Ví dụ về phương pháp giá đánh giá trong đấu thầu

Đây là ý kiến của hầu hết các nhà quản lý, bên mời thầu, chủ đầu tư và nhà thầu khi bàn về nội dung phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT), hồ sơ đề xuất (HSĐX) lựa chọn nhà thầu trúng thầu trong đấu thầu nhằm góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Ví dụ về phương pháp giá đánh giá trong đấu thầu

Ảnh: Lê Tiên

Khoản 1 Điều 29 Luật Đấu thầu quy định: "Phương pháp đánh giá HSDT phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu (HSMT). Tiêu chuẩn đánh giá HSDT gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các HSDT đối với gói thầu mua sắm, xây lắp, gói thầu EPC".


Việc xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng để đánh giá HSDT lựa chọn nhà thầu trúng thầu là phương pháp đánh giá hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, tại Hội thảo “Quy trình đấu thầu hiệu quả cho các doanh nghiệp FDI” vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây, một số ý kiến cho rằng, việc xác định giá đánh giá để lựa chọn nhà thầu trúng thầu hiện nay ở nhiều địa phương, đơn vị chỉ là để xem xét nhà thầu nếu có sai lệch hoặc lỗi số học, còn việc đưa về cùng một mặt bằng quy đổi còn hạn chế. Việc đưa giá đánh giá về mặt bằng quy đổi chủ yếu là ở những công trình lớn, công trình phức tạp được tổ chức tư vấn có năng lực, có kinh nghiệm hỗ trợ thực hiện. Còn những công trình không phức tạp hoặc quy mô không lớn, phần lớn xác định giá đánh giá bao gồm: Giá dự thầu của nhà thầu, giá sửa lỗi số học (nếu có), giá hiệu chỉnh sai lệch (nếu có).


Liên quan đến nội dung này, đại diện một doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cho rằng, trong một số trường hợp đánh giá năng lực nhà thầu không cần xác định giá đánh giá. Về ý kiến này, một số đại biểu cho rằng trên thực tế có trường hợp chúng ta không cần xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá HSDT để đánh giá lựa chọn nhà thầu. Ví dụ, việc lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu quy mô nhỏ, Khoản 1 Điều 33 Nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có giá không quá 5 tỷ đồng, xây lắp hoặc gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ tổng thầu thiết kế) có giá không quá 8 tỷ đồng… Trong HSMT không cần nêu tiêu chuẩn đưa về cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá, không cần xác định giá đánh giá trong quá trình đánh giá HSDT… Còn các gói thầu quy mô lớn (trên 5 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, trên 8 tỷ đối với gói thầu xây lắp) thì mới áp dụng quy định của pháp luật là đánh giá HSDT lựa chọn nhà thầu bằng xác định giá đánh giá. Theo đó, các ý kiến khẳng định, việc đánh giá HSDT lựa chọn nhà thầu bằng cách xác định giá đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất để đánh giá nhà thầu.


Đồng quan điểm không thể bỏ giá đánh giá để đánh giá hiệu quả nhà thầu, ông Ninh Viết Định, Trưởng ban Đấu thầu thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh: "Không thể bỏ giá đánh giá bởi đây là phương pháp đánh giá nhà thầu hiệu quả nhất, chỉ có thể xác định giá đánh giá như thế nào mà thôi. Nếu không có giá đánh giá sẽ không thể đánh giá được nhà thầu nào hiệu quả hơn để mà chọn".

Ví dụ về phương pháp giá đánh giá trong đấu thầu

Ảnh: Tiên Giang

Góp ý về phương pháp đánh giá HSDT, HSĐX, ông Đoàn Quốc Phong, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Công ty Honda Việt Nam nêu ý kiến: "Có thể xác định nhà thầu trúng thầu hiệu quả nhất bằng cách tính: Hiệu quả nhà thầu = tỷ số lợi nhuận/chi phí". Ông Đoàn Quốc Phong cho rằng, việc xác định giá đánh giá là công việc khó bởi nhà thầu sẽ không biết bên mời thầu đưa yêu cầu như thế nào trong HSMT.


Ông Ninh Viết Định nêu đề xuất, trong Luật Đấu thầu (sửa đổi) có thể xác định giá đánh giá bằng cách quy cụ thể hơn như xác định tổng các giá sau khi hiệu chỉnh, quy về suất đầu tư, hiệu quả bằng hệ số kinh tế…


Về vấn đề này, đại diện Cục Quản lý đấu thầu cho biết, dự kiến, trong Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ bổ sung thêm một số phương pháp đánh giá khác để đánh giá hiệu quả nhà thầu như: giá dự thầu thấp nhất sau sửa lỗi, sau hiệu chỉnh (nếu có); chọn nhà thầu nào có năng lực nhất, có kinh nghiệm nhất đã từng làm công trình nào đó mang lại hiệu quả tốt nhất mặc dù giá có thể cao hơn.

