Treaty shopping là gì

“Treaty shopping” generally refers to a situation where a person, who is resident in one country (say the “home” country) and who earns income or capital gains from another country (say the “source” country), is able to benefit from a tax treaty between the source country and yet another country (say the “third” country).  This situation often arises where a person is resident in the home country but the home country does not have a tax treaty with the source country.

For example, a corporation (“CayCo”) resident in the Cayman Islands (the home country) may own a corporation (“USCo”) in the U.S. (the source country).  Dividends paid from USCo to CayCo would be subject to a 30% U.S. withholding tax.  If CayCo were to form a corporation (“UKCo”) in the U.K. (the third country) and transfer the stock of USCo to UKCo, dividends would be paid from USCo to UKCo and, without anti-treaty shopping rules, these dividends would qualify for benefits under the U.S.-U.K. Income Tax Treaty.

If this approach were successful, the dividend withholding tax of 30% on dividends paid by USCo could be reduced to zero.  In addition, because the U.K. does not impose any withholding taxes on dividends paid to non-U.K. residents, the overall tax rate of the group may decrease.  However, the U.K. income tax rules would need to be reviewed to confirm that dividends from USCo to UKCo would not be subject to U.K. income taxes.

Different countries attack this problem in different ways.  The U.S. generally includes in its tax treaties with other countries specific rules that limit the benefits under the treaty in certain circumstances.  These rules are typically called “limitation on benefits” or “LOB” provisions.  Other countries, such as Canada, generally rely on domestic law anti-treaty shopping provisions, rather than including the rules within the treaty itself. 

Domestic law anti-treaty shopping rules are often implemented by providing that only “beneficial owners” of the payments are entitled to treaty benefits.  For instance, in the example above, if CayCo and UKCo had invested into a Canadian corporation (“CanCo”) rather than into USCo, the Canadian anti-treaty shopping provisions may conclude that CayCo is the beneficial owner of dividends paid by CanCo.  As a result, the CanCo dividend may not qualify for reduced treaty benefits under the Canadian-U.K. Treaty.

The anti-treaty shopping provisions are some of the most complex international tax rules in existence.  An example of the LOB provisions can be seen in the recent amendment (in treaty terminology called a "protocol") to the U.S.-Netherlands Income Tax Treaty  (see Article 7 of the Protocol).

Tóm tắt nội dung tài liệu

HIỆN TƯỢNG TREATY SHOPPING TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ
QUỐC TẾ: PHÂN TÍCH VỤ VIỆC PHILIP MORRIS KIỆN CHÍNH PHỦ ÚC VÀ LIÊN
HỆ VỚI VIỆT NAM

Đào Kim Anh
Trịnh Quang Hưng

Tóm tắt
Một trong những điểm đặc trưng của pháp luật đầu tư quốc tế là sự tồn tại của cơ chế giải
quyết tranh chấp (GQTC) giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước trong các hiệp định đầu tư
(IIA), theo đó nhà đầu tư có quyền trực tiếp khởi kiện Nhà nước ra trọng tài quốc tế. Cơ chế
này được coi là một sáng kiến quan trọng thúc đẩy sự phát triển của pháp luật đầu tư, tuy
nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc nhà đầu tư có thể lạm dụng cơ chế GQTC gây bất lợi
cho Nhà nước. Một vấn đề gây nhiều quan ngại về việc lạm dụng cơ chế GQTC bởi nhà đầu tư
là hiện tượng treaty shopping – một kỹ thuật được nhà đầu tư sử dụng để đạt được quốc tịch
mong muốn nhằm có quyền khởi kiện Nhà nước theo một IIA có lợi. Bài viết phân tích những
ảnh hưởng của treaty shopping và quan điểm của cơ quan xét xử về vấn đề này thông qua
nghiên cứu vụ tranh chấp điển hình giữa Philip Morris và Chính phủ Úc. Trên cơ sở đó, bài
viết đưa ra một số kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình GQTC cũng như đàm
phán và ký kết IIA.
Từ khóa: treaty shopping, tranh chấp đầu tư quốc tế, lạm dụng quyền bởi nhà đầu tư, tranh
chấp giữa Philip Morris và Chính phủ Úc.
Abstract
One typical feature of international investment law is the existence of the investor-state dispute
settlement (ISDS) under international investment agreements (IIAs), whereby investors has the
right to directly initiate a claim against the State before international arbitration. This
mechanism is considered an important contributor to the development of investment law,
however, there has been growing concern over investors’s abuse of ISDS mechanism. One
head-aching issue about investors’s abuse of ISDS is treaty shopping - a technique used by
investors to access ISDS mechanism under a targeted IIA. This article analyzes the effects of
treaty shopping and arbitrations’ viewpoint towards this issue through the landmark case
between Philip Morris and Australia. Accordingly, the article gives some experience to the
Vietnamese Government in dealing with ISDS process as well as negotiating and signing IIAs.
Keywords: treaty shopping, investor-state dispute, abuse of rights by investors, Philip Morris
v. Australia dispute.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, hoạt động đầu tư quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong
những động lực chính đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp
đầu tư cũng gia tăng nhanh chóng và ngày càng phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp phát sinh
giữa nhà đầu tư nước ngoài (“NĐTNN”) và Nhà nước tiếp nhận đầu tư. Với mục đích đảm bảo


Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương
Trường Đại học Ngoại thương, Email:
1



quyền lợi hợp pháp cho NĐTNN và khuyến khích hoạt động đầu tư quốc tế, từ những năm
1960, pháp luật đầu tư quốc tế đã hình thành cơ chế cho phép NĐTNN trực tiếp khởi kiện Nhà
nước ra trọng tài quốc tế. Mặc dù cơ chế này được đánh giá cao về tính độc lập và hiệu quả,
thực tế áp dụng cho thấy cơ chế này bộc lộ những “lỗ hổng” và có nguy cơ bị lạm dụng bởi nhà
đầu tư.
Một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây liên quan tới việc lạm dụng cơ
chế giải quyết tranh chấp (GQTC) là hiện tượng treaty shopping. Đây là một kỹ thuật được nhà
đầu tư thực hiện thông qua việc cố tình thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi cơ cấu sở hữu
nhằm đạt được quốc tịch mong muốn để sau đó có thể khởi kiện Nhà nước theo một hiệp định
đầu tư quốc tế (IIA)1 có lợi cho nhà đầu tư. Treaty shopping được thực hiện ngày càng nhiều
và trở thành một vấn đề “nóng” trong nhiều vụ tranh chấp đầu tư. Như vậy, câu hỏi đặt ra là
treaty shopping có phải là hành vi hợp pháp hay không? Trong thực tiễn tranh chấp, cơ quan
xét xử giải quyết vấn đề này như thế nào? Quan trọng hơn, đối với một quốc gia đang phát
triển như Việt Nam, làm thế nào để có thể phòng tránh nguy cơ bị nhà đầu tư khởi kiện thông
qua kỹ thuật treaty shopping trong khi vẫn đảm bảo chính sách thu hút đầu tư nước ngoài? Bài
viết dưới đây sẽ trả lời các câu hỏi trên thông qua việc nghiên cứu thực tiễn xét xử tranh chấp
đầu tư quốc tế liên quan tới treaty shopping, đặc biệt đi sâu phân tích vụ tranh chấp giữa Philip
Morris và Chính phủ Úc – một trong những tranh chấp điển hình về vấn đề này.
2. Hiện tượng treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
2.1. Khái niệm và cách thức thực hiện treaty shopping
Trong quy định pháp luật đầu tư không tồn tại một định nghĩa chính thức về treaty
shopping. Tuy nhiên từ thực tiễn đầu tư, treaty shopping có thể được hiểu là việc nhà đầu tư cơ
cấu (hoặc tái cơ cấu) hoạt động đầu tư nhằm đạt được sự bảo hộ theo một IIA mà nhà đầu tư
mong muốn (Julien Chaisse, 2015). Nhà đầu tư thường thực hiện treaty shopping trong trường
hợp (i) chưa có IIA giữa quốc gia của nhà đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư; hoặc (ii) mặc dù
đã có IIA giữa hai quốc gia nhưng quy định trong IIA này đối với nhà đầu tư lại kém ưu đãi
hơn so với một IIA khác (Eunjung Lee, 2015).
Mục đích nhà đầu tư hướng tới khi thực hiện treaty shopping là sự bảo hộ theo một IIA
nhất định. Sở dĩ có sự “shopping” giữa các hiệp định đầu tư là do trong lĩnh vực đầu tư quốc tế
chưa hình thành một hệ thống các hiệp định đa phương thống nhất như các quy định của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) trong lĩnh vực thương mại quốc tế (Eunjung Lee, 2015). Vì
vậy, hoạt động đầu tư quốc tế được điều chỉnh bởi hàng ngàn IIA với mức độ và phạm vi bảo
hộ khác nhau. Vì IIA chứa đựng các cam kết đưa ra trên cơ sở có đi có lại giữa các quốc gia,
phạm vi bảo hộ của IIA chỉ dành cho nhà đầu tư của các bên ký kết. Tiêu chí để quyết định một
nhà đầu tư có được bảo hộ theo IIA thường là dựa vào quốc tịch của nhà đầu tư. Với nhà đầu tư
là thể nhân, việc xác định quốc tịch của nhà đầu tư thường dẫn chiếu đến luật quốc gia của các
bên ký kết. Với nhà đầu tư là pháp nhân, các IIA thường chỉ bảo hộ các pháp nhân thành lập
phù hợp luật pháp của các bên ký kết. Trong bối cảnh pháp luật quốc gia ngày càng thông
thoáng tạo điều kiện để dòng vốn đầu tư tự do dịch chuyển, nhà đầu tư không gặp nhiều khó
khăn để đạt được một quốc tịch mong muốn (Julien Chaisse, 2015).
Trong thực tiễn đầu tư, nhà đầu tư có thể đạt được quốc tịch “mong muốn” theo một
trong hai cách sau đây:

Trong bài viết này, thuật ngữ Hiệp định đầu tư quốc tế (International Investment Agreements - IIA) được dùng để
chỉ các hiệp định quốc tế có quy định về đầu tư, bao gồm các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BIT), các
hiệp định thương mại tự do có nội dung về đầu tư,...
2
1

- Cách 1: nhà đầu tư đạt được quốc tịch mong muốn thông qua thành lập một pháp nhân
“danh nghĩa” tại một bên ký kết IIA. Ví dụ, một nhà đầu tư Brazil dự định đầu tư vào Việt
Nam nhưng giữa Việt Nam và Brazil chưa ký kết IIA. Xét thấy IIA giữa Việt Nam và Hà Lan
có nhiều quy định có lợi cho nhà đầu tư, nhà đầu tư Brazil có thể thành một công ty tại Hà Lan,
sau đó đầu tư vào Việt Nam với danh nghĩa công ty này. Công ty tại Hà Lan chỉ là một pháp
nhân danh nghĩa và không có hoạt động kinh doanh thực sự. Khi đó, công ty ở Hà Lan , mặc
dù chịu sự kiểm soát của nhà đầu tư Brazil, vẫn được hưởng các quyền lợi dành cho nhà đầu tư
theo IIA giữa Việt Nam và Hà Lan.2 Nói cách khác, thông qua công ty tại Hà Lan, nhà đầu tư
Brazil đã gián tiếp đạt được sự bảo hộ theo IIA mong muốn. Khi áp dụng cách thức này, quốc
gia “mục tiêu” mà nhà đầu tư lựa chọn để thành lập doanh nghiệp thường là các quốc gia có
chính sách ưu đãi cho việc mở công ty, thủ tục đơn giản, chi phí thấp, và tích cực tham gia ký
kết IIA với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- Cách 2: nhà đầu tư chuyển nhượng vốn đầu tư để đạt được sự bảo hộ theo IIA. Xem xét
ví dụ nhà đầu tư Brazil đầu tư vào Việt Nam nêu trên, tuy nhiên, khi bắt đầu dự án ở Việt Nam,
nhà đầu tư chưa quan tâm tới sự bảo hộ theo IIA. Chỉ tới khi phát sinh mâu thuẫn với Chính
phủ Việt Nam, nhà đầu tư mới thấy rằng khoản đầu tư của mình không có được sự bảo hộ pháp
lý cần thiết. Khi đó, nhà đầu tư Brazil chuyển nhượng khoản đầu tư tại Việt Nam cho một nhà
đầu tư khác ở Hà Lan để khoản đầu tư được bảo hộ theo IIA giữa Việt Nam và Hà Lan. Việc
chuyển nhượng vốn đầu tư như trên diễn ra ngày càng phổ biến. Đặc biệt hiện nay, với sự hình
thành các tập đoàn đa quốc gia có mạng lưới công ty con rộng lớn, việc thay đổi quốc tịch
thông qua chuyển nhượng vốn giữa các công ty con khá đơn giản và không làm thay đổi quyền
kiểm soát cuối cùng đối với khoản đầu tư.
Kỹ thuật treaty shopping không chỉ được thực hiện bởi nhà đầu tư của một nước thứ ba
(không phải là thành viên của IIA) mà còn có thể được sử dụng bởi chính nhà đầu tư trong
nước. Ví dụ, một nhà đầu tư Việt Nam có thể thành lập doanh nghiệp tại Singapore và sau đó
dùng doanh nghiệp này để đầu tư trở lại vào Việt Nam. Nếu phát sinh tranh chấp, căn cứ IIA
giữa Singapore và Việt Nam, nhà đầu tư này (thông qua doanh nghiệp tại Singapore) có thể
khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra trọng tài quốc tế - quyền mà một nhà đầu tư trong nước
không thể có được.
2.2. Tác động của treaty shopping trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Về nguyên tắc, việc lựa chọn thành lập doanh nghiệp tại những quốc gia có môi trường
pháp lý thuận lợi và cung cấp sự bảo hộ tốt hơn là quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư (Utku
Topcan, 2014). Tuy nhiên, hiện tượng treaty shopping phát sinh trong tranh chấp đầu tư quốc
tế lại có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Một điểm khác biệt quan trọng giữa hiệp định
đầu tư và các hiệp định thông thường là sự tồn tại của điều khoản GQTC giữa nhà đầu tư nước
ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư trong một số IIA. Điều khoản này cho phép nhà đầu tư,
mặc dù không phải là một bên tham gia ký kết IIA, có quyền trực tiếp khởi kiện Nhà nước ra
trọng tài quốc tế khi có hành vi vi phạm IIA. Đây có thể coi là một “đặc quyền” mà một bên ký
kết dành cho nhà đầu tư của bên ký kết khác trong IIA.
Tuy nhiên, bằng kỹ thuật treaty shopping, nhà đầu tư của quốc gia thứ ba không phải là
thành viên của IIA cũng có thể tiếp cận “đặc quyền” này. Điều này có nghĩa là, Chính phủ của
một bên ký kết có thể phải đối mặt với những vụ tranh chấp nằm ngoài dự định của quốc gia
này khi tham gia IIA. Sự gia tăng nhanh chóng của treaty shopping không chỉ gây bất lợi cho
quốc gia tiếp nhận đầu tư mà đặt ra thách thức lớn đối với cơ chế GQTC đầu tư quốc tế.

