03/GTGT to khai GTGT theo phương pháp trực tiếp

Kê khai và nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng hoặc quý là việc làm cần thiết và bắt buộc của các kế toán doanh nghiệp. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, dựa trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa hay dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo quy định của pháp luật thì loại thuế này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo ở mức độ tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ. Để kê khai thuế các doanh nghiệp cần lập tờ khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu về mẫu tờ khai này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

1. Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là gì?

Thuế thực chất là một khoản trích được nộp bằng tiền, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước nhằm bù đắp những chi tiêu chung. Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc báo cáo thuế được xem là hình thức để các cơ quan thuế sẽ nắm được tình hình hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp. Do đó, việc nắm rõ và cụ thể những quy định về báo cáo thuế như các loại tờ khai cần nộp, thời hạn nộp tờ khai thuế cũng như thời gian nộp tiền thuế khi có phát sinh chính là nhiệm vụ cần thiết của các doanh nghiệp. Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập ra và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tế.

2. Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp để làm gì?

Mẫu số 03/GTGT: Tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là mẫu biên bản được lập ra để khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Mẫu nêu rõ thông tin người nộp thuế, thông tin đại lý thuế, nội dung khai thuế,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ tài chính. Sau khi hoàn thành việc lập tờ khai người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế phải ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu vào biên bản để tờ khai thuế có giá trị trên thực tế.

3. Mẫu tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo mẫu số 03/GTGT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

(Dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý)

[01] Kỳ tính thuế: Tháng…..năm ……. hoặc quý……năm………..

[02] Lần đầu: 

03/GTGT to khai GTGT theo phương pháp trực tiếp
 [03] Bổ sung lần thứ: 
03/GTGT to khai GTGT theo phương pháp trực tiếp

Xem thêm: Mẫu tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân – Mẫu số 02/QTT-TNCN mới nhất 2022

[04] Tên người nộp thuế: ……………..

[05] Mã số thuế: 

03/GTGT to khai GTGT theo phương pháp trực tiếp

[06] Địa chỉ: …………….

[07] Quận/huyện: ………… [08] Tỉnh/thành phố: …………

[09] Điện thoại: ………….. [10] Fax: ……… [11] Email: ……….

[12] Tên đại lý thuế (nếu có): …………

[13] Mã số thuế: 

03/GTGT to khai GTGT theo phương pháp trực tiếp

[14] Địa chỉ: ………..

Xem thêm: Xử phạt chậm nộp tờ khai thuế môn bài

[15] Quận/huyện: …………. [16] Tỉnh/thành phố: ………..

[17] Điện thoại: ………… [18] Fax: ………… [19] Email: ………..

[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số ………….. ngày ……………….

Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT Chỉ tiêu Mã chỉ tiêu
Giá trị
(1) (2) (3) (4)
1 Giá trị gia tăng âm được kết chuyển kỳ trước [21]
2 Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra [22]
3 Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua vào [23]
4 Điều chỉnh tăng giá trị gia tăng âm của các kỳ trước [24]
5 Điều chỉnh giảm giá trị gia tăng âm của các kỳ trước [25]
6 Giá trị gia tăng (GTGT) chịu thuế trong kỳ:
[26]=[22]-[23]-[21]-[24]+[25];
[26]
7 Thuế GTGT phải nộp: [27]=[26]x Thuế suất thuế GTGT [27]

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:…….

Chứng chỉ hành nghề số: …….

Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn và cách viết chuẩn nhất năm 2022

Ngày ……. tháng ……. năm …

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

4. Hướng dẫn soạn thảo tờ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là tờ khai thuế giá trị gia tăng. (Dành cho người nộp thuế mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý)

– Phần nội dung chính của biên bản:

Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh mới nhất theo thông tư 04/2020

+ Kỳ tính thuế.

+ Thông tin người nộp thuế.

+ Thông tin mã số thuế.

+ Thông tin của đại lý thuế. (nếu có)

+ Nội dung tờ khai thuế.

– Phần cuối biên bản:

+ Cam đoan của người khai thuế.

+ Thời gian và địa điểm lập tờ khai thuế.

Xem thêm: Các biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú

+ Thông tin nhân viên đại lý thuế.

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế.

5. Một số quy định về thuế GTGT:

5.1. Thuế GTGT là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, thuế GTGT là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế GTGT là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người sử dụng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế GTGT nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Đây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hóa, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Cũng chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế này được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Như vậy, ta có thể hiểu đơn giản, thuế giá trị gia tăng đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa phát sinh ở các giai đoạn. Từ khâu sản xuất, lưu thông, tới khâu tiêu dùng. Và ở khâu tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ là người trả thuế thông qua việc thanh toán.

5.2. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng:

Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm các đối tượng quy định tại điều 3 Thông tư 210/2013/TT-BTC.

Xem thêm: Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất

Ta nhận thấy, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam. Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản, bởi vì thuế GTGT không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế GTGT.

5.3. Phạm vi của thuê giá trị gia tăng:

Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ Quốc gia. Bởi vì không những hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất GTGT 0% ở khâu xuất khẩu và vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trước đó.

5.4. Một số vai trò của thuế giá trị gia tăng trong quản lý nhà nước về kinh tế:

Thuế giá trị gia tăng có vai trò rất lớn trong xã hội hiện nay. Cụ thể như sau:

– Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi, phủ khắp đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu rất lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.

– Thuế được tính trên giá bán hàng hóa hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ đối với các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.

– Đối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.

– Thuế giá trị gia tăng giúp làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.

– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hóa đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. ở khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi hỏi hóa đơn, vì đối với họ không còn xảy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều.

Xem thêm: Mẫu tờ khai ghi chú ly hôn, hướng dẫn thủ tục ghi chú ly hôn

– Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất và bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng. Với ít thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể nên không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều.

– Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế.

– Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có đầy đủ hóa đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hóa đơn, chứng từ.

– Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hóa, chuyên môn hóa sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.

– Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế trên thị trường thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.