Cách cạo gió khi bị trúng gió

Cách cạo gió khi bị trúng gió

SKĐS - Cùng với nồi xông, bát cháo giải cảm, cạo gió là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu đời.

Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ nào đánh giá tác dụng của phương thức trị liệu này nhưng trên thực tế nó vẫn tồn tại và phát triển vì những hiệu quả đem lại cho người bệnh. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa ở các vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ”.

Vậy, cạo gió là gì, cách thức tiến hành ra sao, chỉ định và chống chỉ định như thế nào? Khi cạo gió cần chú ý gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cạo gió là phương pháp sử dụng bờ của những vật có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẵn nhụi như thìa nhôm, cạnh đồng tiền kim loại, miệng chén, rìa bát, đĩa sứ, lược, nhẫn bạc, sừng trâu... tác động lên các vị trí thích hợp khác nhau trên cơ thể theo quan điểm của học thuyết âm dương, kinh lạc trong y học cổ truyền nhằm mục đích dự phòng và chữa trị bệnh tật. Đây là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà hiệu quả chữa bệnh nhiều khi đạt tới mức kỳ diệu.

Cách cạo gió khi bị trúng gió

Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng, không nên cầm nghiêng.

Cạo gió được sử dụng trong những trường hợp nào ?

Nói chung, phương pháp này được sử dụng thực sự thích hợp khi bị cảm mạo. Cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân. Theo Đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường do hai yếu tố: một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa xâm nhập vào cơ thể, trong đó vai trò của chính khí là hết sức quan trọng. Ngoài ra, cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau mình mẩy, hoa mắt, chóng mặt... Tuy nhiên, mặc dù đây là một phương pháp trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa.

Cạo gió không được dùng cho những người bị mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, bị các bệnh da liễu ở những vị trí cần cạo gió, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.

Khi cạo gió cần chú ý gì ?

Không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước hoặc xuất huyết làm bệnh nhân đau đớn và rát bỏng nhiều ngày. Dụng cụ cạo gió cần cầm thẳng không nên cầm nghiêng vì dễ gây xuất huyết. Không cho bệnh nhân đi ra ngoài ngay sau khi cạo gió để tránh nhiễm cảm lại.

Cạo gió như thế nào?

Vị trí cạo: Thông thường là dọc hai bên cổ gáy, từ cổ dọc xuống đến vai, kín hết diện vai, dọc hai bên cột sống rồi tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết diện lưng. Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu bụng lạnh đau cạo thêm vùng bụng, nếu nhức dọc chi trên thì cạo thêm cánh tay và cẳng tay.

Kỹ thuật cạo: Chọn nơi kín gió, bảo người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Ở vùng lưng có thể dùng lực mạnh hơn một chút. Lần lượt cạo từ vùng này sang vùng khác. Thông thường, mỗi vùng cạo từ 3 - 5 phút là da ửng đỏ. Sau khi cạo, cho người bệnh uống một cốc sữa hoặc một cốc trà gừng nóng hoặc ăn một bát cháo giải cảm có hành tươi và tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ.


  1. Trang chủ
  2. Góc sức khỏe
  3. Phòng & chữa bệnh
  4. Sức khỏe gia đình

Thứ Hai ngày 30/05/2022

  • 5 Loại nước uống đẹp da cho mùa hè
  • Bí quyết để có làn da ngày hè luôn mịn màng
  • Một số bệnh bé dễ gặp ngày hè mà mẹ phải biết

Đánh cảm, đánh gió hay cạo gió đều là cách gọi để đề cập tới việc sử dụng các vật dụng tác dụng lên vùng trên cơ thể nhằm giúp lưu thông khí huyết. Dưới đây là hướng dẫn đánh cảm bằng dầu gió mà bạn có thể tham khảo.

Có rất nhiều phương pháp đánh cảm được truyền trong dân gian, tuy nhiên cách đánh cảm bằng dầu gió có lẽ là cách được biết đến nhiều nhất. Thế thì bạn đã biết cách đánh cảm với dầu gió đúng cách và đảm bảo an toàn hay chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua những chia sẻ sau đây. 

Thực hiện đánh gió cho từng loại bệnh

Đánh cảm, đánh gió hay cạo gió đều là cách gọi để đề cập tới việc sử dụng các vật dụng tác dụng lên vùng trên cơ thể nhằm lưu thông khí huyết, thải độc, tạo cảm giác thoải mái và giúp cơ thể có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về cách đánh gió bằng dầu gió thì chúng tôi chia sẻ với các bạn những cách đánh gió phù hợp với từng biểu hiện bệnh khác nhau. Từ đó, giúp các bạn có thêm những kiến thức về việc đánh gió này. 

Khi bị đau bụng, nôn ói và tiêu chảy

Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy..., ngoài việc sử dụng thuốc có thể dùng cách đánh gió để giúp cơ thể mau chóng phục hồi. Lúc này người bệnh sẽ được đánh gió giữa sống lưng và hai bên mạng sườn từ trên xuống dưới. Cạo phần trước ngực từ lõm cổ xuống rồi từ phần cánh tay đến các ngón tay. Và thực hiện đánh gió từ phần ngoài chân xuống đến mu bàn chân sau gáy đến mặt sau cách tay, lưng rồi đến bàn chân. 