Một số ý kiến khác cũng cho rằng, hiện trong quy định của pháp luật về đấu thầu mới chỉ nêu lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp có giá đánh giá thấp nhất thì hơi “bó”, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Do đó, trong Luật Đấu thầu (sửa đổi) có thể bổ sung quy định lựa chọn nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và tư vấn.

Dự kiến, Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tới (tháng 10/2012).

Trung Hiếu

Nguồn: muasamcong.vn

Tin mới hơn

Các bài đã đăng:

<< Previous pageXem tiếp

Theo ông Phát tham khảo phương pháp giá đánh giá được quy định tại điểm d, khoản 4, Điều 12, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì công thức xác định giá đánh giá được tính như sau:

GĐG = G ± ∆G ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Tuy nhiên, đối với gói thầu xây lắp, giá trị của ∆G và ∆ƯĐ rất khó xác định. Nếu ∆G và  ∆ƯĐ đều không có các yếu tố cần thiết để xác định và tính toán để quy về một mặt bằng thì giá trị của ∆G và  ∆ƯĐ có thể xem như bằng 0. Ông Phát muốn biết, công thức áp dụng sẽ là: GĐG = G có phù hợp hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Đối với phương pháp giá thấp nhất

Điểm a, khoản 1, Điều 39 Luật Đấu thầu 2013 quy định phương pháp giá thấp nhất áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.

Theo đó, trường hợp gói thầu xây lắp không phải là gói thầu quy mô nhỏ (có giá trị lớn hơn 20 tỷ đồng) nhưng tính chất gói thầu đơn giản, các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là trên cùng một mặt bằng thì được phép áp dụng phương pháp giá thấp nhất theo quy định nêu trên.

Đối với phương pháp giá đánh giá

Điểm d, khoản 4, Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định công thức xác định giá đánh giá đối với gói thầu xây lắp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế như sau:

GĐG = G ± ∆G ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5 của Nghị định này.

Theo đó, đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá, việc xác định ∆G có thể dựa trên chi phí vận hành, bảo dưỡng, chi phí lãi vay (nếu có), tiến độ, chất lượng và các yếu tố khác (nếu có). Việc đưa ra các tiêu chí để xác định, quy đổi các yếu tố thành giá trị của ∆G cần phải nêu cụ thể trong hồ sơ mời thầu và phải dựa trên cơ sở tính toán khoa học, phù hợp với tính chất, đặc điểm của gói thầu.

Như vậy, khi áp dụng phương pháp này, trong hồ sơ mời thầu bắt buộc phải đưa ra quy định để xác định giá trị quy đổi các yếu tố về cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng công trình (nghĩa là trong hồ sơ mời thầu, giá trị ∆G không thể bằng 0).

Ngoài ra, việc xác định ∆ƯĐ đối với gói thầu xây lắp áp dụng phương pháp giá đánh giá được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 14 Luật Đấu thầu 2013; điểm b, khoản 2 Điều 4 và các khoản 2, 3, 4 Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP trên cơ sở nguyên tắc ưu đãi quy định tại Điều 3 Nghị định này. Quy định về nguyên tắc xác định ưu đãi, đối tượng được hưởng ưu đãi và cách tính giá trị ưu đãi phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu để làm căn cứ cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu của mình.

Chinhphu.vn


Trích NĐ 85/2009/ND-CP về đấu thầu, trong đó hướng dẫn cách đánh giá hồ sơ Dự thầu theo PP "Giá đánh giá", như sau:

"3. Nội dung xác định giá đánh giá Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng cácyếu tố về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác dùng để so sánh, xếphạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá đánh giá phải được nêu trongtiêu chuẩn đánh giá. Việc xác định giá đánh giá thực hiện theo trình tự sauđây: - Xác định giá dự thầu (trường hợp có thư giảm giá, thực hiệntheo quy định tại khoản 13 Điều 70 Nghị định này); - Sửa lỗi; - Hiệu chỉnh các sai lệch; - Chuyển đổi giá dự thầu (sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch)sang một đồng tiền chung (nếu có); - Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá,bao gồm: + Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chiphí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹthuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể; + Điều kiện tài chính, thương mại; + Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có); + Các yếu tố khác.

Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tốđể xác định giá đánh giá cho phù hợp. Xếp hạng thứ tự hồ sơ dự thầu theo giá đánh giá, hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp thứ nhất

."

Mình vẫn chưa rõ cách thức (Phương pháp): Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá.

+ Kỹ thuật; + Điều kiện tài chính, thương mại;

Anh em nào có kinh nghiệm cho 1 ví dụ minh họa đơn giản để anh em dễ hình dung. Thanks!

Bác nào có kinh ngiệm chỉ cho ae đi, cái này cứ lờ mà lờ mờ chịu ko hiểu mấy bố thảo thông tư mời thầu nghĩ gì?

