Bài tập sách bài tập công nghệ 10 bài 17

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Bài 17 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Hoạt động mở đầu trang 85 Công nghệ 10: Cây trồng bị bệnh thường có đặc điểm gì? Làm thế nào để phòng trừ một số bệnh ở cây trồng?

Trả lời:

Tùy thuộc vào loại bệnh hại mà cây trồng có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ:

- Bệnh thán thư: lúc đầu trên lá xuất hiện các đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu sẫm; trên hoa và quả xuất hiện các vết hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả chuyển chấm màu đen và rụng.

- Bệnh vàng lá greening: lá bị bệnh thường có lốm đốm vàng xanh, gân lá bị sưng, có màu xanh, lá bị rụng; quả nhỏ, bị méo, vàng loang lổ.

- Bệnh đạo ôn hại lúa: trên lá lúa xuất hiện chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, sau đố có hình thoi, màu nâu nhạt, có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám...

Các biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng hiệu quả:

- Thường xuyên kiểm tra, thăm khám để phát triển bệnh trên cây trồng kịp thời

- Canh tác hợp lí và sử dụng giống chống bệnh hại

- Phòng trừ bệnh hại bằng biện pháp sinh học như sử dụng các chế phẩm sinh học

- Cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng hợp lí

1. Một số loại bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Khám phá trang 86 Công nghệ 10: Nêu các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư cho một số loại cây trồng và ý nghĩa của từng biện pháp.

Trả lời:

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cành, lá già, lá bệnh, bọc quả sau khi quả hình thành: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.

- Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.

- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK: đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây.

- Khi cây bị bệnh cần phun thuốc kịp thời và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: nhằm tiêu diệt bệnh hại.

Kết nối năng lực trang 86 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây bệnh trên cây trồng.

Trả lời:

Bệnh vàng lá Greening là một bệnh gây thiệt hại nặng đến nền sản xuất cây có múi thế giới, nhất là Châu Phi và Châu Á. Bên Trung Quốc người ta gọi là Huanglongbing, Nam Phi gọi là Greening và trong lần Hội nghị lần thứ 13, năm 1995, Tổ Chức Quốc Tế của những nhà nghiên cứu virus gọi chúng là Huanglongbing.

Bệnh do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra, dưới kính hiển vi điện tử quan sát được vi khuẩn có lông cứng, kích thước 350 - 550 nm x 600 - 1500 nm, vách tế bào có 2 lớp, độ dày từ 20 - 25 nm. Hình dạng của vi khuẩn thường có hình gậy, thon dài.

Bệnh lan truyền qua hai con đường:

- Vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây mẹ đã mang mầm bệnh nên khi nhân giống bằng các phương pháp chiết, ghép vô tính, gốc ghép, mắt ghép thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng sau 8-15 tháng sau khi trồng.

- Môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh: Chúng chích hút trên cây bị bệnh, vi khuẩn sẽ được giữ lại trong tuyến nước bọt, khi rầy chích hút cây khỏe sẽ truyền vi khuẩn vào cây

Quan sát Hình 17.1 và cho biết tên gọi của sản phẩm trong hình, ai là người sáng chế ra nó, vào thời gian nào? Sản phảm đó đáp ứng nhu cầu nào trong cuộc sống? Hoạt động như thế nào? Theo thời gian, sản phẩm này đã thay đổi như thế nào?

Lời giải:

- Hình mô tả chiếc điện thoại được sáng chế bởi Alexander Graham Bell năm 1876.

- Vào thời bấy giờ, sự phát minh ra điện thoại thực sự là một bước đột phá công nghệ, là kết quả của sự nỗ lực tìm tòi ra phương thức liên lạc mới thay thế cho loại máy điện báo thô sơ thường sử dụng trước đó. Ngày nay, điện thoại trở thành thiết bị quan trọng hầu như không thể thiếu của mọi người mỗi khi ra đường.

1876: chiếc điện thoại đầu tiên ra đời bởi Alexander Graham Bell.

1973: Martin Cooper phát minh ra điện thoại thông minh.

- Từ đó đến nay, điện thoại di động không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng. Đặc biệt là vào năm 2007, hãng Apple đã “trình làng” chiếc điện thoại Iphone, sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay.

  1. Hoạt động thiết kế kĩ thuật

Khám phá trang 101 Công nghệ 10: Thiết kế kĩ thuật khác với thiết kế mĩ thuật như thế nào?

Lời giải:

Thiết kế kĩ thuật là hoạt động đặc thù của các kĩ sư nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề, nhu cầu thực tiễn trên cơ sở vận dụng toán học, khoa học tự nhiên và công nghệ cao hiện có. Kết quả của hoạt động thiết kế kĩ thuật là giải pháp, sản phẩm công nghệ.

II. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thiết kế kĩ thuật

Khám phá trang 101 Công nghệ 10: Hình 17.2 thể hiện một số sản phẩm của hoạt động thiết kế kĩ thuật. Hãy quan sát và cho biết:

- Tên gọi và ứng dụng của các sản phẩm có trong hình.

- Những sản phẩm nào có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây?

- Chọn một sản phẩm, tìm kiếm về thời gian ra đời của sản phẩm trong quá khứ và mô tả sự thay đổi của sản phẩm đó theo thời gian

Lời giải:

* Tên gọi và ứng dụng của các sản phẩm có trong hình:

1. Ngôi nhà: nơi trú ngụ của thành viên trong gia đình.

2. Máy cassette: dùng để phát âm thanh.

3. Cối xay gạo: dùng để xay thóc, tách trấu.

4. Đèn học: dùng để phát sáng.

5. Máy bay: di chuyển đến địa điểm xa.

6. Điện thoại: liên lạc, lướt web...

7. Xe đạp: dùng để di chuyển.

8. Ô tô: dùng để di chuyển.

9. Ti vi: dùng để xem chương trình, phim, nhạc...

* Những sản phẩm có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây là: điện thoại, ô tô, tivi.

* Tìm hiểu sự thay đổi của điện thoại theo thời gian:

- Năm 1876: chiếc điện thoại đầu tiên ra đời bởi Alexander Graham Bell.

- Năm 1973: Martin Cooper phát minh ra điện thoại thông minh.

- Từ đó đến nay, điện thoại di động không ngừng được thay đổi, cải tiến trong công nghệ cũng như kiểu dáng. Đặc biệt là vào năm 2007, hãng Apple đã “trình làng” chiếc điện thoại Iphone, sự ra đời này đánh dấu sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay.

III. Nghề nghiệp và hoạt động thiết kế

Khám phá trang 103 Công nghệ 10: Quan sát Hình 17.3 và thực hiện nhiệm vụ sau đây:

- Mô tả về từng chiếc điện thoại, cách sử dụng mỗi loại.

- Sắp xếp các điện thoại trong hình theo thứ tự thời gian xuất hiện và nhận xét sự phát triển về công nghệ giữa các phiên bản khác nhau của điện thoại.

Lời giải:

* Mô tả về từng chiếc điện thoại, cách sử dụng mỗi loại:

  1. Điện thoại quay số: Muốn chọn bấm số nào thì luồn tay vào đúng khuôn lỗ ứng với số đó trên khuôn, thực hiện động tác quay tới khi nào hết mức thì thôi.
  1. Điện thoại bàn: Khi sử dụng, nhấc tai nghe và bấm số trên bàn phím.
  1. Điện thoại di động: Nhỏ gọn, có thể cầm theo bên người. Khi cần sử dụng, bấm các nút trên bàn phím.
  1. Điện thoại thông minh: Người dùng thực hiện các thao tác trên màn hình cảm ứng.

* Sắp xếp các điện thoại theo thứ tự thời gian xuất hiện: a - b - c -d

* Nhận xét: Càng về sau, điện thoại ngày càng được cải tiến về công nghệ với nhiều tính năng vượt trội.

Khám phá trang 103 Công nghệ 10: Hình 17.4 là một số sản phẩm của hoạt động thiết kế. Hãy cho biết các sản phẩm đó thuộc nghề nghiệp nào

Lời giải:

  1. Kiến trúc sư
  1. Thiết kế và trang trí nội thất
  1. Thiết kế sản phẩm
  1. Thiết kế thời trang

Khám phá trang 104 Công nghệ 10: Nghiên cứu nội dung về một số nghề liên quan tới thiết kế và cho biết đặc điểm công việc, cơ hội việc làm của từng nghề như thế nào?

Lời giải:

Nghề nghiệp thiết kế

Đặc điểm

Cơ hội việc làm

Kiến trúc sư xây dựng

Thiết kế các tòa nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu, khu dân cư, giải trí và lên kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.

Có thể làm tại công ty xây dựng, kiến trúc, tư vấn thiết kế và các đơn vị quản lí, quy hoạch đô thị.

Kiến trúc sư cảnh quan

Lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, không gian mở cho các dự án như công viên, trường học, tổ chức, đường giao thông, không gian bên ngoài cho các khu thương mại, công nghiệp, khu dân cư; lập kế hoạch giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.

Có thể làm việc trong công ti kiến trúc, tư vấn và thiết kế, công viên cây xanh, thiết kế cảnh quan...

Nhà thiết kế và trang trí nội thất

Lên kế hoạch và thiết kế nội thất nhà thương mại, công nghiệp, công cộng, bán lẻ và nhà ở để tạo ra một môi trường phù hợp với mục đích, có tính đến các yếu tố nâng cao môi trường sống, làm việc và xúc tiến bán hàng.

Làm trong các công ty kiến trúc, nội thất, khách sạn, nghỉ dưỡng, nhà hát, trường quay...

Nhà thiết kế sản phẩm

Thiết kế hình thức của các sản phẩm con người thường sử dụng hàng ngày sao cho hấp dẫn, hiệu quả và kinh tế.

Làm việc trong hầu hết các công ty sản xuất, chế tạo, thời trang...

Nhà thiết kế thời trang

Thiết kế quần áo, phụ kiện và giày dép và tạo ra những bộ sưu tập và dòng sản phẩm thời trang.

Làm việc trong các công ty thiết kế, sản xuất hàng dệt may, thời trang; các nhà xuất khẩu, bán lẻ hàng dệt may, thời trang; các đơn vị tổ chức trình diễn thời trang và xuất bản tạp chí thời trang...

Luyện tập

Luyện tập trang 104 Công nghệ 10: Hãy đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với mỗi nghề liên quan tới thiết kế trong bài học này. Tìm kiếm thông tin về các cơ sở đào tạo các ngành nghề đó.

Lời giải:

* Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với mỗi nghề liên quan tới thiết kế:

- Các ngành nghề phù hợp với bản thân em: nhà thiết kế thời trang

- Các ngành nghề không phù hợp với bản thân em: kiến trúc sư xây dựng, kiến trúc sư cảnh quan, nhà thiết kế và trang trí nội thất, nhà thiết kế sản phẩm.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 104 Công nghệ 10: Tìm hiểu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học đào tạo về các ngành liên quan tới thiết kế kĩ thuật.

Lời giải:

Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học đào tạo các ngành liên quan tới thiết kế kĩ thuật như: Đại học Kiến trúc, Viện dệt may (Đại học Bách Khoa Hà Nội), Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội,...

Vận dụng 2 trang 104 Công nghệ 10: Hãy quan sát và phát hiện một vấn đề kĩ thuật đơn giản cần giải quyết trong cuộc sống; để xuất giải pháp giải quyết vấn đề đó.

Lời giải:

Một số vấn đề có thể là: sắp xếp vị trí đồ đạc trong nhà, trang trí cho ban công, trang trí góc học tập, lựa chọn bộ bàn ghế sao cho phù hợp với không gian phòng khách