Bị chuột rút ban đêm là bệnh gì

Gần một tháng nay, chị Nguyễn Thanh Hường (39 tuổi, trú tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên bị những cơn chuột rút về đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. “Nhiều đêm, chân tôi căng cứng, đau, cơ co rút lại”, chị Hường ám ảnh. Ban đầu, chị Hường lên mạng tìm hiểu và nghĩ rằng tình trạng này là do thiếu canxi. Tuy nhiên, sau một thời gian tự bổ sung canxi, tình trạng này vẫn không cải thiện.

Chị Lê Phương Thảo (31 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) cũng trải qua 9 tháng mang thai với những cơn chuột rút hành hạ lúc nửa đêm về sáng. Suốt thai kỳ, mỗi tuần, chị Thảo bị chuột rút 3-4 lần. Khi đi thăm khám, bác sĩ cho biết nguyên nhân là thai phụ này tăng cân quá nhiều cùng với đặc thù công việc tư vấn bán hàng nên thường xuyên phải đứng khiến hệ thống tĩnh mạch ở chân bị ảnh hưởng.

Nhận định về các trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, cho biết tình trạng chuột rút về đêm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở phụ nữ, người chơi thể thao, tuổi trung niên trở lên.

Theo PGS Nam, chuột rút là tình trạng do những cơn co thắt của cơ hoặc một nhóm cơ, đặc biệt là vùng cơ mặt sau cẳng chân. Các cơn co này đột ngột xảy ra, có thể kéo dài từ vài giây tới 10 phút, gây đau đớn.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút vào ban đêm, vị chuyên gia này giải thích chủ yếu là do suy hệ thống tĩnh mạch của chân. Tuy nhiên, rất ít người quan tâm tới nguyên nhân này dù trên 70% bệnh nhân suy tĩnh mạch bị chuột rút vào ban đêm. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu trên 500 bệnh nhân suy tĩnh mạch, ông nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này lên đến 90%.

Khi gặp phải tình trạng này, PGS Nam khuyến cáo bệnh nhân cần phải được điều trị sớm và dứt điểm. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi các thói quen như không ngồi xổm, không đi giày cao gót, xoa bóp chân trước khi đi ngủ, uống nước đầy đủ. Nếu đã thay đổi thói quen nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được sử dụng thuốc điều trị phù hợp.

Phụ nữ mang thai có thể thực hiện massage giúp máu lưu thông dễ dàng và hạ các cơn co thắt vùng bắp chân. Trước khi đi ngủ, bạn có thể thực hiện bài tập kéo căng cơ chân, cố gắng kéo gập bàn chân về phía đầu gối gần nhất có thể. Chườm nóng khi xuất hiện cơn chuột rút bắp chân ban đêm, giữ túi ấm một lúc để nhanh chóng giảm đau và giúp máu lưu thông dễ hơn.

Cơn Tetany có thể gây co thắt cơ, nhưng cơn co thắt thường kéo dài hơn (thường kèm những cơn co xoắn cơ ngắn); cơn thường xuất hiện cả hai bên và lan tỏa, nhưng cũng có thể chỉ xảy ra đơn độc ở khu vực khớp bàn tay, bàn chân.

  • Thiếu máu cơ khi gắng sức ở bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại vi (cơn đau cách hồi) có thể gây đau ở bắp chân, nhưng cơn đau này là do lượng máu đến cơ không đủ và không có sự co cơ mạnh như chuột rút.
  • Cơn hoang tưởng chuột rút là cảm giác bị chuột rút khi không co cơ hoặc thiếu máu cục bộ.

Căn nguyên của chuột rút

Các loại phổ biến nhất của chuột rút chân là

  • Chuột rút nguyên phát lành tính (chuột rút chân không có nguyên nhân, điển hình vào ban đêm)
  • Chuột rút liên quan tới tập luyện (chuột rút trong hoặc ngay sau khi tập luyện)

Mặc dù hầu hết mọi người đôi khi bị chuột rút, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ và độ nặng của chuột rút. Chúng bao gồm:

  • Cơ vùng bắp chân bị bó chặt (ví dụ, do thiếu co duỗi chân, bất động, hoặc đôi khi phù chi dưới mạn tính)
  • Mất nước
  • Các bất thường điện giải (ví dụ: nồng độ kali hoặc magiê thấp)
  • Rối loạn thần kinh hoặc rối loạn chuyển hóa
  • Loại bỏ một lượng lớn dịch trong quá trình lọc máu ở bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối
  • Thuốc

Ngoài ra, một số chất độc có thể gây chuột rút cơ.

Bị chuột rút ban đêm là bệnh gì

Đánh giá tập trung vào việc phát hiện những gì có thể điều trị được. Trong nhiều trường hợp, bệnh lý gây chuột rút đã được chẩn đoán hoặc gây ra các triệu chứng khác khó chịu hơn nhiều so với chuột rút.

