Chăm sóc phụ nữ sau sinh như thế nào năm 2024

Sau hành trình vượt cạn, cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh đúng cách có thể góp phần giảm căng thẳng cho sản phụ. Bởi lúc này cơ thể mẹ gần như đã dần kiệt sức kèm theo những vấn đề sức khỏe trong giai đoạn hậu sản.

Hậu sản là gì?

Thuật ngữ hậu sản được sử dụng để mô tả giai đoạn 6 tuần sau khi sinh, tính từ ngày sinh con. Trong thời kỳ này, cơ thể của người phụ nữ sẽ trải qua các biến đổi để phục hồi và điều chỉnh cơ thể trở về trạng thái trước khi mang thai. Cơ quan sinh dục và cơ thể chủ yếu trở lại tình trạng bình thường, ngoại trừ tuyến vú tiếp tục phát triển để nuôi con. Do đó, có thể nói giai đoạn hậu sản là một thời kỳ khá quan trọng đối với mẹ bầu sau giai đoạn sinh nở.

Một số vấn đề sức khỏe sau sinh

Co hồi tử cung

Sau khi sinh, tử cung bắt đầu quá trình co hồi tự nhiên để trở về kích thước và vị trí ban đầu. Quá trình này thường diễn ra nhanh chóng ở những người đang nuôi con bú do sự kích thích. Tuy nhiên, khi tử cung bị nhiễm trùng, quá trình co hồi có thể chậm lại, vì thế nên các bác sĩ cần theo dõi để đảm bảo rằng không có vấn đề nào xảy ra.

Chăm sóc phụ nữ sau sinh như thế nào năm 2024
Co hồi tử cung sẽ xảy ra đối với phụ nữ sau sinh

Sản dịch

Sự xuất hiện và màu sắc của sản dịch sau sinh thường trải qua một chuỗi biến đổi. Ban đầu, sản dịch có thể là màu đỏ tươi, sau đó chuyển sang màu đỏ sẫm và màu nâu. Sản dịch có mùi tanh là điều bình thường, nhưng nếu có mùi hôi hoặc xuất hiện kèm theo với máu kéo dài, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần phải điều trị ngay lập tức.

Vết may tầng sinh môn

Vết may ở tầng sinh môn cần được giữ sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng sau sinh. Vì thế nên, để đảm bảo sức khỏe, sản phụ cần theo dõi dấu hiệu của viêm nhiễm như sưng, đau, bầm tím, chảy máu mủ, để có thể điều trị kịp thời tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tình trạng khác

Mẹ bầu sau sinh nếu xuất hiện triệu chứng đái buốt hoặc đau khi đi tiểu, có thể thực hiện chườm nóng hoặc xoa bụng dưới để giảm đau. Ngoài ra, giai đoạn hậu sản thường xảy ra tình trạng tiền sản giật sau sinh, đây là tình trạng nguy hiểm. Do đó, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như phù, đau đầu, buồn nôn, bạn cần nên đến cơ sở y tế để có thể chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Chăm sóc phụ nữ sau sinh như thế nào năm 2024
Sau sinh mẹ bầu cần thăm khám sức khỏe thường xuyên

Cách chăm sóc hậu sản đúng đắn cho sản phụ

Chăm sóc vết mổ

Sau 3 - 5 ngày mổ sinh nở, quá trình chăm sóc đặc biệt quan trọng để đảm bảo sức khỏe hồi phục an toàn và hiệu quả. Trong giai đoạn này, việc duy trì vệ sinh và thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách rất quan trọng.

Đầu tiên, để vết mổ sạch sẽ, sản phụ nên lau người hoặc tắm nhanh bằng nước ấm và sử dụng khăn sạch để lau khô vùng vết mổ một cách nhẹ nhàng. Hạn chế việc băng kín vùng mổ để giúp cho vết thương có thể thoáng khí và lành nhanh hơn.

Quan trọng nhất, người mẹ cần tuân thủ hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về chăm sóc vết mổ. Mẹ bỉm không tự ý sử dụng các dung dịch sát khuẩn hay chất kháng nhiễm lên vết mổ mà không có sự hướng dẫn chính xác từ chuyên gia y tế.

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sưng, đau, đỏ tại vết mổ, bạn cần nên báo ngay lập tức đến bác sĩ để đảm bảo thăm khám và điều trị kịp thời trong giai đoạn chăm sóc hậu sản.

Vệ sinh cá nhân

Quá trình sinh nở khiến cho cơ thể sản phụ tiết ra rất nhiều mồ hôi nên sau sinh họ cần được tắm gội sạch sẽ. Việc này có thể diễn ra sau khi sinh 3 - 4 ngày nhưng cần tắm gội trong phòng kín gió và dùng nước ấm, tắm nhanh và tuyệt đối không ngâm mình trong bồn tắm. Sau khi tắm xong cần nhanh chóng lau khô người và mặc quần áo, tuyệt đối không tắm và gội trong cùng một lúc.

Ngoài ra, sau sinh, phụ nữ cũng cần chú ý vệ sinh vùng kín và hậu môn sạch sẽ, không được thụt rửa hay đặt bất cứ vật gì vào trong âm đạo. Trong thời gian còn sản dịch cần thay băng vệ sinh thường xuyên để không bị nhiễm trùng và nên kiêng quan hệ.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ bỉm sữa cần nên ăn các thực phẩm lợi sữa như cháo móng giò, gà tiềm thuốc bắc, cháo chân giò với đu đủ xanh. Tuy nhiên, sản phụ không nên ăn liên tục để tránh tăng cân khó kiểm soát.

Ngoài ra, cần nên tránh ăn thức ăn nhiều đạm và dầu mỡ ngay sau khi sinh. Uống đủ nước, chỉ dùng nước ấm để hỗ trợ kích sữa sau sinh. Ăn nhiều rau xanh để hỗ trợ phục hồi cơ thể, ngăn ngừa táo bón và cải thiện chất lượng sữa. Đồng thời, cần nên hạn chế trà, cà phê và nước ngọt trong thời gian chăm sóc hậu sản.

Chăm sóc phụ nữ sau sinh như thế nào năm 2024
Mẹ bầu sau sinh cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Chăm sóc tuyến vú

Chăm sóc tuyến vú là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua trong thời kỳ chăm sóc hậu sản, vì đó là yếu tố quan trọng trong việc cung cấp sữa cho em bé. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong chăm sóc hậu sản vùng vú:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Bảo đảm rằng đầu vú luôn được giữ sạch sẽ để tránh nứt nẻ và nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Cần nên cho trẻ bú sớm: Việc cho con bú ngay từ khi mới sinh giúp kích thích bài tiết sữa và hỗ trợ quá trình hồi phục tử cung.
  • Nhận biết dấu hiệu tắc tia sữa sớm: Sản phụ sau sinh cần nên theo dõi và nhận biết nguy cơ tắc nghẽn tia sữa để có thể xử lý kịp thời, tránh tình trạng áp xe vú.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về cách chăm sóc hậu sản đúng đắn cho sản phụ. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về áp dụng quá trình chăm sóc sức khỏe sau sinh cho mẹ bỉm sữa nhé!