2

Việt Nam và Hà Lan đã ký kết BIT ngày 10/03/1994.
3

Đối với nước tiếp nhận đầu tư, những bất lợi của treaty shopping thể hiện ở một số khía
cạnh sau đây. Thứ nhất, hậu quả của treaty shopping là sự mở rộng phạm vi cam kết của nhà
nước trong một IIA theo hướng không dự đoán trước được và vượt quá phạm vi dự định ban
đầu. Dưới tác động của treaty shopping, tính tự chủ trong việc ban hành chính sách của một
quốc gia có thể bị thu hẹp vì nguy cơ bị khiếu kiện không chỉ đến từ nhà đầu tư của các nước
đã ký kết IIA mà còn có thể tới từ nhà đầu tư của các nước khác (Utku Topcan, 2014). Thứ hai,
treaty shopping vi phạm nguyên tắc có đi có lại – một nguyên tắc cơ bản trong đàm phán và ký
kết IIA. Do hiện tượng treaty shopping, nước tiếp nhận đầu tư phải thực hiện cam kết bảo hộ
đối với nhà đầu tư của một quốc gia thứ ba trong khi quốc gia của nhà đầu tư không có bất cứ
nghĩa vụ nào theo IIA (Utku Topcan, 2014). Thứ ba, treaty shopping có thể khiến Chính phủ
nước tiếp nhận đầu tư phải đối mặt với các khiếu kiện từ nhà đầu tư mà ban đầu không có
quyền khởi kiện theo IIA. Điều này đặc biệt bất lợi đối với Chính phủ khi một nhà đầu tư trong
nước cũng có thể thông qua một công ty “ảo” thành lập ở nước ngoài để khởi kiện chính nhà
nước mình. Trong khi chi phí để tham gia một vụ tranh chấp đầu tư quốc tế (bao gồm chi phí
pháp lý, phí luật sư,...) có thể lên tới hàng triệu USD,3 các quốc gia khi bị khởi kiện, dù thắng
hay thua kiện, vẫn phải chịu gánh nặng chi phí nặng nề.
Ngoài ra, hiện tượng treaty shopping cũng gây tác động tiêu cực đối với sự phát triển của
cơ chế GQTC đầu tư quốc tế. Một cơ chế GQTC hiệu quả phải đảm bảo sự cân bằng lợi ích
giữa các chủ thể và tính có thể dự đoán được. Tuy nhiên, treaty shopping có thể gây mất cân
bằng giữa lợi ích của nhà đầu tư và Nhà nước thông qua việc cung cấp cho nhà đầu tư một
công cụ để lạm dụng cơ chế GQTC gây bất lợi cho Nhà nước (Julien Chaisse, 2015). Trên thực
tế, quyền khởi kiện mà nhà đầu tư có được thông qua việc thay đổi quốc tịch có thể được dùng
để tạo áp lực đối với Chính phủ khi ban hành các biện pháp gây bất lợi cho nhà đầu tư. Ngoài
ra, hiện tượng này cũng đe dọa tính dự đoán trước trong pháp luật đầu tư quốc tế bởi quốc gia
tiếp nhận đầu tư với tư cách là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đầu tư không biết trước
được (i) nghĩa vụ mà họ cam kết trong IIA có thể được mở rộng tới đâu và (ii) họ có thể bị
khởi kiện bởi những đối tượng nào nếu vi phạm các nghĩa vụ này.
Như vậy, mặc dù việc thay đổi quốc tịch để đạt được sự bảo hộ pháp lý tốt hơn là quyền
lợi hợp pháp của nhà đầu tư, điều này nếu bị lạm dụng có thể gây ra các tác động không mong
muốn, đi ngược lại với mục đích ban đầu của các bên ký kết IIA. Vấn đề đặt ra là làm sao để
xác định ranh giới giữa hành vi treaty shopping hợp pháp và một hành vi lạm dụng trong một
tranh chấp cụ thể. Câu hỏi này sẽ được nghiên cứu tại phần tiếp theo của bài viết.
3. Vấn đề treaty shopping trong tranh chấp giữa Philip Morris và Chính phủ Úc4
3.1. Tóm tắt vụ tranh chấp
Ngày 21/11/2011, công ty Philip Morris Asia Limited thành lập tại Hồng Kông (sau đây
gọi tắt là PM Hồng Kông) thông báo đơn khởi kiện chính phủ Úc ra trọng tài quốc tế theo Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Hồng Kông và Úc năm 1993 (BIT Hồng Kông – Úc).
Biện pháp gây tranh chấp là Luật thuốc lá đơn giản (Tobacco Plain Packaging Act – gọi tắt là
Luật TPP) do chính phủ Úc ban hành năm 2011, theo đó quy định bao bì thuốc lá phải được
sản xuất theo tiêu chuẩn và thiết kế chung. Trên bao bì thuốc lá không được in logo, nhãn hiệu

Trung bình, các chi phí mà mỗi bên phải chịu trong một vụ tranh chấp đầu tư giải quyết bằng trọng tài quốc tế
bao gồm chi phí pháp lý (chiếm khoảng 82% tổng chi phí) và chi phí trọng tài là hơn 8 triệu USD (UNCTAD
2014, tr. 28).
4
Philip Morris Asia Limited v the Commonwealth of Australia, PCA Case No. 2012-12, Award on Jurisdiction
and
Admissibility
17
December
2015
(https://www.italaw.com/sites/default/files/casedocuments/italaw7303_0.pdf) truy cập ngày 20/06/2017.
4
3

