thuộc dạng độc quyền bán (nhưng không phải hàng hóa thiết yếu như điện).

Trong một chợ sẽ có những người bán tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cũng có những người bán không tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong những hàng hóa mà một người bán muốn bán thì cũng có những hàng hóa bán trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và không.

Lần sau nếu bạn đi chợ hãy quan sát và phân loại mỗi loại hàng hóa vào các thị trường tương ứng. Nếu hàng hóa hầu hết mọi người đều rõ, có nhiều người bán, giá cả ít thay đổi thì chắc chắn đó là sản phẩm thuộc về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hầu hết những thứ ở chợ truyền thống đều thuộc dạng này. Nhưng nếu vào siêu thị thì vấn đề lại khác; bản chất siêu thị là một dạng độc quyền bán gói gọn các sản phẩm nằm trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ví dụ khi bạn vào siêu thị Vinmart, tất cả các sản phẩm trưng bày đều có chiến thuật; chỉ có duy nhất một mớ rau muống đó; và mớ đó được gói không theo chuẩn chợ truyền thống khiến bạn mù mờ trong so sánh giá. Họ cũng sẽ tung ra đặc điểm an toàn thực phẩm, dịch vụ thanh toán chuyển hàng, điều hòa mát rượi, chỗ vui chơi cho trẻ con trong lúc bố mẹ mua sắm, để tạo sự khác biệt.

Thực tế bạn sẽ thấy là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường cạnh tranh hoàn hảo trộn lẫn vào nhau rất phổ biến. Grab là một ví dụ; grab tạo ra thị trường cạnh tranh hoàn hảo xe ôm nhờ rõ ràng quãng đường, giá tiền, vô số xe tham gia và vô người có nhu cầu di chuyển. Nó khiến cho người lái xe và đi xe thay vì tù mù như hồi xe ôm truyền thống thì giờ mọi thứ đều minh bạch; đang từ thị trường không hoàn hảo  chuyển sang thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Bản thân Grab lại là một hãng độc quyền và nó có quyền set một % trích lại cao mà bên cung cấp ít có sự lựa chọn khác; nếu sang công ty cạnh tranh như Vietgo thì khách ít hơn.

Một người bán tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo gọi là hãng cạnh tranh hoàn hảo. Hãng cạnh tranh hoàn hảo có những hành vi điển hình sau:

– Hãng không có sức mạnh thị trường: do có rất nhiều người bán và hãng chỉ là một trong số đó nên sản lượng của hãng tăng hay giảm không ảnh hưởng gì tới giá cả thị trường.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Điều này giúp ta có một lưu ý là nếu như mặc dù thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua nhưng lại có một vài người bán và một vài người mua có sản lượng chiếm đa số khiến cho việc tăng giảm sản lượng của nó ảnh hưởng tới cả thị trường thì không thể gọi là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo được.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Một hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ quyết định sản lượng tại điểm mà chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất

Ở hình bên, do giá bán là không đổi theo sản lượng nên đường doanh thu là một đường thẳng tuyến tính. Trong thực tế thì thường giá bán là cố định trong những khoảng thời gian như tuần, tháng, năm nên xét trong ngắn hạn thì đường doanh thu bán hàng của mọi công ty là đường thẳng tuyến tính.

Đường chi phí cũng tuân theo quy luật của các doanh nghiệp nói chung đó là đường cong có độ dốc ngày càng tăng.

Tại gốc tọa độ khi chưa sản xuất một đơn vị hàng hóa nào (q=0) thì không có doanh thu nhưng đã có chi phí cố định (FC). Tại A là khi doanh thu bằng với chi phí, gọi là điểm hòa vốn.

Tại B là khi mà chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất thì đây là điểm nên dừng lại.  Tại điểm B thì doanh thu cận biên MR bằng với chi phí cận biên MC; mà MR=P -> tại điểm này MC=P. Có nghĩa là tại điểm mà chi phí cận biên bằng với giá bán thì doanh nghiệp sẽ đạt lợi nhuận tối đa.

Nếu như tiếp tục sản xuất, doanh nghiệp sẽ tới điểm C là khi mà doanh thu lại bằng với chi phí và bắt đầu lỗ.

Khi nhìn trên đồ thị doanh thu và chi phí ta có được cái nhìn vĩ mô đó là ta biết doanh thu và chi phí nhưng lại rất khó xác định được các điểm A, B và C. Khi không xác định được các điểm này thì cũng không thể có được các quyết định tương ứng được ( tăng, giảm hay dừng sản xuất)

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Đồ thị bên cạnh là đồ thị thể hiện Chi phí cận biên MC, Tổng chi phí bình quân ATC, doanh thu cận biên MR. Vì cứ bán thêm được một sản phẩm thì doanh thu tăng tương ứng là giá bán P vì vậy đường MR trong trường hợp này là đường thẳng song song với trục hoành.