Khi bị sốt và nhức đầu

Khi bị sốt và nhức đầu bạn có thể thực hiện việc đánh gió ở hai bên đường gân dưới cổ ngay dưới ót, tạo thành hai đường chéo ở hai bên vai. Chú ý việc đánh gió theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng và ra hai bên. 

Khi bị ho

Khi bị gặp tình trạng ho gió, ho khan, ho dữ dội lâu ngày bạn có thể thực hiện cách cạo gió phía sau lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực. 

Khi bị trúng gió, cảm nắng

Khi gặp tình trạng trúng gió, cảm nắng các bạn có thể thực hiện đánh gió ở sau lưng giữa lưng và hai bên lưng, bắt gió ở phần ấn dường, chà sát hai nên thái dương. 

Cách cạo gió khi bị trúng gió
Bạn có thể áp dụng cách đánh cảm bằng dầu gió khi bị say nắng, trúng gió.

Khi đau nhức

Nếu người già, người lười vận động sẽ dễ đau nhức bạn có thể áp dụng cách đánh gió bằng dầu gió cũng rất sẽ giúp giảm những cơn đau nhức. 

Cách đánh cảm bằng dầu gió

Bạn chuẩn bị dầu gió nóng cùng dụng cụ đánh gió bằng bạc nguyên chất. Người bệnh cần nằm và thả lỏng cơ thể. Người đánh cảm bằng dầu gió bạn thoa dầu lên vùng cạo gió trên lưng người bệnh từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, không đánh theo chiều ngược lại.

Khi thực hiện đánh cảm bằng dầu gió bạn cần tác dụng lực đều và miết dài theo chiều dài cần khoảng 5 phút sẽ thấy vùng da nổi lên những vết tím đỏ. Không đánh cảm bằng dầu gió quá mạnh sẽ gây ra những vết thương. 

Cách cạo gió khi bị trúng gió
Cách đánh cảm bằng dầu gió giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn, giảm đau nhức hiệu quả.

Khi đánh cảm bằng dầu gió thì không dùng dầu thành phần tinh dầu bạc hà. Đây là tinh dầu có khả năng bốc hơi nhanh nên khi mới xoa dầu sẽ có cảm giác ấm nóng nhưng lúc sau sẽ thấy người bị lạnh. Nếu sử dụng vật dụng bằng bạc đánh gió bạn nên tạo một góc 45 độ so với mặt phẳng trên cơ thể để đánh gió. Khi đánh cảm bằng dầu gió xong nên cho người bệnh uống một ly trà gừng ấm hoặc ăn một bát cháo tía tô hành hoặc một ly nước sôi để nguội pha một chút muối. 

Người bệnh cần nằm trên giường sau khi thực hiện đánh cảm bằng dầu gió để tránh bị nhiễm lạnh. Không tắm sau khi mới đánh gió vì lúc này lỗ chân lông mở ra nếu gặp nước sẽ gây bít tắc lỗ chân lông không lưu thông khí huyết, có thể khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn. 

Một số trường hợp không nên thực hiện đánh gió bằng dầu gió

Một số trường hợp bạn không nên áp dụng phương pháp đánh cảm bằng dầu gió:

  • Không đánh gió bằng dầu gió cho trẻ em vì da trẻ rất mỏng. Khi trẻ bị cảm nên đưa trẻ tới bác sĩ thăm khám để được điều trị đúng cách và hiệu quả. 
  • Những người bị bệnh tim huyết áp, phụ nữ có thai không nên tiến hành thực hiện đánh cảm bằng dầu gió. 
  • Việc đánh cảm bằng dầu gió chỉ thực hiện trong những trường hợp bị cảm, nhiễm lạnh người bị nhức mỏi. 
  • Ngoài thực hiện cách đánh cảm bằng dầu gió thì các bạn cũng có thể thực hiện đánh gió bằng trứng gà, đánh gió bằng ngải cứu, gừng… Tuy nhiên việc thực hiện đánh gió cần phù hợp và đúng với từng tình trạng bệnh. 

Cách cạo gió khi bị trúng gió
Không nên áp dụng cách đánh cảm bằng dầu gió đối với trẻ em.

Để thực hiện cách đánh cảm bằng dầu gió các bạn cần thực hiện đúng cách để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Việc đánh gió giúp cơ thể lưu thông khí huyết với tình trạng bệnh lý nhẹ. Bạn không nên quá làm dụng cách đánh gió trong việc điều trị bệnh cảm. 

Đánh cảm được xem là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe, tuy nhiên, khi gặp các vấn đề như cảm nắng, cảm lạnh thì bạn vẫn nên thăm tại các cơ sở y tế. Để được bác sĩ tư vấn cách điều trị bệnh một cách hiệu quả. Mong rằng qua những chia sẻ về cách đánh cảm bằng dầu gió trên đây sẽ cung cấp thêm cho các bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. 

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mùa hè

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Cách cạo gió khi bị trúng gió

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Cách cạo gió khi bị trúng gió

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Cách cạo gió khi bị trúng gió

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Cách cạo gió khi bị trúng gió

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản