Ví dụ về trách nhiệm pháp lý hình sự

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy định pháp luật. Để giúp các bạn hiểu hơn về trách nhiệm pháp lý, bài viết này sẽ phân loại và lấy ví dụ về trách nhiệm pháp lý cụ thể cho từng trường hợp.

Bạn đang xem: Ví dụ về trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý bao gồm những đặc điểm gì? Trách nhiệm pháp lý bao gồm những loại trách nhiệm gì? Quý khách có thể tham khảo nội dung bài viết của Luật Minh Gia dưới đây:

1. Trách nhiệm pháp lý, các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

      - Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc gây ra hành vi vi phạm pháp luật của mình, các cá nhân, tổ chức phải chịu các chế tài theo quy định pháp luật. Các chế tài này có thể là chế tài về dân sự, hình sự hoặc hành chính…

     - Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:

Nhìn chung, trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm cơ bản sau:

- Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm do pháp luật quy định, có tính chất bắt buộc mọi người phải thực hiện và tuân thủ.

- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế;

- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật;

- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi với chủ thể và được thể hiện thông qua việc chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định về tài sản, tự do… khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

- Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật hoặc vì những nguyên nhân khác gây ra các thiệt hại đó.

2. Các loại trách nhiệm pháp lý

 Nhìn chung, trách nhiệm pháp lý được chia thành 03 loại trách nhiệm cơ bản, bao gồm: Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.

          - Trách nhiệm dân sự:

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Để xác định các hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì cần căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự của nước ta đã được thay đổi qua rất nhiều thời kỳ nhằm thích nghi với sự phát triển của đời sống xã hội. Hiện tại, Bộ luật dân sự 2015 là bộ luật dân sự đang có hiệu lực và được áp dụng để giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trên thực tế.

Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Từ đó làm căn cứ để các bên xác lập quan hệ và giải quyết các tranh chấp phát sinh, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp phát sinh các trách nhiệm dân sự do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Ví dụ như:

Ví dụ 1: A và B ký kết hợp đồng mua bán tài sản, theo đó A có nghĩa vụ giao đúng và đủ số lượng hàng hóa như đã giao kết trong hợp đồng, B có nghĩa vụ trả tiền đúng theo thỏa thuận. Đến ngày thực hiện hợp đồng, B đã giao đủ tiền nhưng A cố tình chậm trễ không giao đủ số lượng hàng hóa dẫn đến B bị thiệt hại. Khi xác định A có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng thì A phải chịu các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến hành vi của mình như tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

Ví dụ 2: A tham gia giao thông, do vượt quá tốc độ không làm chủ được vận tốc nên đã đâm vào hành lang giao thông, gây thiệt hại về tài sản của nhà nước. Trường hợp này A có nghĩa vụ thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.

      - Trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý có tính chất răn đe cao nhất trong số các trách nhiệm pháp lý.

Khi một cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu những hình phạt nhất định tương ứng với mức độ thực hiện hành vi vi phạm mà mình gây ra.

Các hình phạt được áp dụng khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự bao gồm: phạt cảnh cáo; phạt tiền; phạt cải tạo không giam giữ; phạt tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Ngoài các hình phạt nêu trên, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác như cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn trong thời hạn nhất định; cấm cư trú; tịch thu tài sản…

Một số ví dụ về chế tài hình sự như:

Ví dụ 1: A thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho B, B bị thương tích 14% do chính hành vi của A gây nên. Hành vi này của A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Ví dụ 2: A thực hiện hành vi đánh bạc với số tiền thu tại chiếu bạc là 25.000.000 đồng. Hành vi này của A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự.

      - Trách nhiệm hành chính:

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm phát sinh khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm hành chính cũng là một loại trách nhiệm pháp lý có tính chất răn đe nhưng không mang tính chất nghiêm trọng như trách nhiệm hình sự. Các trách nhiệm hành chính thường được áp dụng như phạt tiền; buộc khôi phục tình trạng ban đầu; tịch thu tang vật vi phạm…

Một số ví dụ về vi phạm hành chính như: Công ty A thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới nhưng tại thời điểm bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, công ty A không xuất trình được hóa đơn chứng từ mua bán chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Hành vi này của công ty A sẽ bị xử lý hành chính theo quy định.

