Top các công ty trả cổ tức bằng tiền cap năm 2024

Việc giao dịch thường xuyên đòi hỏi nhà đầu tư phải theo dõi sát sao biến động của thị trường. Còn nắm giữ một cổ phiếu trong 5 năm, 10 năm cũng không hề dễ dàng vì cần chọn được doanh nghiệp tốt, cổ tức cao và kiên định trước những biến động trong ngắn hạn.

Doanh nghiệp trả cổ tức cao trên 600%

Tại thời điểm đóng cửa phiên 3-4-2023, cổ phiếu CPH của Công ty cổ phần Phục vụ mai táng Hải Phòng có thị giá 300 đồng/cổ phiếu. Doanh nghiệp dự chi 1.960 đồng/cổ phiếu cho 4,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Tỉ suất cổ tức của CPH như vậy lên tới 653,33%.

Tuy nhiên, CPH lại không có thanh khoản, ngày 3-4 cổ phiếu dư mua hơn 1 triệu đơn vị, với 784.700 đơn vị đặt ở mức giá trần nhưng không có lệnh nào được khớp.

Theo báo cáo thường niên 2022, UBND thành phố Hải Phòng nắm giữ 2,838 triệu cổ phiếu, tương đương sở hữu 64,5% vốn điều lệ, nhóm ban lãnh đạo chiếm 7,98%, cơ cấu cổ đông cô đặc khiến cổ phiếu thiếu vắng thanh khoản trên thị trường.

Tương tự, cổ phiếu PTG của Công ty cổ phần May xuất khẩu Phan Thiết có thị giá chỉ 300 đồng/cổ phiếu nhưng tỉ suất cổ tức rất cao: 666,67%. Công ty chuyên xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Nhật Bản, EU, Đài Loan, Mỹ.

Gần 13 năm kể từ ngày niêm yết đầu tiên 4-1-2010, PTG hầu như không có thanh khoản. Ngày 4-11-2022, lần duy nhất ghi nhận giao dịch của PTG là 100 cổ phiếu được khớp ở mức giá 300 đồng, tức là giá trị giao dịch chỉ 30.000 đồng.

Năm 2021, tỉ suất cổ tức thậm chí lên đến 4.000%, từ năm 2010 đến nay, tỉ suất này luôn dao động quanh 500-4.000%. Tháng 11-2022, PTG chi trả cổ tức là 2.000 đồng/cổ phiếu. Có nghĩa là cổ đông mua ngày 4-11 nói trên chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng là có thể nhận lại 200.000 đồng. Ngày 5-4-2023, PTG dư mua hơn 500.000 đơn vị ở mức giá trần.

Nhìn chung, những doanh nghiệp có tỉ suất cổ tức lên tới 600% đều có cơ cấu cổ đông cô đặc. CPH có cổ đông nhà nước nắm giữ phần lớn, còn PTG thì 13/15 cổ đông lớn là thành viên hội đồng quản trị, thân nhân của ban lãnh đạo, không thấy lệnh bán nên việc sở hữu những cổ phiếu này gần như bất khả thi.

Top các công ty trả cổ tức bằng tiền cap năm 2024

8 cổ phiếu có cổ tức và tỉ suất cổ tức cao trên sàn chứng khoán - Ảnh: T.V.

Những công ty có cổ tức đều

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp nêu trên vẫn còn nhiều lựa chọn khác với tỉ suất cổ tức hấp dẫn.

Tỉ suất cổ tức của ST8 (Công ty cổ phần Siêu Thanh) và VOC (Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam) dao động 41-48% (thường các doanh nghiệp chỉ trả cổ tức khoảng 10-15% mệnh giá), để sở hữu được cổ phiếu cũng không quá khó vì khối lượng giao dịch tương đối cao. Giả sử công ty duy trì được tỉ lệ chi trả này thì nhà đầu tư sẽ được hoàn vốn chỉ sau 2-2,5 năm nắm giữ.

Công ty cổ phần Công viên nước Đầm Sen (DSN) tiên phong cung cấp dịch vụ giải trí và thể thao dưới nước theo tiêu chuẩn châu Âu, niêm yết và giao dịch trên HOSE từ năm 2010.

Nếu dùng 1 tỉ đồng để mua cổ phiếu DSN ở thời điểm 10-1-2010 với giá trung bình là 5.000 đồng thì nhà đầu tư sẽ sở hữu 200.000 cổ phiếu. Trong trường hợp không tái đầu tư phần cổ tức nhận được và bán hết cổ phiếu vào đầu năm 2023 thì số tiền thực nhận là 23,58 tỉ đồng. Trong đó 11,98 tỉ đồng là cổ tức và 11,6 tỉ là tiền bán cổ phiếu.

Một đại diện khác là cổ phiếu TLG của Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Long, nhà sản xuất văn phòng phẩm quen thuộc, chiếm 60% thị phần bút bi trong nước.

Với chiến lược đầu tư dài hạn, khi lấy 1 tỉ đồng để mua cổ phiếu trong năm 2010 với giá trung bình 4.000 đồng/cổ phiếu thì số tiền thu được năm 2023 là 18,45 tỉ đồng, trong đó cổ tức chiếm 6,2 tỉ đồng.

Trong khi đó, nếu dùng cùng số tiền trên để gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 năm, lãi suất 7,2% và lãi nhập vốn thì năm 2023 chỉ nhận được gần 2,5 tỉ đồng, kém 9 lần so với đầu tư cổ phiếu. Hoặc chỉ mua được gần 28 lượng vàng, tiền lãi chỉ hơn 700 triệu đồng.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, lãi suất neo cao thì mọi kênh đầu tư đều gặp khó. Cơ hội tồn tại trong rủi ro thường không dành cho số đông, vì vậy nhà đầu tư cần tận dụng tối đa nguồn vốn và cẩn trọng trong quyết định đầu tư.

Tính riêng trong năm 2022, có tổng cộng 751 doanh nghiệp chốt quyền chi trả cổ tức bằng tiền mặt trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM, trong đó có 463 doanh nghiệp chi trả với tỷ lệ trên 10%.

* Chốt ngày tính cổ tức theo ngày giao dịch không hưởng quyền trong năm.

Top các công ty trả cổ tức bằng tiền cap năm 2024

UPCoM thống trị “phân khúc” cổ tức trên 100%

Xét trên phạm vi cả 3 sàn, có 6 doanh nghiệp chốt quyền chi trả cổ tức trong năm 2022 với tỷ lệ trên 100% (tương đương cổ đông sở hữu 1 cp sẽ nhận được 10,000 đồng). Trong đó, 5 doanh nghiệp chi trả cao nhất thuộc về sàn UPCoM, gồm PTG, BLT, ICN, PAT, HLB. Doanh nghiệp còn lại là SLS, niêm yết trên HNX.

Doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức trong năm 2022 cao nhất là PTG (May Xuất khẩu Phan Thiết) với tỷ lệ 120% - tương ứng cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 12,000 đồng, được chia làm 2 đợt chi trả. Điểm đáng chú ý của doanh nghiệp này là thị giá cổ phiếu quá thấp. Đầu năm 2022, giá cổ phiếu PTG chỉ là… 200 đồng/cp, nghĩa là nếu mua được mã này từ khi ấy, nhà đầu tư không những thu hồi vốn mà còn có lợi nhuận gấp 60 lần, tương ứng tỷ suất cổ tức 6,000% - mức cao nhất thị trường hiện nay.

Top các công ty trả cổ tức bằng tiền cap năm 2024

Nhiều doanh nghiệp trên UPCoM có tỷ lệ trả cổ tức lên tới hơn 100% trong năm 2022 (Ảnh minh họa)

BLT (CTCP Lương thực Bình Định) là doanh nghiệp trả cổ tức có tỷ lệ cao thứ 2 trong năm qua, với 102.8%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 10,280 đồng. Trong đó, 2.8% là cổ tức đợt 2/2021 và 100% là tạm ứng cổ tức năm 2022. Xét trên giá đóng cửa phiên đầu tiên của năm 2022 là 19,530 đồng/cp, tỷ suất cổ tức của doanh nghiệp này rơi vào khoảng 52%.

ICN (CTCP Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO) và PAT (CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam) lần lượt có mức chi trả cổ tức 110% và 100% trong năm 2022. Trong đó, cổ đông ICN nếu như bỏ tiền mua cổ phiếu từ đầu năm 2022 (giá đóng cửa 59,545 đồng/cp) sẽ được hưởng tỷ suất cổ tức 17%. Còn PAT, doanh nghiệp “cháu” của Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) mới giao dịch trên UPCoM hồi giữa tháng 06/2022 với giá mở bán 120,000 đồng/cp, đóng cửa chạm 160,000 đồng/cp. Nếu như mua cổ phiếu PAT ở thời điểm này thì tới cuối năm, nhà đầu tư được hưởng cổ tức với tỷ suất 6.25%.

