Cơ máy cơ cấu truyền chuyển động là những cơ cấu nào

Máy hay các thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ quay không giống nhau song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

Cơ máy cơ cấu truyền chuyển động là những cơ cấu nào

Tại sao cần truyền chuyển động?

Nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là: Truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

Bộ truyền động

1. Truyền động ma sát – truyền động đai

a) Cấu tạo bộ truyền động đại

    Truyền động ma sát là là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.

 

    Gồm 3 bộ phận chính: bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai. Dây đai: làm bằng vật liệu tạo ma sát tốt, bánh đai: Kim loại, gỗ ...vv

b) Nguyên lí làm việc

    Khi bánh dẫn 1 (đường kính D1) quay với tốc độ nd (n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 (đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nb d (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định bởi công thức:

c) Ứng dụng

    Cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền chuyển động giữa các trục ở cách xa nhau, được sử dụng rộng rải như: máy khâu, máy tiện, ô tô vv...

    Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi.

2. Truyền động ăn khớp

    Để khắc phục sự trượt của chuyển động đai người ta dùng chuyển động ăn khớp.

a) Cấu tạo bộ truyền động

    Bánh răng: Bánh dẫn và bánh bị dẫn.

    Xích: Đĩa dẫn, đĩa bị dẫn, xích.

    Để hai bánh răng ăn khớp được với nhau thì khoảng cách giữa hai răng kề nhau trên bánh này phải bằng khoảng giữa hai răng kề nhau trên bánh kia.

    Để đĩa ăn khớp được với xích thì cỡ răng của đĩa và cỡ xích phải tương ứng.

b) Tính chất

    Bánh răng 1 có số răng là Z1, tốc độ quay n1, Bánh răng 2 có số răng là Z2, tốc độ quay n2 thì tỉ số truyền i:

c) Ứng dụng

    Bộ truyền chuyển động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc với nhau, có tỉ số truyền xác định, được dùng nhiều trong trong hệ thống truyền động như đồng hồ, hộp số xe máy vv...

    Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau, tỉ số truyền xác định được sử dụng xe đạp, xe máy, máy nâng chuyển vv...

Câu 1 (trang 56 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Tại sao trong máy móc, thiết bị cần phải có cơ cấu truyền chuyển động ?

Trả lời:

Trong máy móc, thiết bị, cần phải có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phạn của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu. Do đó, cơ cấu truyền chuyển động có nhiệm vụ truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy.

Câu 2 (trang 56 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Tại sao trong máy móc, thiết bị cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động ?

Trả lời:

Trong máy móc, thiết bị, cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động vì các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau. Vậy, từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác càn phải có cơ cấu biến đổi chuyển động.

Câu 3 (trang 56 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trong các cơ cấu truyền chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại truyền động nào ?

Trả lời:

Trong các cơ cấu truyền chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại truyền động: truyền động xích, truyền động đai, truyền động bánh răng, truyền động trục vít, bánh vít…

Câu 4 (trang 56 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trong các cơ cấu biến đổi chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại biến đổi chuyển động nào ?

Trả lời:

Trong các cơ cấu biến đổi chuyển động của máy móc, thiết bị có những loại biến đổi chuyển động sau: cơ cấu quay tay – con trượt; cơ cấu trục vít me – đai ốc; cơ cấu tay quay – thanh lắc.

Truyền và biến đổi chuyển động trong cơ khí

Câu 1 (trang 57 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Chuyển động ban đầu của máy khâu đạp chân là bàn đạp, hãy mô tả dạng chuyển động của bàn đạp, thanh truyền, vô lăng, kim của máy khâu.

Trả lời:

Mô tả dạng chuyển động của bàn đạp, thanh truyền, vô lăng, kim của máy khâu:

    – Bàn đạp chuyển động lắc

    – Thanh truyền: Toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

    – Vô lăng: Chuyển động quay

    – Kim máy khâu: chuyển động tịnh tiến lên, xuống

Câu 2 (trang 57 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Mô tả dạng chuyển động của pit tông, thanh truyền, trục khuỷu của động cơ đốt trong.

Trả lời:

Mô tả dạng chuyển động của pit tông, thanh truyền, trục khuỷu của động cơ đốt trong:

    – Pit tông: Nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí

    – Thanh truyền: Biến chuyển động tịnh tiến của pit tông thành chuyển động quay của trục khuỷu

    – Trục khuỷu: Nhận lực từ thanh truyền để tạo mô men quay kéo máy công tác

Một sô cơ cấu truyền chuyển động

Câu 1 (trang 58 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trong các truyền động trên, có loại truyền động nào không thể truyền chuyển động quay giữa các trục vuông góc với nhau ?

Trả lời:

Trong các cơ cấu truyền động trên, loại truyền động đai không thể truyền chuyển động quay giữa các trục vuông góc với nhau.

Câu 2 (trang 58 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Loại truyền động nào thường sử dụng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau.

Trả lời:

Truyền động xích thường sử dụng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa nhau.

Câu 3 (trang 58 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Đối với truyền chuyển động đai, trong trường hợp nào thì cần phải dùng loại đai có răng ?

Trả lời:

Đối với truyền chuyển động đai, trong trường hợp khi lực ma sát giữa dây đai và bánh đai không thường bị trơn trượt, không đủ đảm bảo theo yêu cầu thì cần phải dùng loại đai có răng.

Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

Câu 1 (trang 59 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Điền các từ, cụm từ cho dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp:

Quay, tịnh tiến, lắc, vừa tịnh tiến vừa quay, vừa tịnh tiến vừa lắc

Hình 10.3a. Ở cơ cấu tay quay – con trượt, khi tay quay một quay tròn thì thanh truyền 2 sẽ chuyển động ….(1)……; còn con trượt 3 sẽ chuyển động ….(2)…….

