Chướng bụng có nên uống sữa

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BSCK I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi khi uống sữa ở mẹ bầu là uống không đúng cách. Chướng bụng đầy hơi trong thai kỳ có thể làm cho cơ thể mẹ bầu mệt mỏi và gây ra tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua,... khiến thai nhi hấp thụ ít dinh dưỡng.

Uống sữa bị đầy hơi ở bà bầu là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Theo các chuyên gia, nguyên nhân là do:

  • Uống quá nhiều sữa khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải nên dễ bị đầy hơi và khó tiêu. Ngoài ra, uống quá nhiều sữa cũng không tốt đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Khi mang thai, hầu hết các mẹ đều có chung tâm lý căng thẳng, lo lắng. Căng thẳng khiến cho acid không được tiết ra đủ để tiêu hóa hết thức ăn, trong đó có sữa. Sữa và thức ăn ứ đọng trong dạ dày làm mẹ bầu buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,...
  • Nếu mẹ bầu, ăn uống không khoa học hay sinh hoạt, nghỉ ngơi không điều độ cũng khiến mẹ bầu bị đầy hơi, khó chịu khi uống sữa.
  • Uống sữa không đúng thời điểm trước như khi đi ngủ, sau khi mới ăn no,... Mẹ bầu nên uống sữa sau khi ăn và trước khi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ.

Ảnh hưởng đối với mẹ bầu:

  • Nhu động ruột kém và suy giảm bài tiết. Các chức năng tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng, triệu chứng đầy hơi và táo bón xảy ra.
  • Đầy hơi, khó tiêu sẽ có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu.
  • Đầy hơi ở bà bầu có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán ăn, hấp thụ dưỡng chất kém.

Ảnh hưởng đối với thai nhi:

  • Thai phụ bị chướng bụng khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như suy dinh dưỡng bào thai,...
  • Tình trạng đầy hơi chướng bụng đi kèm với táo bón ở những tháng đầu thai kỳ khiến mẹ bầu hay rặn mạnh khi đại tiện. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của thai nhi trong thời gian đầu khi mang thai, bởi thai nhi chưa thể bám chắc chắn vào thành tử cung.

Chướng bụng có nên uống sữa

Đầy hơi, khó tiêu sẽ có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu

Vậy khi mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao để khắc phục hoặc giảm thiểu tình trạng này giúp cho mẹ bầu và thai nhi phát triển tốt nhất? Theo đó, có một số biện pháp giúp khắc phục chướng bụng, đầy hơi ở mẹ bầu. Cụ thể:

  • Điều chỉnh lại cách uống sữa: Thói quen uống sữa không đúng cách là nguyên nhân chính gây chướng bụng đầy hơi khi uống sữa ở mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu uống một lượng sữa vừa phải, uống sữa trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Ngủ đúng giờ, làm việc vừa sức, ăn uống đúng bữa và tập các bài tập an thai. Sau khi ăn no hoặc uống sữa không nên đi nằm ngay để tránh bị đầy hơi khó tiêu.
  • Vận động nhẹ nhàng: Sau khi ăn xong mẹ bầu hãy đứng hoặc đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn có thể tiêu hóa một cách tốt hơn. Mỗi ngày mẹ bầu cũng nên đi dạo khoảng 45-60 phút để hệ tiêu hóa cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh.

Chướng bụng có nên uống sữa

Mỗi ngày mẹ bầu cũng nên đi dạo khoảng 45-60 phút để hệ tiêu hóa cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh

  • Không nên căng thẳng: Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi vì vậy, nên giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần tốt.
  • Uống một số nước để giảm thiểu tình trạng đầy bụng như: Uống trà gừng nóng, ăn đu đủ chín, ăn món ăn có chứa cà rốt.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Đầy hơi có thể do ăn quá nhanh, ăn quá nhiều hoặc ăn một số loại thực phẩm giàu chất xơ gây ra sự tích tụ khí trong đường tiêu hóa.

Chướng bụng có nên uống sữa
Người hay bị đầy hơi nên hạn chế ăn kẹo và các chất ngọt - Ảnh: Shutterstock

Đầy hơi thường không nghiêm trọng, nhưng gây khó chịu. Nếu đầy hơi xảy ra thường xuyên thì cần phải lưu tâm. Một số loại thực phẩm sau có thể dẫn đến đầy hơi.

Các loại đậu: Tuy là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh do rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng các loại đậu, đặc biệt đậu lăng chứa hàm lượng chất xơ khá cao, có tên gọi raffinose, khi ăn với số lượng lớn có thể gây hiện tượng hình thành khí. Để tránh khí dư thừa, nên ăn với số lượng vừa phải và nhai từ từ.

Bông cải xanh, cải bắp, cải xoăn: Các loại rau xanh này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa nên chúng là nhóm thực phẩm tuyệt vời của chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhóm rau họ cải cũng có nhiều chất raffinose, gây ra khí và đầy hơi.

Đồ uống có ga: Nước giải khát và bia có thể gây cảm giác cồng kềnh bởi khi uống chúng, bạn nuốt vào bụng một lượng không khí khá cao. Có thể sau khi uống xong, bạn sẽ ợ hơi, nhưng sau đó sẽ cảm thấy sình bụng trở lại. Nhai kẹo cao su, ngậm kẹo cứng và ăn hoặc uống quá nhanh cũng có thể dẫn đến tình trạng tương tự.

Ăn nhiều chất béo: Tiêu thụ quá nhiều chất béo cũng có thể gây chướng bụng. Chất béo làm chậm tốc độ dạ dày đẩy thức ăn vào ruột non. Vì vậy, nếu ăn một bữa ăn có lượng dầu mỡ lớn có thể gây khổ sở cho dạ dày.

Chất ngọt: Sorbitol, mannitol và xylitol khiến bạn cảm thấy đầy bụng vì khó tiêu do chúng lên men trong đường tiêu hóa. Các loại đường được sử dụng trong kẹo cao su không đường và kẹo cũng là những thực phẩm nằm trong nhóm gây đầy hơi.

Sản phẩm sữa: Với những người không có khả năng dung nạp lactose, có thể khó chịu và đầy hơi khi uống hay ăn các sản phẩm từ sữa. Để tránh tình trạng này, nên chuyển qua uống sữa lactose-free để giúp giảm bớt các triệu chứng đầy hơi.

Các loại ngũ cốc: Đây là thực phẩm được khuyến cáo tốt cho sức khỏe do giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Nhưng sợi cùng với tinh bột có thể gây nên cảm giác cồng kềnh nếu ăn quá nhiều.

Tin liên quan

Sữa là chế phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. Tuy nhiên khi bé bị đầy bụng có nên uống sữa không? Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh trong khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi này.

Bé bị đầy bụng có nên uống sữa không?

Bé bị đầy bụng chướng hơi do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể hoặc không do loại sữa mà bé đang dùng. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì khi trẻ bị đầy bụng, mẹ cũng nên dừng sữa công thức cho đến khi bé hết biểu hiện này.

Như đã đề cập tới ở trên, sữa cũng là một nguyên nhân làm trẻ bị đầy bụng do đạm biến tính và không dung nạp lactose. Vì vậy khi trẻ bị đầy bụng nếu cố cho trẻ uống thêm sữa sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa, hấp thu dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Chướng bụng có nên uống sữa

Đầy bụng có nên uống sữa

Trong trường hợp bé bị đầy bụng nhưng chưa ăn dặm, nguồn nuôi dưỡng chính là từ sữa thì mẹ nên làm cách nào? Tốt nhất, mẹ nên đưa bé tới chuyên khoa dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn.

Nếu nguyên nhân là do đạm biến tính thì mẹ nên đổi sang dùng loại sữa không chứa chất này. Nếu nguyên nhân do trẻ không dung nạp lactose, mẹ nên thay đổi cách ăn cho trẻ. Hãy cho con ăn ít một tăng dần để tạo sự kích thích tế bào niêm mạc ruột non bài tiết lactose. Cách khác mẹ có thể lựa chọn các loại sữa không có lactose như sữa đậu nành. Sữa dê cũng là lựa chọn tốt vì ít thành phần lactose, cấu trúc phân tử ngắn, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ.

Sữa có thể gây đầy bụng cho bé không?

Chướng bụng có nên uống sữa

Sữa là một loại thức uống quan trọng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn phát triển đầu đời. Nhưng đôi khi sữa lại chính là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, đi ngoài ở trẻ. Lý do có thể là do cách bổ sung của cha mẹ không hợp lý, hoặc do một số thành phần trong sữa không phù hợp với trẻ.

