Cháu vẽ ông mặt trời của tác giả nào năm 2024

Ở phần chơi này các đội sẽ cùng lắng nghe 1 đoạn nhạc và hãy đoán xem đó là giai điệu của bài hát nào nhé!

- Cô giới thiệu tên bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”, sáng tác: Tân Huyền.

- Cô và cả lớp hát 1-2 lần bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”

+ Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Giảng nội dung: Bài hát với giai điệu vui tươi nói về bạn nhỏ vẽ bức tranh ông mặt trời với miệng cười thật tươi như miệng cười cô giáo, tô điểm thêm là chùm mây bên cạnh ông được ví như mái tóc của các bạn nhỏ.

- Bài hát sẽ còn hay hơn nếu như cô vừa hát vừa vận động theo nhạc.

* Cô làm mẫu:

- Cô làm mẫu lần 1: Cô hát vận động theo nhạc.

- Cô làm mẫu lần 2: Cô phân tích động tác.

+ Câu 1: “Cháu vẽ ông mặt trời”: đưa 2 tay từ dưới lên cao, vuốt sang 2 bên, chân nhún.

+ Câu 2: “Miệng ông cười thật tươi, như miệng cười cô giáo”: Đưa ngón trỏ của 2 tay chỉ lên má, miệng cười, đồng thời chân nhún.

+ Câu 3: “Dạy cháu hát, dạy cháu chơi”: Vỗ tay đồng thời đưa chân ra trước, ký chân.

+ Câu 4: “Cháu vẽ ông mặt trời, chùm mây ở cạnh ông”: 1 tay chông hông, 1 tay đưa lên cao rồi vuốt sang bên, chân nhún. Sau đó đổi tay.

+ Câu 5: “Như ở cạnh cô giáo”: 2 lòng bàn tay úp vào nhau, đưa lên kề má, đồng thời lắc lư người.

+ Câu 6: “Là mái tóc của bé thơ”: Đưa 2 tay lên đầu vuốt tóc rồi đưa 2 tay đặt chéo trước ngực đồng thời lắc lư người.

- Cô hát VĐTN lại 1 lần.

* Trẻ hát và VĐTN:

  • Cho cả lớp hát VĐTN cùng cô 2-3 lần
  • Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát VĐTN

(Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ vận động).

  • Cho cả lớp hát VĐTN lại 1-2 lần.

- Vừa rồi các đội đã hoàn thành rất tốt phần chơi thứ nhất. Và bây giờ chúng ta cùng bước sang phần chơi thứ hai với tên gọi “Cảm thụ âm nhạc”

Ở phần chơi này chúng ta sẽ nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát “Trăng sáng” sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến.

* NDKH: Nghe hát “Trăng sáng”

- Cô hát lần 1: Hát không nhạc, kết hợp cử chỉ, điệu bộ.

+ Hỏi trẻ tên bài hát? Tác giả?

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Giảng nội dung bài hát: Với giai điệu nhẹ nhàng, tình cảm, bài hát nói về vẻ đẹp của đêm trăng. Trăng chiếu sáng khắp mọi nơi, trăng tròn giống như quả bóng treo lơ lửng trên cao, những hôm trăng khuyết lại giống con thuyền đang trôi.

- Lần 2: Hát kết hợp nhạc và vận động minh hoạ. Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô.

- Lần 3: Cho trẻ nghe ca sĩ hát. Trẻ hưởng ứng cùng ca sĩ.

à Giáo dục trẻ: Ngoan ngoãn, yêu quý thiên nhiên, biết bảo vệ cơ thể trước thời tiết.

- Các đội đã hoàn thành xuất sắc phần chơi thứ hai. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng bước vào phần chơi cuối cùng với tên gọi “Trò chơi âm nhạc”

* TCÂN “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”

- Ở phần chơi này chúng ta sẽ cùng tham gia một trò chơi có tên gọi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”. Để chơi tốt trò chơi này các đội sẽ cùng lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi.

+ Cách chơi: 3 đội tham gia chơi. Mỗi đội sẽ cử ra 1 bạn đội trưởng cầm sắc xô. Các đội sẽ cùng lắng nghe giai điệu của bài hát. Khi bản nhạc kết thúc, đội nào rung sắc xô trước thì đội đó sẽ giành quyền trả lời.

+ Luật chơi: Đội nào trả lời đúng tên bài hát và hát lại được bài hát đó sẽ chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. Cô nhận xét, động viên trẻ.

3. Kết thúc

- Chương trình “Đồ rê mí” của lớp 4 tuổi A đến đây đã kết thúc tốt đẹp. Để chia tay chương trình các đội sẽ cùng nhau hát và vận động bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”.

Cô thấy các đội tham gia rất tích cực, sôi nổi và cô tuyên bố cả ba đội đã dành được phần quà hấp dẫn từ chương trình. Ngay bây giờ xin mời đại diện của các đội lên nhận phần quà của chương trình (Cô trao quà cho trẻ)