Hình 10.3b. Ở cơ cấu trục vít me – đai ốc, khi trục vít me quay tròn thì đai ốc sẽ chuyển động ….(3)…….

Hình 10.3c. Ở cơ cấu tay quay – thanh lắc, khi tay quay quay tròn thì thanh bị dẫn sẽ chuyển động ……(4)…….

Trả lời:

Hình 10.3a. Ở cơ cấu tay quay – con trượt, khi tay quay một quay tròn thì thanh truyền 2 sẽ chuyển động quay; còn con trượt 3 sẽ chuyển động tịnh tiến

Hình 10.3b. Ở cơ cấu trục vít me – đai ốc, khi trục vít me quay tròn thì đai ốc sẽ chuyển động vừa tịnh tiến vừa quay

Hình 10.3c. Ở cơ cấu tay quay – thanh lắc, khi tay quay quay tròn thì thanh bị dẫn sẽ chuyển động lắc

Câu 2 (trang 59 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt

Trả lời:

Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con trượt: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

Câu 3 (trang 59 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu trục vít me – đai ốc

Trả lời:Nguyên lí làm việc của cơ cấu trục vít me – đai ốc: Khi trục vít me quay tròn thì đai ốc sẽ chuyển động tịnh tiến. Đôi khi tùy vào thiết kế của từng loại máy mà đai ốc làm quay trục vít me chuyển động tịnh tiến. Trên nguyên lí khi truyền động, nếu trục vít me đứng yên thì đai ốc chuyển động tịnh tiến và ngược lại nếu đai ốc đứng yên thì vít me chuyển động tịnh tiến.

Câu 4 (trang 59 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – thanh lắc

Trả lời:

Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – thanh lắc: Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.

Cơ máy cơ cấu truyền chuyển động là những cơ cấu nào

Câu 1 (trang 60 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Điền tên loại cơ cấu biến đổi chuyển động cho trong hình 10.3 vào các ô tương ứng với các sản phẩm cơ khí ở trên hình 10.4 vào bảng 10.1

Cơ máy cơ cấu truyền chuyển động là những cơ cấu nào

Trả lời:

Cơ máy cơ cấu truyền chuyển động là những cơ cấu nào

Câu 2 (trang 60 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ cấu tay quay – con trượt và cơ cấu bánh răng – thanh răng.

Trả lời:

    – Giống nhau: Đều biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại

    – Khác nhau:

Cơ máy cơ cấu truyền chuyển động là những cơ cấu nào

Câu 1 (trang 61 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Tìm một vài ví dụ về ứng dụng của các bộ phận chuyển động trong các máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng tại địa phương, trong gia đình.

Trả lời:

Ứng dụng của các bộ phận chuyển động trong máy móc, thiết bị là sản phẩm cơ khí được sử dụng tại địa phương, trong gia đình là:

    – Máy dệt, máy khâu đạp chân

    – Xe đạp, xe máy, xe đẩy

    – Ghế gấp

    – Kích xe ô tô

    – Ô tô, máy hơi nước

Câu 2 (trang 61 Công Nghệ 8 VNEN tập 1): Đề xuất phương án truyền động từ động cơ xe máy hoặc xe công nông tới bộ phận khác để làm nhiệm vụ như: bơm nước, xát gạo, xay bột, thái sắn…

Trả lời:

Máy hoạt động bằng cách lắp vào phần trục mâm lửa của động cơ xe gắn máy. Sau đó, nổ máy xe là bơm có thể hoạt động. Tất nhiên, trong quá trình bơm, xe gắn máy phải để cần số ở số 0 và cài chặt tay ga để động cơ xe cũng như bơm hoạt động ổn định.

Lời giải:

– Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.

– Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

– Chuyển động của vô lăng: chuyển động quay

– Chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiến.

Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?

Em hãy cho biết có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròng của tay quay được không? Khi đó cơ cấu hoạt động ra sao?

Lời giải:

– Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 sẽ chuyển động tịnh tiến không đều.

– Khi tay quay đổi hướng so với chiều ban đầu thì con trượt 3 sẽ đổi hướng.

– Có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay tròng của tay quay.

– Cơ cấu hoạt động: trong quá trình chuyển động, khi thanh truyền và tay quay duỗi thẳng hoặc chập nhau, thanh truyền sẽ không dẫn động được tay quay. Nhũng vị trí đó được gọi là điểm chết của cơ cấu.

Lời giải:

– Không thể biến đổi chuyển động tinh tiến của đai ốc thành chuyển động quay của vít.

– Cơ cấu này thường được dùng trong các vòi nước dùng cơ cấu vít- đai ốc, trục của một số máy công cụ để chuyển động.

Lời giải:

Thanh lắc 3 sẽ lắc qua lắc lại.

Lời giải:

Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được.

Lời giải:

Máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, …

Lời giải:

– Cấu tạo: tay quay, thanh truyền, con trượt và giá đỡ.

– Nguyên lí làm việc: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ. Chuyển động của tay quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

– Ứng dụng: máy khâu đạp chân, cưa gỗ, ô tô, máy hơi nước, …

Lời giải:

  Tay quay – con trượt Bánh răng – thanh răng
Giống – Đều có cấu tạo gần giống nhau gồm: tay quay, thanh truyền và giá đỡ.  
Khác

Dùng con trượt

Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

Dùng thanh lắc

Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc.

Lời giải:

– Cấu tạo: gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ. Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay.

– Nguyên lí làm việc: Khi tay quay quay đều trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

– Ứng dụng: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy.

Lời giải:

– Cơ cấu tay quay – thanh lắc: máy khâu đạp chân, quạt máy (tuốc năng), …

– Cơ cấu tay quay – con trượt: điều chỉnh bấc của bếp dầu, …