Như vậy, với các phân tích trên có thể thấy trách nhiệm pháp lý có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật; giúp mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật đồng thời giúp mọi người có lòng tin vào pháp luật hơn.

Bài tập 4: Trang 61 SBT GDCD lớp 9

Hãy nêu các loại trách nhiệm pháp lý. Cho ví dụ về mỗi loại?


Các loại trách nhiệm pháp lí và ví dụ kèm theo:

Ví dụ: Nam vận chuyển ma túy bị công an bắt quả tang nên Nam bị chịu trách nhiệm hình sự

Ví dụ: Hà lái xe không để ý đã đâm đổ bờ tưởng của ủy ban xã, Hà phải chịu trách nhiệm dân sự và khắc phục hậu quả.

Ví dụ: Hùng đi xe máy bị công an yêu cầu dừng lại kiếm tra. Đo nồng độ cồn Hùng vượt quá mức quy định nên phải xử phạt theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Kì thi kiểm tra cuối năm, Hoa quay tài liệu bị giám thị bắt gặp, Hoa buộc phải nhận kỉ luật là hủy bài thi và nhận điểm 0.


Mục lục bài viết

  • 1. Trách nhiệm pháp lý là gì ?
  • 2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
  • 3. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
  • 4. Phân loại trách nhiệm pháp lý
  • 5. Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế
  • 6. Năng lực trách nhiệm pháp lý
  • 7. Truy cứu trách nhiệm pháp lý

1. Trách nhiệm pháp lý là gì ?

Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định vì hành vi vi phạm pháp luật của mình (hoặc của người mà mình bảo lãnh hoặc giám hộ). Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lí luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định.

2. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm sau:

– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…

– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

– Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.

– Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp luật.

3. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.

Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý, mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.

4. Phân loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lí bao gồm các loại sau:

1) Trách nhiệm hình sự: Loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với người phạm lội.

Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, bao gồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.

Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sẵn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;

2) Trách nhiệm dân sự: loại trách nhiệm pháp lí do toà án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bổi thường thiệt hại, phạt vi phạm;

3) Trách nhiệm pháp lí hành chính là loại trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lí hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc...;

4) Trách nhiệm pháp lí kỉ luật là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức mình khi họ vi phạm kỉ luật lao động (Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỉ luật).

5. Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Quốc gia cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Trách nhiệm này có thể phát sinh từ hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia. Ví dụ, quốc gia không thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận (CEDAW) hoặc ban hành luật trái với luật quốc tế, không ngăn chặn kịp thời các hành vi cực đoan tấn công cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài của những người biểu tình… Trách nhiệm này cũng có thể phát sinh khi có hành vi mà luật quốc tế không cấm. Ví dụ, Quốc gia sử dụng tên lửa vũ trụ, tàu năng lượng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử … gây ra thiệt hại cho vật chất cho các chủ thể khác của luật quốc tế.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm bồi thường dân sự nặng.

6. Năng lực trách nhiệm pháp lý

Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của cá nhân hay tổ chức gánh chịu hậu quả bất lợi, biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật.

Có thể hiểu Trách nhiệm pháp lí: là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vị phạm pháp luật và chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.

Đối với tổ chức, năng lực trách nhiệm pháp lí xuất hiện từ khi có quyết định thành lập tổ chức và chấm dứt khi tổ chức đó giải thể. Đối với cá nhân, năng lực trách nhiệm pháp lí được pháp luật của Nhà nước ta quy định như sau: người từ đủ mười sáu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành chính về mọi vì š phạm hành chính; người từ đủ mười bốn tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính. Ngoài điều kiện về độ tuổi, người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí phải là người có trạng thái thần kinh bình thường, không mắc bệnh tâm thần hay căn bệnh khác mà không điều chỉnh được hành vi của mình.

Trách nhiệm pháp lý còn là việc cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.

7. Truy cứu trách nhiệm pháp lý

Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.

Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.

Do vậy khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng. Từ đó xác định sự thật khách quan của vụ việc, tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.

Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hội cho xã hội do hành vi đó gây ra,…

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sưtư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngaysố: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!