Yêu thương nhiều hơn là gì

Trong Tây du ký có một chi tiết khi thầy trò Đường Tăng được mời ăn nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên, Trư Bát Giới vì tham ăn nên đã nuốt trọn quả nhân sâm để rồi tiếc vì chưa kịp biết mùi vị nhân sâm như thế nào. Các bạn nghĩ sao về chi tiết này? Nên sống chậm hay nhanh?

Mê đánh máy chữ nên tôi tự học trên máy cơ, gõ mạnh tay nét in qua giấy than lên giấy pơ luya mỏng tang mới đậm và nét.

Nhưng khi chuyển qua làm bài qua máy tính tôi thấy có sự khác nhau rất nhiều. Bàn phím nhạy, cơ chế tạo chữ và in khác hẳn, cho dù vẫn gõ lốc cốc song lực tác động có lẽ chỉ cần 1/1000 là được. Vậy mà do không thích nghi được, tôi vẫn gõ mạnh tay dù được nhắc nhiều, thói quen nhỏ đã khó bỏ. Song, biết mạnh tay, không hề nghĩ rằng mình đã đánh  “quá mạnh”. Nên mỗi khi bị chủ phòng net lớn tiếng nhắc nhở, bực lắm và đôi khi lớn tiếng lại. Tôi cảm thấy khó chịu nhưng không có máy riêng nên đành chịu.

Rồi một lần tôi đi xa tận miệt Đồng Nai, lại lọ mọ ra phòng net công cộng gõ tin sự kiện nóng. Tôi nhớ tiếng hét của cô chủ trẻ nơi xa lạ “chú đánh gì ghê vậy!” và nét mặt của cô thật khó quên.

Ngay sau đó tôi “ngộ” ra: đúng rồi, cách gõ chữ trên bàn phím máy tính của mình khủng lắm, chị chủ phòng net ở quê nhà cằn nhằn là nhẹ, so với tiếng hét của cô chủ ở chốn này chẳng là gì. Thấm. Mình không thấy rõ chính mình. Chợt bao nhiêu bực bội với chị chủ phòng nét ở xứ nhà tan biến...

Đúng, sống chậm lại suy nghĩ khác đi tất yêu thương nhiều hơn thay vì vị kỷ chỉ nghĩ đến mình, cho rằng bản thân “ta” hoàn mỹ.

Yêu thương nhiều hơn là gì
Sống chậm từ một nhu cầu đang trở thành xu thế trong xã hội. Sống chậm có thể hiểu là sống thiên về chất hơn lượng.

Ngồi suy nghĩ tôi lại nhớ đến câu chuyện của một chị bạn tâm sự:  Nhà chị có một đứa em học khá giỏi vì thế nên cả nhà đã gom vào nuôi, nên cưng và cũng kỳ vọng nhiều đối với cậu ấy. Sau khi tốt nghiệp đại học, được việc làm ở ngân hàng lớn, nhưng cả nhà hoảng vì ngày cậu ngày càng “thiếu gia” vì  mỗi khi tan sở về nhà là cáu gắt với mọi người dù là không có chuyện gì, bầu không khí gia đình do vậy buồn. Rồi tìm hiểu kỹ chị mới hiểu: Ngân hàng nơi em trai mình làm việc cường độ lao động quá căng, đặc thù công việc đòi hỏi cao, áp lực đè nặng nhân viên và em mình bùng nổ khi mệt nhoài về nhà là chuyện  có thể hiểu. Chị thấy thương em mình hơn. Tôi không quên chuyện này.

Vậy đó, hãy nhìn mình, tiên trách kỷ hậu trách nhân để sống hòa ái hơn, nhất là khi xã hội vận động ngày càng nhanh, cường độ lao động ở xã hội công nghiệp rất cao và nhu cầu được sống ngày càng đòi hỏi nhiều hơn khiến gánh nặng cuộc sống tăng nhanh.

Nên hãy sống chậm lại…

Sống chậm lại giữa dòng đời vội vã

Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu lắp ghép, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn-vui, thất vọng-hy vọng, chán nản-hạnh phúc, khinh ghét-yêu thương…

Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc buồn mà không bế tắc, tuyệt vọng; giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, ta có những “nốt lặng”. Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”. Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời.

Sớm ra đường, xe cộ qua lại tấp nập, ai cũng mải miết và hối hả. Dừng lại đôi phút đèn đỏ, ai cũng sốt ruột, vẻ mặt thoáng chút lo âu và nghiêm nghị như đang suy nghĩ một việc rất hệ trọng. Đường ai nấy đi, việc ai nấy làm, chúng ta đang lao đi như những con thiêu thân trên một hành trình bất định.

Yêu thương nhiều hơn là gì
Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực.

Vẫn biết với con người và đặc biệt là tuổi trẻ, sống là không chờ đợi…Vẫn biết nếu không nhanh nhẹn, không biết chạy đua, làm sao có được những gì mà mình muốn: thành công, tiền bạc, hạnh phúc…Vẫn biết xã hội đương phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất; Internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đến chóng mặt...Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó là nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội khi lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lý ngày càng nhiều hay với lớp trẻ tình trạng “sống thử”, “sống vội’, “sống sơ sài’ diễn ra như một định hướng chung.

Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống: Ta dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu rít, lặng mình trong bản nhac nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất với những mầm non vậy, nếu không có những thứ ấy tưới tắm, bón trồng thì đất sao màu mỡ và mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tốt tươi được.

“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực. Sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm trái nghịch với lối sống “vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”, linh hoạt và hết mình.

Trong cuốn sách  "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã" của Hae Min Đại Đức có đoạn:  

"Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ một lát rồi đi tiếp.

Khi bị người khác làm tổn thương đến rơi nước mắt,

Khi điều bạn khao khát không trở thành hiện thực,

Khi người yêu thương rời bỏ bạn,

Hãy nghỉ ngơi rồi đi tiếp".

Yêu thương nhiều hơn là gì
Cuộc sống đang diễn ra một cách quá vội vàng khiến cho đôi khi chúng ta dường như không biết một ngày trôi qua chúng ta đã làm được những điều gì, đã suy nghĩ điều gì, cái gì đúng, cái gì sai. . tất cả đều bị lãng quên trong dòng đời hối hả này. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, tôi vẫn dành ra ít phút tự tạo cho mình một khoảng lặng tâm hồn, nghĩ về những việc mình đã làm trong ngày, những việc chưa làm được, nhớ lại những ký ức đẹp ngày xưa, mơ mộng một chút về tương lai tươi đẹp cố tạo cho mình một động lực tốt để sống tiếp những ngày tháng tiếp theo.

Khi mà cảm thấy cuộc sống quá ngột ngạt, chúng ta lại bắt đầu nghĩ đến việc phải sống chậm lại. Vậy, sống chậm lại để làm gì? Chậm lại để ta sống không hời hợt, chậm lại để ta nuôi dưỡng cảm xúc, để ta lắng nghe nhịp chảy của cuộc sống, nhịp chảy của chính con tim mình, để ta nhận ra điều gì thực sự là quan trọng, điều gì chỉ là phù du…

Sống nhanh hay sống chậm với tôi là sự lựa chọn của thời điểm. Có lúc cần phải sống nhanh, có lúc cần phải sống chậm. Nếu đi quá nhanh, tôi cũng sợ rằng mất đi những cảm xúc nho nhỏ, thậm chí là mất đi những khoảnh khắc đẹp nhất. Một con đường nhiều lá vàng rơi, một khoảng trời đầy nắng và gió,một bờ sông ngập sắc vàng của hoa cải, một quyển sách thật hay, một buổi sáng ngắm bình minh hay buổi chiều ngắm hoàng hôn bên bãi biển tuyệt đẹp…Những khoảnh khắc tuyệt vời ấy sẽ vụt qua rất nhanh, nếu ta không kịp đón nhận và thưởng thức chúng thì thật sự rất lãng phí và khi về già lại bắt đầu tiếc nuối vì đã không làm nhiều việc đơn giản mà lẽ ra chúng ta có thể làm được. Thi thoảng sống chậm lại để yêu đời hơn thì tốt nhưng nếu lúc nào cũng sống quá chậm thì chúng ta lại trở thành những người trị trệ, chẳng làm được gì cho cuộc sống này, chẳng cống hiến được gì cho xã hội.

Dù là ta sống chậm hay nhanh nhưng đều cần phải sống cho có ý nghĩa. Qua các kênh thông tin truyền thông như ti vi, đài, báo, tôi được biết trong xã hội có những người đảm nhiệm các cương vị rất cao trong xã hội, cuộc sống của họ luôn tất bật với lịch làm việc dày đặc với đối tác, khách hàng, họp hành, đi công tác liên miên nhưng họ vẫn thu xếp được thời gian dành cho người thân cho gia đình, vẫn đi học rất nhiều để nâng cao trình độ theo kịp với sự phát triển của thế giới, vẫn có thời gian đi làm công tác từ thiện cho xã hội, vẫn cống hiến cho sự phát triển kinh tế của quê hương mình, vẫn có thời gian để vẽ những bức tranh rất đẹp, đọc những cuốn sách hay, vẫn có thể hát hoặc chơi đàn rất hay khi tham gia các hoạt động đoàn thể, vẫn có thời gian lắng nghe và chia sẻ với người khác. . . Có thể nói là cuộc sống của họ rất bận rộn nhưng vô cùng ý nghĩa, sống nhanh mà vẫn chậm.

Ngày học phổ thông trung học, từng đọc tác phẩm "Thép đã tôi thế đấy"của Nikolai Ostrovski, một tác phẩm tuyệt vời nói về chàng thanh nên Pavel Corsaghin, cũng chính là hóa thân của tác giả. Tôi vô cùng ngưỡng mộ nhân vật Pavel. Một con người đã dám từ bỏ cả tình yêu để đi theo lí tưởng cách mạng. Một con người dũng cảm và gan góc, không chịu khất phục trước những khó khăn kể cả khi tuyệt vọng nhất. Và chắc mọi người còn nhớ câu châm ngôn rất nổi tiếng của Pavel:

"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. . . ". Pavel chính là một biểu tượng sống của niềm tin và nghị lực vươn lên trong cuộc sống của nhiều thế hệ thanh niên trên thế giới, là một tấm gương sáng để thế hệ chúng ta noi theo, học tập.