Giao điểm của MR và MC là điểm B. Điểm B là điểm mà doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao nhất. Lợi nhuận đó bằng diện tích của hình BEFP.

Nếu doanh nghiệp đang ở quá điểm B thì giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp chưa tới B thì tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Trong ngắn hạn có những tình huống mà chi phí cố định quá cao gây ra hiện tượng lợi nhuận âm ví dụ như boxit ở Tân Rai hay nhà máy lọc dầu dung Quất. Khi đó đường ATC bị đẩy lên cao hơn cả đường doanh thu cận biên MR.

Điều này khiến cho doanh nghiệp càng sản xuất càng thấy lỗ. Tuy nhiên không phải cứ lỗ là đóng cửa vì nếu đóng cửa thì doanh nghiệp sẽ mất toàn bộ tiền đầu tư cho chi phí cố định (có nghĩa là còn lỗ hơn)

Tại điểm mà giá bán nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân thấp nhất AVC thì doanh nghiệp nên dừng sản xuất để chờ cho giá hàng hóa tăng lên hoặc chi phí biến đổi giảm xuống vì giá bán không bù đắp được chi phí biến đổi. Người ta gọi điểm Y là điểm đóng cửa.

Tại điểm mà giá bán đúng bằng với tổng chi phí bình quân thấp nhất ATC thì doanh thu thu về khi bán một đơn vị hàng hóa đúng bằng chi phí bình quân. Điểm X là điểm hòa vốn.

-> Doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất mặc dù lỗ khi  P1 < P < P2. Khi giá bán dao động trong khoảng P1 và P2 thì doanh thu bù đắp được VC và một phần FC nên doanh nghiệp vẫn sản xuất; nếu dừng lại họ sẽ không bù đắp được FC mà làm cho hệ thống nguồn nhân lực, khách hàng, nhà cung cấp của họ mất đi.

Bạn sẽ thấy rất rõ điều nay trong thực tế; các khoản đầu tư lớn ví dụ như nhà máy Dung Quất, đường sắt trên cao, đường cao tốc, không thể có lãi ngay tại chục năm đầu được vì chi phí khấu hao cho tài sản cố định rất lớn + lãi các khoản đầu tư ban đầu. Nhưng cũng không thể để tiền bán mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn cả chi phí biến đổi cho sản phẩm đó được; ít nhất nó phải cao hơn chi phí biến đổi, bù đắp được một phần chi phí cố định.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường thể hiện các mức sản lượng tại các mức giá khác nhau. Vì doanh nghiệp sẽ dừng sản xuất tại điểm mà P=MC nên đường cung của DN sẽ là đường MC.

Chừng nào thì giá còn cao hơn giá P0 thì doanh nghiệp còn tối đa hóa lợi nhuận. Khi giá nhỏ hơn chi phí biến đổi nhỏ nhất thì doanh nghiệp sẽ ngừng sx vì vậy sản lượng = 0

Giá càng tăng thì doanh nghiệp trong thị trường càng tăng sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Nếu như chi phí cận biên biến đổi tuân theo quy luật năng suất giảm dần nhưng diễn ra chậm thì làm đường cung thoải hơn khiến cho sản lượng tăng.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Nếu xét cung cầu trên cả thị trường ta sẽ được mô hình Cung Cầu quen thuộc. M.

Thặng dư của nhà sản xuất PS là diện tích của hình trên đường cung và dưới mức giá cân bằng nó là phần chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá mà hãng sẵn sàng bán.  Ví dụ người bán sẵn sàng bán mớ rau với giá 10.000đ nhưng vì điểm cân bằng là 15.000đ nên người bán được lợi 10.000đ. Điểm người bán sẵn sàng bán thấp nhất bằng với chi phí sản xuất ra sản phẩm đó.

Thặng dư của người tiêu dùng (CS) là diện tích dưới đường cầu và trên mức giá cân bằng. Nó là phần chênh lệch giữa giá mua thực tế và giá mà người mua sẵn sàng trả. Ví dụ bạn sẵn sàng mua mớ rau với giá 30.000đ nhưng người bán lại bán ở giá 15.000đ vì đó là điểm cân bằng cung cầu, bạn dược lợi 15.000đ. Điểm người mua sẵn sàng mua với giá cao nhất là điểm bằng với lợi ích có được khi sử dụng đơn vị hàng hóa đó.

