5 chữ cái với ewe ở giữa năm 2022

Bài đầu tiên khi bạn muốn học tiếng Đức đó chính là bảng chữ cái tiếng Đức và cách phát âm. Đây sẽ là nền tảng để chúng ta bước vào các bài sau một cách dễ dàng hơn.

Mặc dù tiếng Đức còn khá xa lạ với người Việt Nam, tuy nhiên cách phát âm tiếng Đức không phải quá khó. Bạn chỉ cần 2 tuần đến 1 tháng học theo phiên âm và các quy tắc là có thể đọc được tất cả các văn bản bằng tiếng Đức. Điều quan trọng vẫn là tập trung và rèn luyện mỗi ngày ít nhất 1 giờ.

Các bạn tự học tiếng Đức online nên tìm thêm trên youtube các video hướng dẫn cách phát âm của người Đức sau đó bắt chước cũng rất tốt nhé.

Like và chia sẻ facebook của chúng mình nhé: We Talent Fanpage

Bảng chữ cái tiếng Đức – Deutsche Alphabet

Bảng chữ cái tiếng Đức bao gồm tất cả 30 ký tự. 26 ký tự giống tiếng Anh và thêm 4 ký tự mới: ä, ü, ö, ß. Nhìn vào hình bên dưới các bạn sẽ thấy phiên âm các chữ cái.

5 chữ cái với ewe ở giữa năm 2022

Các bạn xem Video này để biết cách phát âm tiếng Đức chính xác nhé. Tranh thủ học được cả từ mới nữa.

Đối với người Việt Nam, cách phát âm tiếng Đức nhìn chung không quá khó. Các âm thanh đều khá rõ ràng, không nhiều âm gió như tiếng Anh. Chỉ có một số từ có gốc tiếng nước ngoài sẽ có cách phát âm khác. Ví dụ như:

das Restaurant [rɛstoˈrãː] – gốc tiếng Anh

das Team [tiːm] – gốc tiếng Anh

die Chance [ˈʃãːsə; ˈʃaŋsə] – gốc tiếng Pháp

der Chauffeur [ʃɔˈføːr] – gốc Pháp

Xem thêm: Cách phân biệt giống danh từ trong tiếng Đức

1. Cách phát âm nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Đức

a. Nguyên âm đơn bảng chữ cái tiếng Đức

5 chữ cái với ewe ở giữa năm 2022

b. Nguyên âm kép bảng chữ cái tiếng Đức

5 chữ cái với ewe ở giữa năm 2022

2. Cách phát âm các phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Đức:

5 chữ cái với ewe ở giữa năm 2022

=> Top 5 giáo trình dạy tiếng Đức từ đầu bạn nhất định nên học

3. Bài tập phát âm đơn giản

A. Hãy lắng nghe bài hát ABC tiếng Đức và học thuộc nhé

B. Chúng ta cùng thử phát âm một số từ trong tiếng Đức:

  • Guten Tag – Gute Nacht – Guten Appetit
  • Menschen – Auto – Schule – Tisch
  • Zwiebeln – Schmetterling – Kartoffelsalat – authentisch – atemberaubend – zusammenarbeiten

C. Một số câu giao tiếp đơn giản:

A: Cuộc hội thoại giữa Michael & Brian

  • Hallo Michael. Wo wohnst du?
  • Guten Tag Brian. Ịch wohne in Berlin
  • Mit wem wohnst du zusammen?
  • Ich wohne nur alleine. Wohin gehts du jetzt?
  • Ich komme nach Hause. Und du?
  • Ich gehe zur Arbeit. Ach, ich bin spät, muss jetzt gehen. Tschüss
  • Auf wiedersehen.

6 ứng dụng học tiếng Đức tốt nhất nên có trong điện thoại

B: Laura và Sussane cùng nói chuyện

  • Guten Tag, Sussane
  • Hallo Laura
  • Wie geht`s
  • Danke gut, und dir?
  • Auch nicht schlecht
  • Was bist du von Beruf?
  • Ich bin Doktorin. Und du?
  • Ich arbeite bei einer technischen Firma in Hamburg.

Một số lưu ý về cách phát âm trong tiếng Đức

1. Các nguyên âm gồm: a, i, u đọc giống như tiếng Việt. Chữ e đọc là “ê” và chữ o đọc là “ô”

Đố với 3 nguyên âm bị biến đổi.

  • ä phát âm như “a-e”. Người ta gọi là âm e bẹt.
  • ö phát âm lai như “ô-uê. Miệng tròn vành khi phát ra âm.
  • ü như “uy”. Tuy nhiên vẫn giữ miệng chữ u khi nhả chữ.

Các phụ âm trong tiếng Đức có một số từ phát âm na ná tiếng Việt. Khi nhìn mặt chữ có thể phát ra âm thanh gần chính xác. Ví dụ như G đọc là “Gê” hay P đọc là “Pê”. Các phụ âm tiếng Đức phát âm khác tiếng Việt là:

  • Chữ f đọc là “ép-f”. Âm cuối f nhả nhẹ
  • Chữ “h” đọc là “ha”
  • L đọc là “e-l”. Âm l cuối uốn lưỡi.
  • N đọc là “e-n”. Âm cuối ngậm “n”
  • T phát âm là “thê”. âm “ê” dài
  • J đọc là “giot”. Tương tự chữ “gi” trong tiếng Việt
  • Q đọc là “kh-cu” rất nhanh
  • R giống như “e-r”. Âm “R” cuối vẫn ngậm trong miệng.
  • V đọc lai như “Phao-Phau”.
  • W đọc là “Vê”
  • Y đọc là “uýp-xi-loong”

Trong tiếng Đức một số chữ cái khi đi với nhau tạo thành hợp âm mới.

  • ei/ ai/ ay: Đọc là “ai”. Ví dụ Bayern – “Bai-ền”
  • äu/ eu/ oi:đọc là “oi”. Ví dụ äußern – “oi-xền”
  • en ở cuối. Âm này hơi lai giữa: “ền-ờn”. Ví dụ: machen là “mác-khền” hoặc mác-khờn”
  • sch: đọc là “s” rất nặng
  • ch: Đọc là “khờ” nếu đứng đầu hoặc sau các chữ cái a, o, u. Ch đọc là “ch” hoặc “x” nếu đứng sau các âm còn lại.
  • qu: đọc là “kv” – quadrat: /cờ-va-đrát/
  • ur/ uhr: đọc là “ua”
  • i/ ie/ ieh/ ih: đọc là “i” như trong tiếng Việt
  • ier/ ir/ ihr: đọc là “ia”

Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt khác.

Ghi nhớ: Khi học bảng chữ cái tiếng Đức và cách phát âm, các bạn luôn phát âm âm cuối của chữ. Ví dụ như: machst – âm cuối “st”: vẫn phải phát âm nhẹ.