Cuộc sống có lúc ồn ào, có lúc trầm lắng, có lúc cần sống nhanh, có lúc cần sống chậm. Có lẽ cứ sống như phương châm của Pavel, cứ sống hết mình, phấn đấu hết mình vì lý tưởng, học theo tinh thần của Pavel để sau này không phải hối tiếc điều gì là được.

Ngày nay, mọi người có nhiều cách để sống chậm một chút. Có người tập yoga, ngồi thiền, trồng rau, trồng hoa, trồng cây cảnh hay thả hồn mình vào những cuốn tiểu thuyết, những vần thơ, những tản văn, hý hoáy viết lách hết thơ rồi tản văn như tôi bây giờ cũng là cách để cho tâm hồn được thư thái hơn. Đơn giản chỉ là buổi chiều dành 1h tập yoga, mải mê với những động tác uốn dẻo hàng ngày hay hết giờ làm trở về nhà xách xô nước đi tưới mấy luống rau sạch của mình tự trồng cũng giúp ta tạm thời quên đi mọi khó khăn, phiền muộn trong cuộc sống.

Đôi khi ta chỉ cần im lặng trong vài phút thôi, ta cũng có thể lắng nghe được những thanh âm diệu kỳ trong cuộc sống. Đôi khi nghe vài bài hát, vài bản nhạc không lời cũng giúp cho tâm hồn có những phút giây thoải mái, có thể lắng nghe nhạc điệu cuộc sống, lắng nghe nhịp đập trái tim mình.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua bài hát "Tự nguyện". Ca khúc nhiều ý nghĩa đã để lại trong tôi những hình ảnh đẹp.

“Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm

Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền

Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm

Cùng muôn trái tim ngất ngây hòa bình.

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời

Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời

Là người, tôi xin một lần khi nằm xuống

Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ. ”

Đó là những câu hát một thời của tuổi trẻ, với những ước mơ đẹp đẽ nhất, thanh khiết và trong sáng nhất. Một ước mơ thật to lớn của mọi người lúc bấy giờ: mơ ước đất nước không còn chiến tranh, mơ ước ngày độc lập. Nếu là loài chim, hay nếu là loài hoa thì cũng xin được làm loài chim tượng trưng cho hòa bình, loài hoa chỉ biết hướng thẳng về ánh mắt trời; nếu là cụm mây thì cũng xin được làm một vầng mây ấm và hơn tất cả: làm người, tôi sẽ chết cho quê hương.

Tự nguyện đối với tôi còn là lời động viên riêng cho mình tiếp bước mỗi khi gặp trở ngại trên đường đời. Những lần vấp ngã, tự nhủ mình hãy làm một vầng mây ấm hay một đóa hướng dương. Giai điệu của bài hát khi ấy cứ luẩn quẩn trong đầu, thôi thúc mình gượng dậy và đứng lên. . . Quan trọng hơn nữa, bài hát nhắc mình hãy sống thẳng, không cúi đầu dù dưới hình thức nào. . .

Có lẽ, mỗi người đều chọn cho mình một lối sống khác nhau, có người sống nhanh, có người sống chậm, có người sống nhanh mà vẫn chậm. . . . Tôi đã đọc một câu châm ngôn có ý: "Nếu bạn sống mỗi ngày đều như ngày cuối cùng của mình, một ngày nào đó bạn sẽ chắn chắn đúng." Câu đó đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi. Tôi quan niệm rằng, có lẽ ta không nên cứng nhắc nghĩ theo một chiều là phải sống nhanh hay sống chậm mà nên linh hoạt sống nhanh, chậm tùy theo từng thời điểm và sống sao cho có ý nghĩa là được.

Trong cuộc sống đầy mệt mỏi, áp lực bởi công việc, đôi lúc ta cũng nên sống chậm lại để hưởng thụ cuộc sống. Sống chậm là có thể dành ra vài phút để cảm nhận cái lạnh của một cơn gió đầu mùa, vài phút để suy tư khi bắt gặp một cụ già lang thang cơ nhỡ hay em bé tàn tật đi xin ăn, 30 phút để ngồi uống tách trà tự pha buổi sáng, vừa uống vừa ngắm đường phố ngày cuối tuần hay đọc một cuốn tiểu thuyết lãng mạn tình yêu, 1h để đi tưới những luống rau sạch do mình tự trồng hay tập yoga, 2h để xem những bộ phim nổi tiếng thế giới trong rạp chiếu phim, vài ngày nghỉ đi du lịch cùng với gia đình…. và như thế là mỗi ngày ta sẽ có một niềm vui nho nhỏ và hạnh phúc thật giản đơn.


Vũ Thị Minh Huyền