Bệnh sử hiện tại cần mô tả chi tiết triệu chứng chuột rút, bao gồm thời gian, tần suất, vị trí, các yếu tố khởi phát và các triệu chứng liên quan. Các triệu chứng liên quan đến bệnh lý thần kinh cơ có thể bao gồm cứng cơ, liệt, đau, và mất cảm giác. Cần chú ý tới các yếu tố có thể góp phần làm mất nước hoặc rối loạn điện giải hoặc dịch trong cơ thể (nôn mửa, tiêu chảy, tập luyện và đổ mồ hôi quá nhiều, mới lọc máu, sử dụng lợi tiểu, mang thai).

Đánh giá toàn diện nhằm tìm kiếm các triệu chứng của các bệnh lý căn nguyên, bao gồm:

Tiền sử cần phát hiện bất kỳ bệnh lý nào có thể gây chuột rút. Khai thác đầy đủ các loại thuốc đã dùng, bao gồm cả sử dụng rượu.

Mạch và huyết áp được đo ở tất cả các chi. Mạch yếu hoặc tỷ số huyết áp cổ chân: cánh tay thấp tại chi bị bệnh có thể gợi ý tình trạng thiếu máu chi.

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Chuột rút tại chi trên hoặc cơ thân mình
  • Tăng phản xạ hoặc giảm phản xạ
  • Yếu cơ
  • Giật bó cơ
  • Dấu hiệu nghiện rượu
  • Giảm thể tích máu
  • Đau hoặc mất cảm giác trong khu vực chi phối của một dây thần kinh ngoại vi, một đám rối thần kinh, hoặc một rễ thần kinh

Các cơn chuột rút khu trú gợi ý chẩn đoán chuột rút chân nguyên phát lành tính, chuột rút cơ liên quan tập luyện, các bất thường hệ cơ xương khớp, các nguyên nhân thuộc hệ thần kinh ngoại vi, hoặc bệnh lý thoái hóa sớm có thể không đối xứng, chẳng hạn như bệnh lý nơ-ron vận động.

Giảm phản xạ khu trú gợi ý một bệnh lý thần kinh ngoại vi, bệnh lý đám rối hoặc bệnh rễ thần kinh.

Ở những bệnh nhân bị chuột rút lan tỏa (đặc biệt là những người hay run), tăng phản xạ gợi ý nguyên nhân toàn thân (ví dụ, hạ can xi ion máu, đôi khi do nghiện rượu, bệnh lý nơ ron vận động, hoặc do thuốc, mặc dù ảnh hưởng trên phản xạ gân sâu có thể khác nhau tùy theo thuốc). Giảm phản xạ lan tỏa có thể gợi ý suy giáp, đôi khi là nghiện rượu hoặc là một triệu chứng bình thường, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Khám thông thường và bệnh sử tương thích sẽ gợi ý chứng chuột rút chân nguyên phát lành tính hoặc chuột rút cơ bắp liên quan luyện tập.

Xét nghiệm được chỉ định dựa vào các triệu chứng lâm sàng bất thường. Không có xét nghiệm nào được thực hiện thường quy.

Xét nghiệm glucose máu, chức năng thận, và điện giải đồ, kể cả canxi và magiê, nếu bệnh nhân bị chuột rút lan tỏa không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có hiện tượng tăng phản xạ.

Đo canxi ion hóa và khí máu động mạch (ABG) để xác định nhiễm kiềm hô hấp nếu bệnh nhân có cơn tetany.

Điện cơ được thực hiện nếu liệt các cơ bị chuột rút.

MRI não và tủy sống thường được thực hiện nếu yếu cơ hoặc các dấu hiệu thần kinh.

  • Kéo giãn

Điều trị các bệnh lý căn nguyên nếu chẩn đoán xác định được.

Nếu xuất hiện chuột rút, kéo giãn các cơ bị ảnh hưởng thường làm giảm bớt chuột rút. Ví dụ, để làm giảm co cứng cơ bắp chân, bệnh nhân có thể sử dụng bàn tay của họ để kéo các ngón chân và chân lên phía trên (gập chân về phía mu bàn chân).

Chườm nóng (ví dụ: sử dụng khăn ấm hoặc đệm sưởi, tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen) hoặc chườm lạnh (ví dụ, xoa bóp vùng cơ bị ảnh hưởng bằng nước đá) có thể giúp giảm đau.

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

  • Không tập luyện ngay sau khi ăn
  • Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ
  • Uống nhiều nước (đặc biệt là đồ uống chứa kali) sau tập luyện
  • Không dùng chất kích thích (ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine)
  • Không hút thuốc

Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.

Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút (như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine) đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo kéo dài vì đôi khi có các tác dụng bất lợi nghiêm trọng (như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng). Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.

Một số huấn luyện viên thể thao và bác sĩ khuyên dùng nước ép dưa chuột để giảm co cứng cơ, nhưng dữ liệu về hiệu quả của nó là không đủ.

  • Chuột rút chân là triệu chứng thường gặp.
  • Các nguyên nhân phổ biến nhất là chuột rút chân nguyên phát lành tính và chứng chuột rút liên quan tập luyện.
  • Chuột rút phải được phân biệt với đau cách hồi và loạn trương lực cơ; thông thường chỉ cần đánh giá lâm sàng là đủ.
  • Kéo giãn có thể giúp làm giảm và ngăn ngừa chuột rút.
  • Điều trị bằng thuốc thường không được khuyến cáo.

Bị chuột rút ban đêm là bệnh gì

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.