Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Đọc hiểu

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn

Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…

                                         (Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ)

1,(0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt .

2, (1đ)  Người con gái trong đoạn thơ đã hi sinh  như thế nào? Tìm những lời thơ nói lên điều đó.

3,(1đ)   Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam? (Viết khoảng 7-10 câu )

4, (0,5đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9?

Câu 1 : – Biện pháp nói giảm, nói tránh, so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất: Đêm đêm tâm hổn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh; Trái tim em là mặt trời, vầng dương. (Tác dụng: Biểu thị nỗi tiếc thương của tác giả và ngợi ca vẻ đẹp tâm hổn cũng như sự bất tử của cô gái). – Biện pháp ẩn dụ: trái tim em trong ngực soi cho tôi bước tiếp quãng đường dài (tinh thần yêu nước, lòng quả cảm của cô gái đã thành vầng sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật trữ tình). – Hình ảnh liên tưởng: Làn da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng; Tác dụng: Gợi lên vẻ đẹp trắng trong, thanh khiết, cao cả và sự bất tử của người con gái mở đường cho xe đi.

Câu 4: Bài thơ giản dị như lời kể mà xúc động,thiêng liêng và đầy sức ám ảnh. Những dòng thơ đầu tiên viết về sự hi sinh của cô gái thanh niên xung phong rất nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa biết bao. Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngon lửa Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom ... “Chuyện kể rằng”. mới nghe ta tưởng như đang nghe một câu chuyện cổ tích. Nhưng câu chuyện đó không có những gì hiền hậu, ven toàn mà chuyện về “em, cô gái mở đường”.  Không gian của bài thơ ngay từ đầu đã là không gian của chiến tranh, nơi gặp nhau giữa sự sống và cái chết,cô gái đã hi sinh thân mình “ để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”. Biện pháp nhân hóa mà tác giả dùng ở đây đã tái hiện lên tất cả sự tàn phá khốc liệt của chiến trường Trường Sơn trong thời chống Mỹ, đúng như Tố Hữu đã nói, tuổi trẻ chưa đặt chân lên Trường Sơn “như chưa hiểu mình”. Trường Sơn - nơi bom đạn điên cuồng bắn phá. Trường Sơn - nơi mà mỗi cành cây cũng khét mình vì khói thuốc. Trường Sơn – nơi sương máu bao người đã nhuộm đỏ từng tất đất. Nhưng dù vậy, dưới làn bom đạn của giặc những đoàn xe vẫn nối nhau ra trận, tiếng cuốc mở đườngcủa những đội thanh niên xung phong vẫn miệt mài ngày đêm  không nghỉ, tiếng hát át tiếng bom vẫn vang lên trên mỗi chặng đường. Tất cả đều dồn hết sức mình cho một nữa ViệtNamcòn đang chìm trong nước mắt. Toàn bộ sức lực của dân tộc đã được vắt kiệt ra vì công cuộc giải phóng miềnNamthống nhất đất nước. Hơn bao giờ hết, chủ nghĩa anh hùng đã được phát huy cao độ, mỗi con người đều sẵn sàng hi sinh cho cuộc chiến của dân tộc. Cô gái trẻ trong bài đã sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để bảo vệ sự toàn vẹn của con đường “cho đoàn xe kịp giờ ra trận”. Em đã lấy tình yêu Tổ quốc thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù – Hứng lấy luồng bom Cô gái đã chọn cái chết một cách bình thản, không hề có chút lưỡng lự, phân vân bởi tình yêu đất nước đã thấm sâu vào từng nhịp sống, từng suy nghĩ của cô. Tình yêu cao cả đó đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống. Tư thế bính thản và hiên ngang đón nhận cái chết về mình để cứu lấy đoàn xe ra trận đã tôn vinh hơn thế đứng cao đẹp của người nữ thanh niên xung phong. Vì thế đây không phải là chuyện cổ nhưng hành động anh hùng, can đảm đó như làm cho cô gái hóa thân thành một nàng tiên, sống mãi trong lòng những người lính từng nghe chuyện của em.

đề dài quá, chị làm giúp câu1 và câu 4 rồi nhé

Chị gửi bài nhé. Chúc em học tập tốt. Đánh giá cho chị 5* nha. Nếu thấy lời giải hay thì thưởng thêm xu cho chị nhé. Chị cảm ơn nhiều nhaaaaaaaaa


Page 2

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Đọc hiểu

em đánh giá giúp chị được không

PTBĐ : biểu cảm , thể thơ : tự do 2) Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình để thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù . Hứng lấy luồng bom 3) Hình ảnh “hố bom và khoảng trời” đã được đặt trong một sự so sánh mang tính đối xứng đầy ý nghĩa. “Hố bom” ở dưới đất thì sâu hoăm hoắm. “Khoảng trời” ở trên cao thì xanh mênh mông. “Hố bom” tượng trung cho bom đạn, cho tội ác của giặc, là tàn tích đau thương của chiến tranh. “Khoảng trời” tượng trưng cho sự bình yên, hiền hòa đôn hậu của dân tộc ViệtNam. Hình ảnh ẩn dụ đã ngầm nói lên một chân lý đất nước Việt Nam sẽ lấy sự hòa bình, lòng nhân hậu của tình người để san sẻ, bù đắp cho những đau thương, mất mát, những vết thương mà chiến tranh gây ra. Đó chính là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta và vì thế, một lần nữa khẳng định cái chết cao đẹp của cô gái chính là một sự hóa thân vào Tổ quốc.

câu 4 : thông điệp có ý nghĩa nhất của đoạn văn trên là gì? vì sao?

Thông điệp ý nghĩa nhất là nói về công việc hàng ngày của những cô gái mở đường , họ can trường không thề sợ cái chết , đã bộc lộ được phẩm chất con người Việt Nam là những con người anh dũng , bất khuất , kiên trung. Ngay cả những cô gái thanh niên xung phong với vẻ ngoài mảnh mai, yếu ớt nhưng chí hướng của những người con gái ấy thì không hề nhỏ bé. Họ sẵn sàng đi trước mở đường, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự tự do , độc lập cho dân tộc. Người Việt Nam không bao giờ chịu bé nhỏ , chịu cúi đầu trước khó khăn , gian khổ. Càng trong những hoàn cảnh khắc nghiệt , khó khăn , người dân ta càng kiên cường, thông minh và can đảm. Đó chính là một trong những phẩm chất đáng khen ngợi ở con người Việt Nam. Chính điều này đã làm nên chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân tộc và mang lại tự do , độc lập cho nước nhà.

Đọc hiểu Khoảng trời hố bom là một trong đề đọc hiểu xoay quanh những câu chuyện “cô gái mở đường” – người con gái xung phong anh dũng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh – là đề tài được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.

Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan, cùng contentonlytham khảo một số câu hỏi sau:

Tổng hợp đề đọc hiểu Khoảng trời hố bom

Đề số 1

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Bạn đang xem: Các đề đọc hiểu Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ

  • Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Đọc hiểu

Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…

Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Ðất nước mình nhân hậu

Có nước trời xoa dịu vết thương đau

Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói, lung linh Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Ðã hoá thành những làn mây trắng? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Ði qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?

Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái

Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em

Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!

Trường Sơn, 10-1972

Bài thơ: Khoảng trời, hố bom –  Lâm Thị Mỹ Dạ

Nguồn: Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học, 2006

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là ai?

Câu 3. Nêu giá trị nghệ thuật của chuỗi hình ảnh mang tính biểu trưng: ngọn lửa – vì sao ngời chói lung linh – vầng mây trắng – vầng dương – mặt trời.

Câu 4. Nêu cảm nhận về hai dòng thơ cuối: “Gương mặt em bạn bè tôi không biết / Nên mỗi người có gương mặt em riêng.”

Đáp án đọc hiểu Khoảng trời hố bom số 1

Câu 1

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2

Nhân vật trữ tình em trong bài thơ là một nữ thanh niên xung phong.

Câu 3

– Ngọn lửa – vì sao ngời chói lung linh – vầng mây trắng – vầng dương – mặt trời đều là những hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ, mang ý nghĩa vĩnh hằng.

– Với chuỗi hình ảnh đó, Lâm Thị Mỹ Dạ đã bất tử hóa cái chết của em. Sự hi sinh của em chính là sự hóa thân vào cuộc đời vĩnh cửu, vào vũ trụ bao la, lung linh, rực rỡ, mênh mông, hằng tồn.

Câu 4

Các em nêu được cảm nhận về hai dòng thơ cuối: sự ghi nhớ, tri ân của những con người đang sống trước “em”. Không ai biết gương mặt của “em” song trong mỗi người, “em” luôn hiện hữu, luôn sống mãi trong tình yêu thương, lòng biết ơn, ngưỡng mộ, mến phục…

Ví dụ tham khảo: Cái chết thiêng liêng nhưng cũng rất là giản dị. Sự hy sinh thầm lặng của em đã đi vào con tim của những người còn sống. Mỗi người mang trong tim một gương mặt riêng, em đã hóa thân thành bao gương mặt và trở thành một hình tượng lý tưởng mà mọi người mang theo bên mình. Chính vì thế, em – cô gái mở đường Trường Sơn đã vượt lên trên cái chết, trở thành bất tử đi theo đồng đội mình  bước tiếp con đường chiến đấu. (Cô Nguyễn Thị Bích)

Đề số 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận. Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy làn bom… […] Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng

Những vì sao ngời chói lung linh

Có phải làn da em mềm mại trắng trong Đã hóa thành những làn mây trắng Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Đi qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi

Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài.

(Khoảng trời hố bom, Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 1. Câu thơ nào gợi lên sự hy sinh anh dũng của cô gái mở đường trong đoạn thơ trên?

Câu 2. Dấu (…) ở cuối câu thơ “Đánh lạc hướng thù, hứng lấy làn bom..nói lên điều gì?

Câu 3. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4. Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ?

Đáp án đọc hiểu Khoảng trời hố bom số 2

Câu 1. Câu thơ gợi lên sự hy sinh anh dũng của cô gái mở đường:

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Đánh lạc hướng thù hứng lấy làn bom…

Câu 2. Dấu (…) tạo nên khoảng trống chứa đựng nỗi đau, nỗi tiếc thương của tác giả trước sự hi sinh anh dũng của cô gái mở đường.

Câu 3.

– Biện pháp nói giảm, nói tránh, so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất: Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh; Trái tim em là mặt trời, vầng dương. (Tác dụng: Biểu thị nỗi tiếc thương của tác giả và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn cũng như sự bất tử của cô gái).

– Biện pháp ẩn dụ: trái tim em trong ngực soi cho tôi bước tiếp quãng đường dài (tinh thần yêu nước, lòng quả cảm của cô gái đã thành vầng sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật trữ tình).

– Hình ảnh liên tưởng: Làn da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng; Tác dụng: Gợi lên vẻ đẹp trắng trong, thanh khiết, cao cả và sự bất tử của người con gái mở đường cho xe đi.

Câu 4. Nhan đề nhắc đến hai hình ảnh tương phản: khoảng trời và hố bom. Hố bom là hiện thực chiến tranh khốc liệt, là đau thương, mất mát. Khoảng trời trước hết gợi tâm hồn thanh khiết, cao cả của người con gái đã hi sinh, còn là biểu tượng của bình yên, của hòa bình. Vì hòa bình của dân tộc, người con gái ấy đã hi sinh. Cho nên chọn hai hình ảnh này đặt tên bài thơ, tác giả đã gợi ra một tứ thơ đẹp.

Tác phẩm liên quan: Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi

Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường

Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa

Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom…”

(Trích “Khoảng trời hố bom”- Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 1. Em hãy tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu.

Câu 2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu Tổ quốc “thắp lên ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì?

Câu 3. Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học ở lớp 9 cũng là một “cô gái mở đường”. Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào.

Câu 4. Tình yêu Tổ quốc của những cô gái mở đường được thể hiện qua những hành động nào? Viết đoạn văn ngắn (10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động ấy, qua đó hãy rút ra bài học và nhận thức của bản thân về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới. (1,5 điểm)

Đáp án đọc hiểu Khoảng trời hố bom số 3

Câu 1. Phép tu từ đặc sắc trong hai câu thơ đầu: Nhân hóa (“cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương”).

Câu 2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu Tổ quốc “thắp lên ngọn lửa”. Theo em ngọn lửa ấy thể hiện

(Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu lên được tinh thần yêu nước, dũng cảm quên mình vì Tổ quốc,… của người con gái mở đường qua hình ảnh ngọn lửa trong đoạn thơ.)

Gợi ý:

– Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc, niềm tin vào kháng chiến nhất định thắng lợi.

– Tình yêu Tổ quốc cao cả đã trở thành ngọn lửa cháy sáng trong trái tim còn căng đầy nhựa sống.

– Ngọn lửa tuổi thanh xuân dẻo dai

Câu 3. Tên nhân vật: Phương Định.

Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi.

Câu 4. Học sinh cần trình bày một số ý sao:

– Tình yêu Tổ quốc thể hiện qua những hành động nào? (“đánh lạc hướng thù”, “hứng lấy luồng bom”,…)

– Ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động quả cảm ấy.

– Bài học và nhận thức của cá nhân về tình yêu Tổ quốc trong xã hội mới.

* Lưu ý: GK cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc khi bày tỏ ý kiến.

Trên đây là một số đề đọc hiểu Khoảng trời hố bom đã được ra trong các đề thi, đề kiểm tra mà Đọc tài liệu đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà! Đừng quên còn rất nhiều tài liệu văn 12 đang đợi các em khám phá nhé!

Tổng hợp các đề đọc hiểu Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ đã có trong các đề thi, đề kiểm tra với nội dung Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường.

Đăng bởi: THPT Lê Thánh Tôn