Baà tập luyện tập ngữ văn lớp 6 năm 2024

Ví dụ: Em thích nhất truyện Sọ Dừa vì truyện đưa ra một kết thúc có hậu cho những người hiền lành, lương thiện và dạy chúng em bài học về cách nhìn người cũng như nếp sống đạo đức, lương thiện.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc lại phần Nói và viết để xác định yêu cầu cho việc kể truyện cổ tích.

Lời giải chi tiết:

Với hình thức viết cần phải chú ý:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý. Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.

- Bước 3: khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

Đối với hình thức nói, cần lưu ý:

- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.

- Bước 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương pháp giải:

Nhớ lại các bài học từ truyện cổ tích và trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí quý báu. Vì vậy, qua những truyện cổ tích chúng ta sẽ thêm hiểu về văn hoá đất nước trong quá khứ và tiếp thu thêm những bài học làm người ý nghĩa cho bản thân.

Nhân vật nào trong các văn bản Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? Em đã học được những điều gì từ cách ứng xử của nhân vật đó.

Phương pháp giải:

Nhớ lại các nhân vật trong ba văn bản này, chọn một hoặc nhiều nhân vật khiến em có nhiều suy nghĩ và trình bày.

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ-mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất.

- Nhân vật Lợi giúp em hiểu ra, mỗi người cần biết sẻ chia mọi thứ với bạn bè.

- Nhân vật cụ Bơ-mơn giúp em hiểu giá trị đích thực của mỗi con người là giúp cho người khác trở nên tốt đẹp hơn và yêu thương chính là món quà quý giá của tạo hóa.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Bơ-mơn (Chiếc lá cuối cùng).

Phương pháp giải:

Nhớ lại và trình bày những điểm giống, điểm khác biệt về tính cách, hành động, suy nghĩ, phẩm chất của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau:

+ Thầy Phu và cụ Bơ-mơn đều là những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống.

+ Họ đều trầm lặng, âm thầm làm những việc có ý nghĩa cho người khác mà không cần sự đền đáp nào cả.

+ Họ đều có những hành động cao cả, mang lại giá trị tinh thần quý báu cho người khác.

+ Họ là những người làm những công việc cao quý, ngày đêm cống hiến cho xã hội (giáo viên và họa sĩ).

- Khác nhau:

+ Thầy Phu đã đi đến đám tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm để giúp cậu học trò vơi đi phần nào sự buồn bã và thầy vẫn tiếp tục với công việc trồng người cao quý.

+ Cụ Bơ-mơn đã im lặng vẽ kiệt tác và cuối cùng cụ đã ra đi mãi mãi.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?

Phương pháp giải:

Từ bài học về biên bản, trình bày những điều mà em đã học được.

Lời giải chi tiết:

- Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.

- Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Câu 5 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Hãy nêu những việc em đã làm và có thể làm để trở thành "điểm tựa tinh thần" cho người khác.

Phương pháp giải:

Các em có thể suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

Những việc em đã làm và có thể làm để trở thành "điểm tựa tinh thần" cho người khác:

+ Cố gắng học tập thật tốt, đạt thành tích cao trong học tập để bố mẹ tự hào.

+ Rèn luyện đạo đức để trở thành cậu bé ngoan, kính trọng người lớn và đối xử tốt với mọi người.

+ Sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người cần sự trợ giúp của mình.

Câu 6

Video hướng dẫn giải

Câu 6 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Sau khi học xong bài học, em hiểu "điểm tựa tinh thần" là gì? Điểm tựa tinh thần có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

Phương pháp giải:

Suy nghĩ và trình bày theo cách hiểu của em.

Lời giải chi tiết:

- Theo em hiểu, điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc tích cực mà chúng ta đem lại cho người khác giúp họ có động lực hơn trong cuộc sống.

- Đối với mỗi người thì điểm tựa tinh thần có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp mỗi người mạnh mẽ và vui tươi, cuộc sống nhiều năng lượng hơn.