Cách xác định Giá đánh giá

Bác nào có kinh ngiệm chỉ cho ae đi, cái này cứ lờ mà lờ mờ chịu ko hiểu mấy bố thảo thông tư mời thầu nghĩ gì?

Chào bạn, mình thấy bạn đăng bài này lâu rồi mà chưa có ai trả lời nên hôm nay mình chia sẻ 1 chút kinh nghiệm của mình cho bạn nhé. Nói theo ngôn ngữ bình dân và ví dụ đi cho dễ hiểu, chứ cứ nêu Luật ra thì chả ma nào hiểu được đâu. Tôi cho bạn 1 ví dụ: Cơ quan A có gói thầu mua sắm thiết bị giá 50 tỷ. Trong HSMT họ đưa ra tiêu chí để đưa về cùng mặt bằng là " xuất xứ" và " đặc tính kỹ thuật" của thiết bị. Về xuất xứ họ để 1 công thức đưa về 1 mặt bằng như sau: Gxx = k1 * Gdt trong đó: K1 là hệ số quy đổi về nguồn gốc, xuất xứ của thiết bị K1 = 1 khi thiết bị có nguồn gốc xuất xứ thuộc EU, G7 sản xuất tại chính quốc K1 = 1,5 khi thiết bị có nguồn gốc xuất xứ thuộc EU, G7 sản xuất tại nước thứ K1 = 2 khi thiết bị có nguồn gốc xuất xứ không thuộc 2 trường hợp trên Về đặc tính kỹ thuật họ để 1 công thức đưa về 1 mặt bằng như sau: Gkt = 0,1% ( 100 - Đkt)* Gdt trong đó: Gdt là giá dự thầu sau hiệu chỉnh và sửa lỗi của nhà thầu thấp nhất trong tất cả các nhà thầu Đkt là điểm kỹ thuật của nhà thầu đạt được ( thang điểm 100 nhé) khi đó Giá đánh giá được tính theo công thức: Gđg = G (giá dự thầu sau hiệu chỉnh, sửa lỗi của nhà thầu đang tính) + Gxx + Gkt Có 2 nhà thầu vượt qua kỹ thuật: Nhà thầu B chào 48 tỷ ( đã sửa lỗi, hiệu chỉnh nhé). Thiết bị của họ chính quốc G7, Đkt = 85 điểm Nhà thầu C chào 47 tỷ ( đã sửa lỗi, hiệu chỉnh). Thiết bị thuộc hãng ở G7 nhưng sản xuất tại Trung Quốc. Đkt = 87 điểm Khi đó: Nhà thầu B: Gđg = 48 tỷ + 47*1 + 0,1% ( 100 - 85) * 47 = 95.705.000.000 Nhà thầu C: Gđg = 47 tỷ + 47* 1,5 + 0,1% ( 100 - 87) * 47 = 118.111.000.000 ( lưu ý là Gdt phải lấy của nhà cao nhất hoặc thấp nhất thì mới gọi là đưa về 1 mặt bằng nhé) Đấy, có Gđg rồi thì tha hồ mà so sánh.

Muốn xác định đc Gdg thì phải có công thức, mà công thức thì....... Thôi, chia sẻ thế thôi nhỉ, chúc bạn làm tốt

Last edited by a moderator: 3/3/14

Bác DLSS cho mấy cái VD làm em cũng mở rộng tầm mắt. Về lý thuyết thì đương nhiên là 1 hay trăm thiết bị, vật tư đều có thể đánh giá kỹ thuật được. Quy định về điểm kỹ thuật đương nhiên phải nêu trong HSMT.

Tuy nhiên, với cái VD của Bác thì em xin bó tay ạ (kể cả có thang điểm kỹ thuật chi tiết)

Ví dụ về phương pháp giá đánh giá trong đấu thầu

Nếu nó hàng nghìn thiết bị thì đánh giá đến bao gấy mới xong nhỉ, tôi cũng đang gặp vấn đề như vậy, vậy lấy giá của cái nào làm mặt bằng giá đánh giá ?

Trai x?y d?ng ??m m?nh trong v?i v?a!

Ví dụ về phương pháp giá đánh giá trong đấu thầu

L?y b?c t??ng l?m ?i?m t?a t?nh y?u!:x:x:x

Hỏi bác mấy vấn đề sau được không - Nếu gói thầu có hàng trăm thiết bị và vật liệu thì có đánh giá tất cả điểm kỹ thuật không?

- Cách đánh giá về điểm kỹ thuật có công bố trong hồ sơ đấu thầu không?

Có hàng trăm thiết bị thì vẫn phải đánh giá hết, bên tôi vẫn làm vậy. Tuy nhiên lúc HSMT cần nêu tiêu chí kỹ thuật rất cụ thể để đánh giá.

Điểm kỹ thuật thì phải công bố chứ nhỉ ? hay ý bạn là phương pháp, công thức tính điểm quy đổi ?