Vì sao hiểu từ vựng nhưng không nghe được

Tôi đã từng nghe rất nhiều bạn trẻ phàn nàn về chuyện họ không thể nghe được tiếng Anh dù đã rất cố gắng, họ cảm thấy dường như tiếng Anh họ được học và thứ ngôn ngữ trong video là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác nhau. Họ chỉ có thể hiểu khi người Việt nói tiếng Anh, nhưng khi nghe người bản ngữ thì hoàn toàn mù tịt. Tại sao lại có sự khác biệt này? Và vì sao người Việt khó nghe được tiếng Anh đến vậy? Cùng đọc bài viết này và ”mổ xẻ” những vấn đề người Việt Nam đang gặp phải khi nghe tiếng Anh nhé!

1. Không nghe được tiếng Anh do phát âm sai

Nguyên nhân chính và cơ bản nhất dẫn đến việc khó nghe tiếng Anh là do chúng ta phát âm sai. Thứ “tiếng Anh” mà chúng ta đã học được thực chất không đúng. Rất nhiều người Việt Nam phát âm không chuẩn từ vựng tiếng Anh nhưng tự cho đó là đúng và đi theo lối mòn này tạo thành thói quen. Vì thế khi nghe người bản ngữ nói tiếng Anh chuẩn, họ bối rối và lúng túng dù chỉ là một từ ngữ đơn giản.

Cụ thể, người Việt thường mắc các lỗi sai như:

  • Thiếu âm cuối [ending sounds]: khác với tiếng Việt, các từ tiếng Anh thường có các phụ âm đuôi như /t/, /d/, /p/, /tʃ/. Ví dụ, với các từ được thêm hậu tố /s/, /es/ hay /ed/, nếu bạn không nói đúng, người khác sẽ hiểu nhầm ngay nghĩa của từ [số ít, số nhiều] hay thời điểm của hành động [hiện tại, quá khứ]
  • Không có ngữ điệu: Ngôn ngữ còn để thể hiện cảm xúc. Vì vậy, nếu bạn nghe cùng một câu nói nhưng với hai ngữ điệu hoàn toàn khác nhau, nó cũng mang 2 ý nghĩa khác nhau. Ví dụ với câu ”It’s my own fault” với ngữ điệu trầm và hạ giọng ở cuối câu thể hiện thái độ hối hận, nhưng nếu lên giọng, cao giọng lại thể hiện sự tức giận, ấm ức.
  • Thiếu trọng âm: Trọng âm trong tiếng Anh cũng vô cùng quan trọng. Ví dụ từ ”desert” khi phát âm với trọng âm thứ 1 là danh từ, nhưng với trọng âm thứ 2 lại trở thành động từ, và nghĩa của chúng hoàn toàn khác nhau. Do đó nếu chúng ta không quan tâm tới trọng âm, chúng ta cũng không thể hiểu nghĩa từ đó là gì.
  • Phát âm sai âm câm, không nối âm: Đây cũng là một lỗi thường gặp của người Việt vì không biết các âm câm nên phát âm sai hoàn toàn khiến người nghe bối rối. Tương tự hiện tượng không nối âm cũng ngăn cản chúng ta nghe được phát âm chuẩn.

2. Không nghe được tiếng Anh do vốn từ vựng nghèo nàn

Bạn cho rằng từ vựng không liên quan gì tới nghe nói? Vậy thì bạn đã nhầm. Vốn từ vựng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe tiếng Anh của bạn. Bạn có thể hiểu câu nói đó vì bạn biết các từ ngữ trong câu, nên chỉ cần 1 từ mới cũng đủ làm bạn bối rối. Nhưng thực tế, đôi khi chúng ta có thể không cần biết hết tất cả các từ vựng mà vẫn nghe hiểu được đối phương qua phương pháp đoán từ [key words] và ngôn ngữ hình thể [body language]. Tuy nhiên đó chỉ là các công cụ hỗ trợ, còn việc trau dồi cho mình một lượng từ vựng vừa đủ vẫn vô cùng cần thiết nếu muốn nghe hiểu được tiếng Anh.

3. Không nghe được tiếng Anh do không có thói quen nghe tiếng Anh

Thông thường những người học không tốt tiếng Anh sẽ rất ngại nhắc đến ngôn ngữ này. Chính vì thế chúng ta ít khi dành thời gian để nghe các video, audio tapes hay các bản tin bằng tiếng Anh. Không có thói quen nghe tiếng Anh thường xuyên sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn nhiều trong việc nghe nói. Bạn không thể phản ứng kịp với những âm thanh mình đang nghe, và não bộ của bạn cũng không thể xác định thứ ngôn ngữ này ngay lập tức nếu chưa từng được làm quen với tiếng Anh trước đây.

4. Không nghe được tiếng Anh do tốc độ nói của người bản ngữ

Nhiều người than phiền rằng người bản ngữ nói rất nhanh khiến họ không thể nghe được. Và họ luôn phải yêu cầu nói chậm lại một chút. Tuy nhiên trong các lớp học, buổi hội thảo hay cuộc họp, chúng ta không thể yêu cầu giáo viên hay cử tọa nói chậm lại chỉ vì chúng ta không nghe được họ nói gì. Và điều đó đặt ra vấn đề, bạn không thể luôn yêu cầu người bản ngữ nói chậm hơn, mà chính bạn phải tập cách nghe bắt kịp tốc độ của họ. Làm thế nào để thực hiện được điều này? Bạn cần có một quá trình luyện tập nghe nói dần dần, khi đã quen với những câu từ đơn giản, bạn có thể ngay lập tức hiểu được ý người bản ngữ mà không phải lo lắng về tốc độ của họ nữa.