Thặng dư của nsx ở đây được hiểu là tổng lợi nhuận của toàn bộ các hãng cạnh tranh hoàn hảo có mặt trên thị trường.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Như vậy sẽ có hãng được lợi nhuận nhiều mà cũng có hãng được lợi nhuận ít tùy thuộc vào đường chi phí cận biên MC của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy chiến lược cạnh tranh trên thị trường này là cạnh tranh chi phí thấp, làm sao chi phí để sản xuất ra thêm một đơn vị hàng hóa càng thấp càng tốt.

Ở hình bên cho thấy chừng nào chi phí cận biên còn nhỏ hơn giá bán P thì doanh nghiệp còn thu được thặng dư từ mỗi đơn vị bán.

Trong dài hạn thì do rào cả gia nhập thấp nên số công ty tham gia vào ngày càng đông hơn khiến cho lượng cung tăng lên ở mỗi mức giá, đường cung dịch phải. Giá sẽ giảm từ P về P2 vì vậy về dài hạn hãng cạnh tranh hoàn hảo tiến dần tới lợi nhuận bằng 0.

Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thặng dư và lợi nhuận có gì khác nhau
Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thặng dư sản xuất PS là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích biên của nhà sản xuất và chi phí biên để thu được lợi ích đó.

PS= TR – VC ( thặng dư sản xuất bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí biến đổi)

Lợi nhuận π = TR – TC = PS + VC – (VC + FC) = PS – FC

-> Thặng dư sản xuất PS = lợi nhuận + chi phí cố định = π + FC

Như vậy bản chất là thặng dư sản xuất không đề cập tới chi phí cố định trong khi lợi nhuận thì đã trừ chi phí cố định. Chi phí cố định là chi phí của tư liệu sản xuất, tư bản sở hữu tư liệu sản xuất vì vậy chiếm dụng thặng dư. Đại loại là nếu như chi phí của công ty bạn không bao gồm chi phí khấu hao của tài sản cố định thì lợi nhuận bạn đang có chính là thặng dư sản xuất; vấn đề là DN nào cũng phải tính khấu hao tài sản cố định.

Thuật ngữ trong entry này
Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Perfect Competition: Cạnh tranh hoàn hảo

Break-even Point : Điểm hòa vốn

Shut-down Point: Điểm đóng cửa

Market Power: Sức mạnh thị trường

Producer Surplus (PS) : Thặng dư nhà sản xuất

Consummer Surplus (CS): Thặng dư người tiêu dùng

Net Social Benefit (NSB): Lợi ích xã hội ròng

Các điểm cần ghi nhớ:
Tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

– Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo là đường thẳng song song với trục hoành do sản lượng của hãng quá nhỏ để ảnh hưởng tới giá của của thị trường. Việc tăng sản lượng của hãng không làm tăng giá bán.

– Đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống vì việc tăng giá bán sẽ làm lượng cầu giảm.

– Cầu thị trường là tổng cầu cá nhân theo chiều ngang; có nghĩa là cộng theo sản lượng.

– ATC hoặc AC là chi phí bình quân: =TC/Q

– TC là tổng chi phí; VC là chi phí biến đổi; FC là chi phí cố định -> TC = FC + VC

– AFC: là chi phí cố định bình quân (FC/Q); AVC: là chi phí biến đổi bình quân (VC/Q)

– AC = AFC + AVC

– MC là chi phí cận biên; đạo hàm TC ra MC; tích phân MC ra TC trong đó hằng số chính là FC. Ví dụ nếu cho MC= 60 thì TC = 60Q + FC

– TR là doanh thu; đạo hàm của TR ra doanh thu cận biên MR. Trong cạnh tranh hoàn hảo do việc bán thêm một sản phẩm thu được đúng bằng giá bán nên MR=P. Một số trường hợp không phải cạnh tranh hoàn hảo thì MR dốc xuống vì khi bán nhiều thì phải giảm giá nên MR sẽ giảm dần.

– Điểm tối đa hóa lợi nhuận là MR=MC -> P=MC

– Điểm tối đa hóa doanh thu là MR= 0

– Điểm hòa vốn là điểm mà giá bán đúng bằng với chi phí bình quân nhỏ nhất. P=ATCmin

– Điểm đóng cửa là điểm giá bán đúng bằng với chi phí biến đổi bình quân. P=AVCmin

– Nếu giá bán nhỏ hơn giá đóng cửa thì DN sẽ đóng cửa vì giá bán không bù đắp nổi chi phí biến đổi.

– Nếu giá bán lớn hơn đóng cửa nhưng nhỏ hơn điểm hòa vốn thì mặc dù lỗ DN vẫn sản xuất vì dù sao giá cũng bù đắp được chi phí biến đổi và một phần chi phí cố định.

– MC là đường cung của hãng cạnh tranh hòan hảo vì nó thể hiện sản lượng ở các mức giá khác nhau. Ps=MC. Vì vậy điểm hòa vốn là giao của MC và ATC; điểm đóng cửa là giao của MC và AVC.