Bột mịn làm bánh là bột gì

Bột mì nguồn cảm hứng bất tận được nhào nặn từ đôi bàn tay của thợ làm bánh, là loại nguyên liệu phổ biến xuất hiện trong căn bếp. Có bao giờ bạn tìm hiểu sâu hơn về bột mì từ đâu mà ra, bột mì làm từ gì?

Lúa mì là loại lương thực quan trọng và có sản lượng cao chỉ sau lúa gạo. Thường tập trung nhiều ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ, Tây Nam Á. Tại Việt Nam, chúng ta không trồng lúa mì, nhưng các công ty có nhập khẩu lúa mì và sản xuất tinh bột mì tại Việt Nam để cung cấp cho các cơ sở, nhà máy, người tiêu dùng. Vậy cùng tìm hiểu xem bột mì làm từ gì qua bài viết dưới đây.

Bột mì là loại bột được sản xuất từ lúa mì xay mịn.

Trong quá trình xay nghiền, vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp thành dạng bột mịn, màu trắng tinh – đó là thành phẩm bột mì.

.jpg)

Giá trị dinh dưỡng của bột mì:

Bột mì chứa nhiều tinh bột, protein, vitamin (B1, B2, B3, B4, B5, B6) và các khoáng chất (selen, mangan, photpho, đồng, folate…) tốt cho tim mạch và hỗ trợ sự phát triển của cơ thể.

Phân loại bột mì

Bột mì có rất nhiều loại, nếu phân loại theo màu sắc sẽ chia thành hai loại

  • Bột mì đen
  • Bột mì trắng

Hai loại bột mì này được chia ra theo màu sắc dựa vào hàm lượng protein có trong thành phần dinh dưỡng của chúng

  • All purpose flour: Lượng gluten trong loại bột này khá cao, và được sử dụng trong tất cả các loại bánh (bánh quy, bánh mì, bánh gato, bánh ngọt,).
  • Cake flour ( bột mì số 8 ): Loại bột này chứa hàm lượng protein thấp, bột có màu trắng, bột mịn, thích hợp để làm các loại bánh xốp và mềm như bánh bông lan, cupcake…
  • Bread flour (bột mì số 11): Do chứa hàm lượng protein lớn, bánh pizza là loại bánh được làm từ bột mì số 11 ,khi làm bánh trở nên cứng và không mềm do đó người ta thường pha thêm bột nở để giữ độ dẻo dai cho bánh.
  • High-gluten flour: High-gluten flour có nét tương đồng với Bread Flour, được sử dụng để làm bánh mì, bánh pizza.
  • Self-rising flour: Loại bột này được kết hợp với muối và baking powder dùng để làm cookie là chủ yếu.
  • Pastry flour: Loại bột này có hàm lượng protein rất thấp có màu trắng tinh, được dùng để làm phần bên ngoài các loại bánh pies, cookie, bánh quy.

Công dụng của bột mì trong nấu ăn:

  • Tạo độ đặc – độ chắc cho bánh mì
  • Là chất kết dính trong các loại thực phẩm chế biến
  • Giúp cho đồ uống luôn giữ ổn định
  • Giúp làm đặc các loại nước sauce, súp,..

Cách bảo quản bột mì

Nên đựng bột mì trong lọ thủy tinh, có nắp đậy kín, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp do gặp nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi bột mì. Không nên bảo quản gần khu vực ẩm ướt, vì sẽ khiến cho bộ bị vón cục.

.jpg)

Khi dùng xong phải đậy kín nắp tránh các tác động bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng bột.

Vậy là chúng ta đã được rõ bột mì làm từ gì cũng như phân loại và cách sử dụng từng loại bột mì. Bột mì nguyên chất phải được làm từ 100% bột lúa mì, không pha trộn với các loại bột khác. Nếu muốn làm các loại bánh với bột mì, bạn có thể chọn những nơi bán nguyên liệu làm bánh uy tín để mua được bột mì chất lượng làm những chiếc bánh thơm ngon nhất của mình.

Để hạn chế các biến đổi từ bột mì bởi tác động môi trường bên ngoài, CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ – AN THÀNH sau nhiều lần nghiên cứu và thử nghiệm đã đưa vào sản xuất máy đóng gói dạng bột mới, được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, nguyên vật liệu sử dụng cho linh kiện máy được gia công tỉ mỉ, chính xác.

Để tìm hiểu thêm về thông tin máy đóng gói, đội ngũ kỹ sư tại công ty An Thành giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn, cung cấp thông tin cụ thể và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

Bột là thành phần không thể thiếu trong công thức làm các loại bánh. Mỗi loại bánh sẽ được làm từ nhiều loại bột khác nhau: bột mì, bột gạo, bột năng, bột nếp…

Trong thế giới ẩm thực, bột không chỉ được phân chia dựa vào nguồn gốc, nguyên liệu tạo thành loại bột ấy. Ví dụ: bột mì, mặc dù đều được sản xuất từ lúa mì, song bột mì hiện tại được chia thành rất nhiều loại. Rất nhiều bạn khi mới “chân ướt chân ráo” tập tành làm các loại bánh đã gặp không ít khó khăn trong việc phân biệt các loại bột mì. Vậy hôm nay mình sẽ giúp các bạn phân biệt một số loại bột mì làm bánh nhé!

Trong thành phần của bột mì có chứa protein, khi protein được tiếp xúc với nước và nhiệt độ sẽ tạo ra gluten: thành phần quan trọng giúp men nở tốt hơn, giúp bánh nở và tăng sự dẻo dai, đàn hồi hơn. Bột có % protein càng cao thì khi nhào bột protein sẽ biến thành các sợi gluten chắc và dai hơn, giúp tạo nên kết cấu vững chắc cho bánh.

Như vậy, các loại bột mì số trong làm bánh được phân chia dựa tên hàm lượng protein – gluten, từ đó người làm bánh dễ dàng chọn được loại bột mì số sao cho phù hợp nhất.

All purpose flour (bột mì đa dụng)

Bột mịn làm bánh là bột gì

Loại bột mì đa dụng, có hàm lượng protein khoảng 9.5 – 11.5%. Giống như tên gọi của nó, bột mì đa dụng (all purpose flour) thường được dùng làm nguyên liệu cho rất nhiều loại bánh: từ bánh bao, bánh bông lan, bánh mì,…nhất là những ai thường làm bánh tại nhà. Bột mì đa dụng thường được sử dụng cho những loại bánh có kết cấu chắc và không dễ bị xẹp như bánh bông lan, muffin, cốt bánh kem,…

Đối với các cửa hàng làm bánh chuyên nghiệp, thay vì dùng bột mì đa dụng, họ sẽ dùng những loại bột mì chuyên dụng cho từng loại bánh tùy thuộc vào hàm lượng protein của bột. Loại bột này ở Việt Nam thường được gọi: bột mì số 8

Cake flour

Cake Flour được xem là loại bột có hàm lượng protein thấp nhất, tỷ lệ khoảng 7.5 – 8.5%, bột rất nhẹ, mịn và có màu thuần trắng. Cake Flour được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu bông xốp, mềm, nhẹ do lượng protein thấp nên sợi gluten sẽ yếu, không làm bánh bị dai hay cứng, thường dùng làm các loại bánh như: bánh ngọt, bánh chiffon, bánh cuộn,… Hoặc bạn có thể thử làm bánh cookies với loại bột này, cũng khá là ngon đó!

Bột mịn làm bánh là bột gì

Bread flour

Bread – bánh mì, bread flour là loại bột có hàm lượng protein khá cao từ 11.5 – 13%, thường được dùng để làm bánh mì. Ở Việt Nam, loại bột này còn có tên gọi là bột mì số 11 hoặc bột mỳ Cái Cân.

Cùng họ với loại bột này còn có loại High – Gluten Flour (hay còn gọi là bột mì số 13), là loại bột với hàm lượng protein cao nhất khoảng 14%. Do chứa nhiều protein, nên khi nhồi sẽ tạo ra các sợi gluten chắc, khỏe, và dai phù hợp để làm các loại bánh như: các loại bánh mì vỏ cứng, giòn, đế bánh pizza hoặc bagel…

Như vậy, hàm lượng protein càng cao thì số của bột mì càng lớn, một số bột mì phổ biến ở Việt Nam:

  • Bột mì số 8: hàm lượng protein 9.5% – 11.5% – phù hợp làm bánh muffin, gato, bánh bao…
  • Bột mì số 11: hàm lượng protein 11.5% – 13% – phù hợp làm bánh mì
  • Bột mì số 13: hàm lượng protein 14% – phù hợp làm bánh mì, đế pizza

Bột mịn làm bánh là bột gì

Một số loại bột mì khác

  • Pastry flour: hàm lượng protein khoảng 9%, loại này hàm lượng protein yếu hơn bread flour (bột mì số 11) một chút, nhưng vẫn khỏe hơn bột cake flour, có màu trắng sữa. Loại bột này thường được sử dụng trong công thức làm một số loại bánh: vỏ pie, cookies,…
  • Whole wheat flour: bột mì nguyên cám, được xay từ nguyên hạt lúa mì xay mịn, thường được dùng trong các công thức bánh mì “healthy”, rất tốt cho sức khỏe. Bột mì nguyên cám có màu hơi sậm và không mấy mịn màng hơn so với những loại bột khác. Trong các công thức sử dụng bột mì whole wheat flour, các bạn nên trộn thêm với bread flour để bánh có kết cấu dẻo dai và ngon hơn.
  • Self-rising flour: bột mì được trộn sẵn với bột nở và muối. Mặc dù nghe có vẻ tiện lợi hơn bột mì all purpose flour vì đã có đầy đủ các nguyên liệu và được trộn đều với nhau, nhưng mỗi loại bánh sẽ sử dụng lượng bột nở khác nhau nên dùng bột trộn sẵn này có thể khiến cho tác dụng của bột nở bị giảm, chính vì vậy bột mì self-rising flour không phải là sự lựa chọn tối ưu. Trong một vài loại bánh, nếu bạn cần sử dụng đến loại bột này thì có thể tự trộn theo công thức: 1 thìa bột self-rising = 1 thìa bột mì đa dụng + 1.5 thìa baking powder + 0.5 thìa muối.
  • Bran flour: là loại bột được làm từ lớp vỏ màng của hạt lúa mì
  • Rye flour: là loại bột được làm từ lúa mạch đen
  • Durum flour (tên gọi khác: Semolina) thường được sử dụng trong các công thức làm mì spaghetti, pasta và các loại bánh đặc trưng của nước Ý.

Các bạn cũng lưu ý: các loại bột mì làm bánh không chỉ phụ thuộc hàm lượng của protein, mà còn rất nhiều các yếu tố khác nhau tác động đến chất lượng của bột. Vì vậy, các bạn nên chọn mua bột mì của các nhà sản xuất đáng tin cậy, và bảo quản bột mì ở nơi khô ráo, thoáng mát, giúp bột có chất lượng tốt nhất khi làm bánh.

Hi vọng với 1 số điểm chính trong việc phân biệt một số loại bột mì làm bánh trên đây sẽ giúp các bạn phần nào hình dung được khái quát về các loại bột mì để có thể tạo ra các món bánh ngon và hấp dẫn!