của công ty thuốc lá mà chỉ được in tên nhà sản xuất và tên sản phẩm theo chuẩn phông chữ
chung cùng với các hình ảnh cảnh báo tác hại của hút thuốc với sức khỏe.
Nguyên đơn cho rằng Luật TPP ngăn cản việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với các
sản phẩm và bao bì thuốc lá của nguyên đơn, biến nguyên đơn từ một nhà sản xuất sản phẩm
có thương hiệu trở thành một nhà sản xuất hàng hóa đại trà và gây thiệt hại nghiệm trọng tới
giá trị khoản đầu tư của nguyên đơn tại Úc. Do đó, với việc ban hành Luật TPP, Chính phủ Úc
đã vi phạm các nghĩa vụ theo BIT Hồng Kông – Úc, cụ thể là vi phạm (a) nghĩa vụ bồi thường
khi tước đoạt quyền sở hữu (Điều 6); và (b) nghĩa vụ đối xử công bằng, thỏa đáng và bảo vệ
đầy đủ đối với nhà đầu tư (Điều 2(2)).
Trong vụ Philip Morris Asia Limited v the Commonwealth of Australia (sau đây gọi tắt là vụ
Philip Morris), nguyên đơn đã có dấu hiệu sử dụng kỹ thuật treaty shopping để tiếp cận sự bảo
hộ theo BIT Hồng Kông – Úc. Cụ thể, Philip Morris (PM) là một tập đoàn sản xuất thuốc lá đa
quốc gia có công ty mẹ là Philip Morris International Inc. đóng trụ sở tại Mỹ. Tại Úc, Philip
Morris thành lập hai công ty là Philip Morris Australia Ltd. (PM Australia) và Philip Morris
Limited (PML), trong đó PM Australia sở hữu 100% vốn của PML. Trước năm 2011, PM
Australia thuộc sở hữu 100% của Philip Morris Brands Sàrl – một công ty thành lập tại Thụy
Sỹ (sau đây gọi tắt là PM Thụy Sỹ). Năm 2011, toàn bộ vốn của PM Australia được chuyển
nhượng từ PM Thụy Sỹ cho PM Hồng Kông chính là nguyên đơn trong vụ tranh chấp. Như
vậy, các tình tiết cho thấy PM đã thực hiện tái cơ cấu vốn đầu tư giữa các công ty con trong
cùng tập đoàn để có thể khởi kiện chính phủ Úc theo BIT Hồng Kông – Úc.
Vấn đề đặt ra là tại sao PM lại lựa chọn khởi kiện thông qua PM Hồng Kông thay vì PM
Thụy Sỹ hoặc công ty mẹ ở Mỹ. Thứ nhất, giữa Thụy Sỹ và Úc chưa ký kết IIA, do đó PM
Thụy Sỹ không thể khởi kiện Chính phủ Úc ra trọng tài quốc tế. Thứ hai, mặc dù Úc và Mỹ đã
ký kết Hiệp định thương mại tự do năm 2004 (AUSFTA) trong đó có một chương về bảo hộ
đầu tư, các quy định trong AUSFTA có nhiều điểm bất lợi đối với PM. Một là AUSFTA không
có cơ chế cho phép nhà đầu tư được trực tiếp khởi kiện Nhà nước tiếp nhận đầu tư ra trọng tài
quốc tế. Hai là AUSFTA đưa ra một số ngoại lệ về nghĩa vụ bồi thường của nhà nước khi có
hành vi tước đoạt quyền sở hữu của nhà đầu tư, trong đó có ngoại lệ đối với quyền sở hữu trí
tuệ (Điều 11.7 Khoản 5). Như vậy, sự bảo hộ theo AUSFTA không phải là một lựa chọn hấp
dẫn trong trường hợp của PM. Trong khi đó, BIT Hồng Kông – Úc là một IIA thế hệ cũ với
quy định ít chặt chẽ hơn, giúp nguyên đơn có được lợi thế trong tranh chấp. Ví dụ, Điều 5 BIT
Hồng Kông – Úc đảm bảo nhà đầu tư của một Bên ký kết có quyền khởi kiện Bên ký kết khác
ra trọng tài quốc tế. Bên cạnh đó, Điều 6 quy định nghĩa vụ của Nhà nước khi thực hiện tước
đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của của nhà đầu tư và không loại trừ các quyền sở hữu trí tuệ.
Những phân tích đã phần nào giải thích tại sao khi shopping giữa các hiệp định, PM lại lựa
chọn khởi kiện theo BIT Hồng Kông – Úc.
Đối mặt với thông báo khởi kiện của PM, Chính phủ Úc đã phản đối thẩm quyền của
trọng tài ngay ở giai đoạn xét xử đầu tiên. Các lập luận mà bị đơn đưa ra xoay quanh vấn đề
treaty shopping bao gồm:
(a) Phản đối thẩm quyền về thời gian.
Bị đơn cho rằng khiếu kiện của nguyên đơn không thuộc phạm vi áp dụng của BIT Hồng
Kông – Úc vì khiếu kiện này liên quan tới một tranh chấp đã phát sinh trước khi nguyên đơn
nhận chuyển nhượng vốn của PM Australia. Thực tế, các bên đã có mâu thuẫn và bất đồng liên
quan tới quy định của Luật TPP từ khi Úc bắt đầu công bố dự thảo đạo luật này vào năm 2010,
tức là trước khi có sự thay đổi cơ cấu vốn trong tập đoàn PM. Vì BIT Hồng Kông – Úc không
5


Page 2

YOMEDIA

Bài viết phân tích những ảnh hưởng của treaty shopping và quan điểm của cơ quan xét xử về vấn đề này thông qua nghiên cứu vụ tranh chấp điển hình giữa Philip Morris và Chính phủ Úc. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kinh nghiệm cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình GQTC cũng như đàm phán và ký kết IIA.

Treaty shopping là gì

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.