5. Không nghe được tiếng Anh do thiếu tập trung

Sở dĩ có nguyên nhân này xảy ra bởi chúng ta là người Việt Nam, một quốc gia không sử dụng tiếng Anh. Nếu như đối với tiếng Việt, bạn lơ đãng một chút cũng không vấn đề gì, khi quay trở lại bạn vẫn hiểu những gì mình đang nghe, bởi đó là ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Nhưng đối với việc nghe tiếng Anh, tâm trí bạn luôn phải dành một sự tập trung tối đa. Chỉ cần một giây lơ là, bạn sẽ ngay lập tức rơi vào vòng xoáy u mê vì không xác định được người bản ngữ đang nói đến đâu, và kết quả nghe của bạn sẽ tuột dốc không phanh từ đó. Điều này thường hay xảy ra ở những kì thi nghe mang tính chất quốc tế như IELTS, TOELF. Do vậy, bạn cần dành toàn bộ công sức và sự tập trung khi nghe tiếng Anh để có kết quả tốt nhất.

Tất cả những nguyên nhân trên khiến người Việt mắc ”bệnh” nghe tiếng Anh vô cùng khó khăn. Để khắc phục những điểm yếu này, bạn cần thay đổi phương pháp học tập ngay hôm nay, dành thêm nhiều thời gian cho việc luyện nghe – nói. Chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công khi có cố gắng và đi đúng hướng!

---
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH

Head Office: 26 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 629 36032 [Hà Nội] – 0961.995.497 [TP. HCM]

Website: //ecorp.edu.vn - Fanpage: //fb.com/tienganhecorp

-------------------------

HÀ NỘI

ECORP Cầu Giấy: 30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy - 024. 62936032

ECORP Đống Đa: 20 Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa - 024. 66586593

ECORP Bách Khoa: 236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng - 024. 66543090

ECORP Hà Đông: 21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông - 0962193527

ECORP Công Nghiệp: 63 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội - 0396903411

ECORP Sài Đồng: 50/42 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội - 0777388663

ECORP Trần Đại Nghĩa: 157 Trần Đại Nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0989647722

ECORP Nông Nghiệp: 158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm, Hà Nội - 0869116496

- HƯNG YÊN

ECORP Hưng Yên: 21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên - 0869116496

- BẮC NINH

ECORP Bắc Ninh: Đại học May Công nghiệp – 0869116496

- TP. HỒ CHÍ MINH

ECORP Bình Thạnh: 203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 0961995497

ECORP Quận 10: 497/10 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. HCM - 0961995497

ECORP Gò Vấp: 41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp - 028. 66851032

Tìm hiểu các khóa học của và đăng ký tư vấn, test trình độ miễn phí tại đây.

Cảm nhận học viên ECORP English.

By 60sfire.com - July 31, 2020

Nghe tiếng anh ra từ nhưng không hiểu kịp

#Hỏi: Đọc tiếng anh bằng mắt thì có thể hiểu, nghe thì cũng có thể nghe ra từ... Nhưng mỗi tội là nghe nhanh quá hiểu không kịp. Phải làm sao? Video cách luyện nghe hiểu tiếng anh: #Đáp: Đây là chuyện bình thường không thể thường hơn. 97.09797979797979797...% người việt học nghe tiếng anh đều dính [thành thật mà nói có thể là 100%]. Nguyên nhân là do phản xạ chưa đủ, nghe chưa đủ...

Tìm hiểu thêm về cách luyện nghe hiểu tiếng anh cho người mới bắt đầu Giải pháp:

Nghe đi nghe lại một bài nghe. Đơn giản thế này, Bạn nghe ra từ cho nên dù ít dù nhiều, nếu bạn nghe đi nghe lại 1 vài lần, thể nào bạn cũng sẽ hiểu được vài chỗ nào đó [dù chỉ là vài từ]. Để dễ hiểu, tôi sẽ giải thích thế này Lần đầu nghe bài nghe A --> ra từ nhưng ko hiểu Lần 2 nghe lại bài nghe A --> ra từ và hiểu được vài từ Lần 3 nghe lại bài nghe A --> ra từ và dễ dàng hiểu được vài từ ở lần nghe trước, nên có thể tập trung để hiểu vài từ khác Lần 4 nghe lại bài nghe A --> ra từ và dễ dàng hiểu được những chỗ đã hiểu ở lần nghe thứ 2 và 3 .......... Cứ như thế, mỗi lần bạn sẽ hiểu thêm 1 chút. Cứ nghe đi nghe lại cho tới khi hiểu khá ok. Cứ nghe đi nghe lại như vậy vài bài nghe tiếng anh, phản xạ hiểu của bạn sẽ tự dưng tăng. Ngoài ra, nếu hơi lười, bạn vẫn có thể tra hiểu hết bài nghe bằng mắt rồi sau đó nghe đi nghe lại vài lần cho tới khi vừa nghe và vừa hiểu. Ghi chú: Ko nhất thiết phải hiểu hết từ A-Z những bài nghe, tương đối là được. P/S: Chuỗi video miễn phí hỗ trợ lấy lại gốc tiếng anh tại //matgoc.60sfire.com

Newer Post Older Post

Video liên quan

Chủ Đề