Đạm biến tính trong sữa gây đầy bụng cho bé

Đạm biến tính là dạng đạm sữa bị phá hủy cấu trúc tự nhiên sẵn có do tác dụng nhiệt nhiều lần trong quá trình sản xuất sữa công thức. Loại đạm này chính là nguyên nhân dẫn đến đầy bụng ở trẻ do nó rất khó hấp thu. Hầu hết, các bà mẹ khi mua sữa công thức cho con chỉ chú ý đến các thành phần canxi, DHA, khoáng chất mà bỏ quên thành phần quan trọng là đạm sữa.

 Hiện nay nhiều công ty do không sẵn có nguyên liệu sữa nước tại chỗ, nên họ nhập vào các loại sữa bột thành phẩm (là dạng sữa bột được tạo ra từ sữa nước dưới tác dụng nhiệt). Loại sữa bột thành phẩm này khi vào quy trình sản xuất lại được hòa tạo thành sữa nước và sau khi xử lý nhiệt lần tiếp theo mới cho ra dạng sữa bột công thức. Chính vì quá trình tác dụng nhiệt nhiều lần này làm cho đạm sữa tự nhiên bị biến tính, khi trẻ uống vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu…

Do hiện tượng không dung nạp lactose

Lactose là một loại đường chính có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Hiện tượng không dung nạp lactose là do cơ thể thiếu enzyme lactase – một loại enzim tiết ra từ tế bào niêm mạc ruột non để phân giải đường lactose thành đường glucose và galactose dễ hấp thụ trong ống tiêu hóa. Khi đường lactose không được phân giải hết sẽ bị ứ đọng lại, các vi khuẩn phát triển sinh hơi, gây ra dấu hiệu đầy bụng, tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Cách chăm sóc bé khi bị đầy bụng

Chế độ ăn và chăm sóc cũng rất quan trọng khi bé có biểu hiện đầy bụng. Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, khi trẻ đầy bụng thì mẹ nên thay đổi số bữa và lượng sữa mỗi lần trẻ ăn. Khuyến cáo nên cho trẻ ăn 8 đến 12 bữa/ngày. Chú ý cho trẻ bú hết một bên mới đổi sang bên kia, để cho trẻ bú được hết các chất dinh dưỡng ở cuối bầu sữa. Quan trọng nhất là tư thế khi cho trẻ bú phải đúng để tránh không khí vào đường tiêu hóa của trẻ nhiều, sẽ gây đầy bụng cho trẻ. Tư thế bế trẻ bú đúng cách là:

  • Đầu và thân trẻ trên một đường thẳng.
  • Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, chứ không phải chỉ đầu và vai.
  • Mặt trẻ đối diện với vú mẹ, miệng trẻ đối diện với núm vú.
  • Thân trẻ áp sát vào cơ thể mẹ.

Đối với trẻ đã ăn dặm, trẻ lớn, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn loãng như cháo loãng, nước hoa quả. Thức ăn của trẻ khi chế biến nên được nghiền nhỏ, mịn. Điều này sẽ giúp các bé ăn dễ dàng, hệ tiêu hóa hấp thu nhanh và tốt hơn. Ngoài ra có thể bổ sung cho bé các men vi sinh, vitamin C, lợi khuẩn để tăng cường chức năng đường ruột và nâng cao thể trạng.

Chướng bụng có nên uống sữa

Như vậy bài viết này đã trả lời cho câu hỏi bé bị đầy bụng có nên uống sữa không. Hi vọng các bậc cha mẹ có thể tham khảo, phán đoán được tình trạng của bé để lựa chọn giải pháp phù hợp. Tuy nhiên vẫn nên đưa bé tới bác sĩ dinh dưỡng để có được sự tư vấn cụ thể nhất.

Xem thêm:

Chướng bụng có nên uống sữa

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.


Chướng bụng có nên uống sữa

18 Tháng Mười Hai, 2020

Chướng bụng có nên uống sữa

18 Tháng Mười Hai, 2020

Chướng bụng có nên uống sữa

17 Tháng Mười Hai, 2020

Chướng bụng có nên uống sữa

17 Tháng Mười Hai, 2020

Chướng bụng có nên uống sữa

17 Tháng Mười Hai, 2020

Chướng bụng có nên uống sữa

17 Tháng Mười Hai, 2020