Câu hỏi trắc nghiệm hóa 8 chương 5.violet năm 2024

Đề thi Lý, Hóa, Sinh có một số điểm mới, các giáo viên nhận định điểm trung bình khoảng 6-7,5, học sinh phải rất xuất sắc mới đạt 9 trở lên.

Sáng 28/6, hơn 370.000 thí sinh hoàn thành bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên với ba môn Lý, Hóa, Sinh, theo hình thức trắc nghiệm, trong 150 phút.

Vũ Phan Anh, học sinh trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội, rời phòng thi với tâm lý thoải mái. Nam sinh cho biết Hóa là môn nằm trong tổ hợp xét tuyển đại học của em, cùng Toán và Tiếng Anh (D07). So với các năm trước, nam sinh thấy đề năm nay tương đương. Em làm chắc chắn được khoảng 36 câu, còn lại dùng phương pháp suy đoán.

"4 câu cuối có cách hỏi mới, liên quan tới hóa học vô cơ và nặng về tính toán. Phần này dành cho những học sinh giỏi. Em nghĩ mình được 8 điểm trở lên", Phan Anh nói.

Với Lý và Sinh, nam sinh thấy đề thi có nhiều câu nhận biết, thông hiểu, học sinh không ôn nhiều vẫn có thể làm được 5-7 điểm.

Trong khi đó, Thanh Quan, THPT Bùi Thị Xuân, TP HCM, ước chừng chỉ làm đúng khoảng một nửa đề thi Sinh. Với hai môn còn lại, nam sinh nắm chắc 25-30 câu, dự đoán 6,5-7 điểm.

"Em đã đỗ đại học bằng học bạ nên không quan trọng phải điểm cao", Quan nói.

Câu hỏi trắc nghiệm hóa 8 chương 5.violet năm 2024

Thí sinh hoàn thành bài thi tổ hợp tại điểm trường THCS Võ Trường Toản, trưa 28/6. Ảnh: Lệ Nguyễn

Đề thi môn Hóa được thầy Phạm Lê Thanh, giáo viên trường THPT Nguyễn Hiền, TP HCM, đánh giá không có nhiều biến động, mức độ phân hóa tốt, tạo điều kiện cho các trường đại học tuyển sinh.

21 câu đầu tiên nghiêng về lý thuyết ở mức độ nhận biết và thông hiểu, chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12. Từ câu 22 trở đi là các bài tập cơ bản, phân hóa dần từ thấp đến cao. Khó nhất là 7-8 câu cuối về lý thuyết tổng hợp và bài toán hóa học.

Thầy Bùi Thế Hưng, giáo viên Hóa, trường THPT Lương Sơn, Hòa Bình, cho rằng học sinh dễ mất điểm với các câu hỏi lý thuyết vì phương án gây nhiễu. Các câu hỏi tính toán định lượng yêu cầu thí sinh phải có kỹ năng phân tích đánh giá tốt.

Thầy dự đoán học sinh trung bình khá có thể lấy điểm 6-7, trong khi thầy Thanh nhận định phổ điểm có thể nhỉnh hơn, phổ biến mức 6-7,5. Học sinh giỏi có thể lấy 8-8,75 điểm và phải rất xuất sắc mới đạt điểm 9 trở lên.

Ở môn Sinh, cô Đoàn Thúy Nga, Tổ trưởng Sinh học, trường THPT Bùi Thị Xuân, cho biết đề năm nay tăng điểm lý thuyết, chiếm khoảng 9 điểm, tương đương 36 câu lý thuyết, bốn câu bài tập tính toán. Trong khi năm trước, phần lý thuyết chừng 8 điểm.

Trong bốn câu bài tập có ba câu tính toán dễ, một câu khó. 10 câu cuối ở mức vận dụng và vận dụng cao, khá dài và phức tạp. Những câu này được ra theo hướng đánh giá năng lực, tức học sinh phải đọc hiểu, phân tích, suy ngẫm mới ra đáp án. Trong đó, 4 câu cực khó để "nhận diện" những em đạt từ 9-10 điểm. Những câu này rơi vào phần biến dị di truyền, quy luật di truyền, quần thể sinh thái.

Theo cô Nga, đề không đi theo hướng tính toán nhiều như mọi năm. Các câu lý thuyết dẫn mang tính ứng dụng. Đây là sự chuyển tiếp, thể hiện xu hướng ra đề từ năm 2025.

"Phổ điểm môn Sinh sẽ tập trung 6-6,5. Điểm trung bình cao hơn năm ngoái vì số lượng câu dễ nhiều hơn. Nhưng để có điểm 9 trở lên, các em phải rất xuất sắc", cô Nga nhận định.

Với môn Vật lý, các giáo viên hệ thống Hocmai cho biết đề gồm 18 câu tính toán, 22 câu lý thuyết. Các câu hỏi khó vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình lớp 12 là dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, điện xoay chiều và sóng ánh sáng.

Một giáo viên ở TP HCM cho rằng học sinh dễ dàng giải quyết 32 câu đầu. Từ câu 33 đến 35, độ khó được nâng lên, dành cho học sinh khá, giỏi.

"Bốn câu cuối là những câu rất khó dành cho những em quyết lấy điểm 10", ông nói, dự đoán điểm môn Vật lý sẽ khá cao, tập trung ở mốc 7-9.

Câu hỏi trắc nghiệm hóa 8 chương 5.violet năm 2024

Các thí sinh sau giờ làm bài thi tổ hợp, tại điểm thi THPT Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, trưa 28/6. Ảnh: Thanh Tùng

Chiều nay, thí sinh làm bài thi Ngoại ngữ trong 60 phút, kết thúc kỳ thi cuối cùng thời phổ thông.

Điểm thi tốt nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố lúc 8h ngày 17/7. Thí sinh bắt đầu đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18 đến 30/7.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được thể hiện thông qua đề minh họa, bảng năng lực - cấp độ tư duy kèm theo.

Theo đó, người học sẽ được biết đề thi gồm mấy phần, có những dạng thức câu hỏi trắc nghiệm nào, những (thành phần) năng lực nào được đánh giá trong đề minh họa.

Các câu hỏi trong đề minh họa cố gắng gắn với các bối cảnh có ý nghĩa (bối cảnh có tác dụng/có giá trị nhất định đến đời sống, thực tiễn, khoa học).

Tại thời điểm này, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mới thực hiện đến lớp 11, do vậy các nội dung kiến thức được sử dụng trong các đề minh họa chủ yếu thuộc lớp 10 và 11.

Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (Quyết định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2023 của Bộ GD&ĐT), môn Tiếng Anh được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy.