Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp

Cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định, khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm, cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng.

Cung cầu là gì?

Cung của một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó là tổng số lượng sản phẩm hay dịch vụ đó mà các nhà cung cấp hay chủ thể kinh tế đưa ra để bán trên thị trường và ở các mức giá khác nhau tại một khoảng thời gian nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sả xuất xác định, bao gồm cả hàng hóa đã bán và hàng hóa chưa bán được. Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như: giá, công nghệ, giá cả của các yếu tố đầu vào, số lượng các nhà sản xuất, chính sách thuế, cũng như các kỳ vọng của nhà sản xuất đối với thị trường.

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Cầu khác với nhu cầu thì cầu được hiểu là nhu cầu và khả năng có thể thanh toán đối với một loại sản phẩm hay bất kỳ dịch vụ nào đó trên thị trường, tương ứng ở các mức giá khác nhau và trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như sau: giá của hàng hóa, thu nhập, giá của các hàng hóa có liên quan, số lượng người tiêu dùng, thị hiếu, các kỳ vọng,…

Như vậy, qua câu trả lời của cung cầu là gì? thì có thể thấy hai yếu tố này liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau. Vậy quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường như thế nào?

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp

Quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường

Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường tuân theo một quy luật nhất định. Đó là: Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến khả năng mà nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa này.

Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.

Thông qua tình hình cung cầu trên thị trường mà nhà sản xuất quyết định việc có đầu tư và đưa sản phẩm ra thị trường nữa hay không. Do đó, các nhà đầu tư sẽ phải nghiên cứu thị trường, các nhu cầu tiêu dung, thị hiếu, đặc biệt là phát hiện nhu cầu mới, từ đó đưa ra quyết định cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức,… hoặc loại bỏ để phù hợp với thị trường.

Ví dụ: Nhà A và nhà B mở cửa hàng kinh doanh nước khoáng bổ sung năng lượng ngay trước cổng một phòng GYM, lợi nhuận thu được giữa hai nhà là tương đương nhau. Sau một thời gian hoạt động, một nửa diện tích phòng GYM được bán cho nhà bên cạnh làm nhà trẻ.

Nhà A vẫn tiếp tục bán nước khoáng, còn nhà B chủ yếu chuyển sang kinh doanh nước ngọt có gas. Ban đầu, do chỉ có nhà B bán nước ngọt, nên giá nước ngọt nhà B bán cao hơn so với cửa hàng khu vực. Nhà A thấy nhà B không bán nước khoáng nữa nên cũng tăng giá.

Sau 1 thời gian, do thu hẹp hoạt động phòng GYM, nhà A bị mất 1 lượng khách hàng, do đó giảm giá, đồng thời cũng bắt đầu kinh doanh nước ngọt với giá ưu đãi để cạnh tranh với nhà B. Để giữ khách hàng thường xuyên, nhà B giảm giá và cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến mãi.

Vì vậy, sau 1 thời gian, lợi nhuận giữa 2 nhà thu được lại dần trở về cân bằng như lúc đầu.

Tác dụng của quy luật cung cầu là gì?

Quy luật về cung: giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng (giá tăng thì cung tăng). Cung sẽ bao gồm:

– Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

– Cung thị trường: là Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.

– Tổng cung: là Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung ngoài giá cả: công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào, điều tiết chính phủ, thiên tai dịch bệnh….

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất.

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm công dân 11 Bài 5: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa​​​​​​​

Câu 1: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là

A. Cung.

B. Cầu.

C. Giá trị.

D. Quy luật cung – cầu.

Câu 2: Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là

A. Cung.

B. Cầu.

C. Giá trị.

D. Quy luật cung – cầu.

Câu 3: Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với

A. Khả năng thanh toán.

B. Khả năng sản xuất.

C. Giá cả và giá trị xác định.

D. Giá cả và thu nhập xác định.

Câu 4: Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định

A. giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

B. khả năng sản xuất của thị trường.

C. nhu cầu của thị trường.

D. giá cả và nhu cầu xác định.

Câu 5: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng

A. Thu hẹp sản xuất.

B. Mở rộng sản xuất.

C. Giữ nguyên sản xuất.

D. Ngừng sản xuất.

Câu 6: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Giữ nguyên.

D. Bằng cầu.

Câu 7: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ

A. Thấp hơn.

B. Cao hơn.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương.

Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ

A. Thấp hơn.

B. Cao hơn.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương.

Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng

A. Tỉ lệ thuận.

B. Tỉ lệ nghịch.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương nhau.

Câu 10: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả và cung của nhà sản xuất

A. Tỉ lệ thuận.

B. Tỉ lệ nghịch.

C. Bằng nhau.

D. Tương đương nhau.

Câu 11: Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của

A. Nhu cầu có khả năng thanh toán.

B. Nhu cầu của người tiêu dùng.

C. Mong muốn chính đáng của người dân.

D. Nhu cầu đúng đắn.

Câu 12: Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường?

A. Cung lớn hơn cầu.

B. Cung bằng cầu.

C. Cung nhỏ hơn cầu.

D. Cung gấp đôi cầu.

Câu 13: Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường?

A. Cầu nhỏ hơn cung.

B. Cung bằng cầu.

C. Cầu lớn hơn cung.

D. Cung gấp đôi cầu.

Câu 14: Chị H đang kinh doanh mặt hàng X nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị H nên làm gì?

A. Ngừng kinh doanh, chuyển sang làm công việc khác.

B. Tích cực quảng cáo, tăng cường khuyến mãi để thu hút khách hàng.

C. Nhanh chóng mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh.

D. Chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng mới có cung nhỏ hơn cầu.

Câu 15: Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi

A. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, điều tiết cung – cầu.

B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.

C. Cấp phép cho các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.

D. Không quan tâm đến vấn đề đầu cơ tích trữ.

Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm Bài 5 GDCD 11: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Bài 1:

Đáp án:

Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2:

Đáp án:

Cung: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3:

Đáp án:

Cầu: là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4:

Đáp án:

Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ

Đáp án cần chọn là: A

Bài 5:

Đáp án:

Khi cầu tăng, người sản xuất có xu hướng mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường, từ đó cung có xu hướng tăng lên.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 6:

Đáp án:

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm sản xuất sẽ bị thu hẹp khiến cung có xu hướng giảm.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 7:

Đáp án:

Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 8:

Đáp án:

Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 9:

Đáp án:

Khi giá cả giảm xuống, thì nói chung cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và nhu cầu của người tiêu dùng tỉ lệ nghịch với nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 10:

Đáp án:

Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại. Vì vậy, giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 11:

Đáp án:

Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua, được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 12:

Đáp án:

Khi cung lớn hơn cầu, giá cả thị trường nhỏ hơn giá trị sản xuất, vì vậy người mua hàng sẽ được lợi hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 13:

Đáp án:

Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường sẽ lớn hơn giá trị sản xuất, người sản xuất và người bán hàng sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 14:

Đáp án: 

Khi thị trường cung lớn hơn cầu, người kinh doanh nên điều chỉnh để lựa chọn mặt hàng kinh doanh mới có cung nhỏ hơn cầu để có thể bán được hàng và thu lợi nhuận.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 15:

Đáp án:

Nhà nước thực hiện điều tiết cung – cầu trên thị trường thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.

Đáp án cần chọn là: A

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 11 – Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Câu 1 (trang 47 sgk Giáo dục công dân 11): Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?

Trả lời:

   – Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

   – Cung là khối lượng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng vứi mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sả xuất xác định.

   – Người bán và người mua quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán vì cầu là gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng. Như vậy, chỉ khi có khả năng thanh toán thì cầu mới xuất hiện.

Câu 2 (trang 47 sgk Giáo dục công dân 11): Phân tích nội dung của quan hệ cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Trả lời:

– Quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

– Cung – cầu tác động lẫn nhau: khi cầu tăng lên, sản xuất, kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa tăng lên và ngược lại, khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống.

– Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường: Khi cung lớn hơn cầu, hoặc cung nhỏ hơn cầu đều ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Còn trường hợp cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường thường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất. Chỉ khi cung bằng cầu thì giá cả thị trường mới bằng giá trị hàng hóa trong sản xuất.

– Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu:

   + Về phía cung: Khi giá cả tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại, khi giá cả giảm xuống, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, lượng cung giảm xuống.

   + Về phía cầu: Khi giá cả giảm xuống thì cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

– Các trường hợp cung – cầu thường vận động không ăn khớp với nhau, nói cách khác, thường diễn ra thông qua các trường hợp cung lớn hơn cầu hoặc cung nhỏ hơn cầu. Cung bằng cầu xảy ra chỉ là kết quả của việc san bằng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị hàng hóa, thông qua quá trình cạnh tranh giữa người bán và người mua trên thị trường khi xét toàn bộ hàng hóa đem ra lưu thông.

Câu 3 (trang 47 sgk Giáo dục công dân 11): Phân tích vai trò của mối quan hệ cung – cầu

Trả lời:

   Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, quan hệ cung – cầu có vai trò to lớn:

   Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả trên thị trường và giá trị hàng hóa trong sản xuất lại không ăn khớp với nhau. Giá cả thị trường có thể bằng, lớn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.

   Buộc người sản xuất, kinh doanh phải nắm vững các trường hợp vận động của cung – cầu để đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

   Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu và có hiệu quả kinh tế tương ứng với các trường hợp quan hệ cung – cầu trên thị trường.

Câu 4 (trang 47 sgk Giáo dục công dân 11): Khi là người bán hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:

a. Cung = cầu

b. Cung > cầu

c. Cung < cầu

Trả lời:

   a. Cung = cầu: Giá cả bằng giá trị hàng hóa à có lãi

   b. Cung < cầu: Giá cả thấp hơn giá trị hàng hóa à bị lỗ

   c. Cung > cầu: Giá cả cao hơn giá trị hàng hóa à có lãi nhiều hơn cung = cầu

   =< Lựa chọn trường hợp cung > cầu.

Câu 5 (trang 48 sgk Giáo dục công dân 11): Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi, em chọn trường hợp nào sau đây:

a. Cung = cầu

b. Cung > cầu

c. Cung < cầu

Trả lời:

   a. Cung = cầu: Giá cả bằng giá trị hàng hóa

   b. Cung > cầu: Giá cả thấp hơn giá trị hàng hóa

   c. Cung < cầu: Giá cả cao hơn giá trị hàng hóa

   => Chọn trường hợp cung > cầu

Câu 6 (trang 48 sgk Giáo dục công dân 11): Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trả lời:

   – Khi miền Trung nước ta liên tục bị lũ lụt, đồng bằng Nam Bộ bị hạn hán, xâm nhập mặn, Nhà nước đã thông qua các chính sách nhằm lặp lại cân đối cung cầu như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực,…

   – Nhưng khi có kẻ đầu cơ tích trữ hàng hóa, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán trục lợi thì bị nhà nước dùng pháp luật để trừng trị.

Câu 7 (trang 48 sgk Giáo dục công dân 11): Khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào?

a. Thuận lợi

b. Khó khăn.

c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

Tại sao em lại chọn phương án đó?

Trả lời:

    Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì mối quan hệ cung cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra theo hướng vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

    – Thuận lợi: Quyền bình đẳng của tất cả các thành viên của WTO được xuất khẩu hàng hóa, được chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật để hợp tác phát triển kinh tế, lượng cung về hàng hóa gia tăng, nhu cầu về việc làm gia tăng, về xuất khẩu lao động tăng,…

    – Khó khăn: Nước ta có trình độ khoa học kĩ thuật còn thấp, năng lực quản lý đất nước chưa bằng các nước trên thế giới. Hàng hóa bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, lượng cung về hàng hóa sẽ gặp khó khăn đối với thị trường các nước phát triển. Lượng cầu về việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao, cần phải cố gắng và thay đổi nhiều mới có thể có chỗ đứng trên thị trường chung của WTO,…

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa khi giá cả thị trường giảm xuống thì các doanh nghiệp