HLB (CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long) là doanh nghiệp cuối cùng trên UPCoM đã trả cổ tức tỷ lệ 100% trong năm 2022. Tuy nhiên, với thị giá rơi vào khoảng 177,000 đồng/cp tại phiên đầu năm 2022, tỷ suất cổ tức cổ đông được hưởng chỉ rơi vào khoảng 5.6%.

Nhìn chung, PTG và BLT là 2 mã có tỷ suất cổ tức hấp dẫn nhất, nhưng để mua được cổ phiếu này lại là chuyện gần như… không tưởng. Trên thị trường, PTG trắng hoàn toàn thanh khoản, từ đầu năm chỉ có vài phiên giao dịch vào cuối tháng 11 với khối lượng trung bình khoảng hơn 500 cp. Cổ đông lớn đa phần là gia đình của Chủ tịch HĐQT Huỳnh Văn Nghi và Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Quốc Bình, với tổng tỷ lệ nắm giữ hơn 57.16% (tương đương gần 2.9 triệu cp, theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2022).

PTG gần như trắng thanh khoản trong năm 2022

Tương tự, BLT có khối lượng giao dịch rất thấp, thường chỉ loanh quanh vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu cùng nhiều phiên trắng thanh khoản.

HOSE: Cao nhất 98%

Trong top 20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2022, sàn HOSE góp mặt 8 doanh nghiệp. Trong đó cao nhất là NCT (Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài) với tỷ lệ 98% - tương ứng 1 cp nhận được 9,800 đồng, gồm 2 đợt là trả cổ tức đợt 2/2021 và đợt 1/2022. Với giá đóng cửa phiên đầu năm là 74,885 đồng/cp, nhà đầu tư nếu mua cổ phiếu NCT ở thời điểm này sẽ được hưởng cổ tức với tỷ suất 13%.

Top các công ty trả cổ tức bằng tiền cap năm 2024

Ảnh minh họa

Theo thống kê, NCT có truyền thống chi trả cổ tức khá “hậu”, những năm gần đây đều duy trì mức cổ tức từ 75-95%. Thậm chí, có năm, tỷ lệ cổ tức của Doanh nghiệp lên đến 100%.

ST8 (CTCP Siêu Thanh) cũng có mức chi trả cổ tức cao với tỷ lệ 85% - tương đương 1 cp nhận được 8,500 đồng. Tỷ suất cổ tức so với giá đóng cửa tại phiên 04/01/2022 (9,705 đồng/cp) ở mức cao, lên tới 87%.

Bên cạnh DRL trả cổ tức tỷ lệ 67.73% (1 cp nhận được 6,773 đồng), những doanh nghiệp còn lại của HOSE lọt top 20 chỉ có tỷ lệ chi trả 60%, gồm DVP, CAV, PDN, SAB. Thấp nhất trong top 20 là BMP, với tỷ lệ 57%.

3 doanh nghiệp từ HNX trả cổ tức trên 60%

Trong top 20, chỉ có 3 doanh nghiệp thuộc sàn HNX. Cao nhất là SLS (Mía Đường Sơn La) với tỷ lệ 100% - cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 10,000 đồng, tương ứng tỷ suất cổ tức so với giá đóng cửa đầu năm (146,902 đồng/cp) là 6.8%.

Top các công ty trả cổ tức bằng tiền cap năm 2024

Ảnh minh họa

Theo thống kê, kể từ khi niêm yết trên sàn HNX vào năm 2012, SLS luôn chi trả cổ tức hàng năm bằng tiền mặt cho cổ đông. Những năm gần đây, tỷ lệ chi trả thường trên 50%. Năm 2021, Công ty đã chia cổ tức tỷ lệ 80% bằng tiền mặt; năm 2020 tỷ lệ 70%, năm 2019 tỷ lệ 50%... Tuy nhiên trên thị trường, cổ phiếu SLS cũng có thanh khoản thấp, khối lượng giao dịch chỉ vài trăm đến vài ngàn cổ phiếu mỗi phiên.

Hai “gương mặt” còn lại là DP3 (Dược phẩm Trung ương 3) và VCS (Vicostone) đều trả cổ tức với tỷ lệ 60% trong năm 2022 - tương ứng 1 cp nhận được 6,000 đồng. Tỷ suất cổ tức trên giá kết phiên đầu năm lần lượt là 5.4% và 5.6%.