Công ty có tư cách pháp nhân từ ngày
CHUYÊN MỤC
Luật Vạn Tín Doanh Nghiệp - Đầu TưKhởi nghiệp kinh doanh Công ty TNHH là gì?Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH được chia ra thành hai loại là công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên. Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến ở Việt Nam, được các cá nhân, tổ chức ưu ái lựa chọn để thành lập. Thành viên của công ty TNHH có thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài góp vốn thành lập, số lượng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quá 50 người, đối với công ty TNHH một thành viên do một cá nhân, tổ chức thành lập và là chủ sở hữu. Chủ sở hữu, các thành viên công ty phải có trách nhiệm, nghĩa vụ về các khoản nợ, tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ quy định trước đó. Công ty TNHH do có số lượng thành viên công ty ít nên việc điều hành, kiểm soát có thể diễn ra dễ dàng và chặt chẽ hơn. Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?Một doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau đây để có thể được công nhận là có tư cách pháp nhân bao gồm: – Chủ thế có tư cách pháp nhân bắt buộc là tổ chức, tổ chức này phải được thành lập theo quy định của pháp luật tức được nhà nước thành lập, hoặc được phép thành lập theo quy định tại bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp, hoặc các văn bản khác có liên quan. Pháp nhânphải tuân thủ các quy định của nhà nước về việc đăng ký thành lập pháp nhân, đăng ký thay đổi hay các thủ tục khác. Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai, có tên gọi riêng biệt để tránh nhầm lẫn với các pháp nhân khác. – Tổ chức là pháp nhân khi có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo thể thống nhất, vận hành có hiệu quả, bộ máy chặt chẽ từ trên xuống dưới. Việc có cơ cấu tổ chức chặt chẽ phải thể hiện qua việc có bộ phận điều hành tổ chức, có quy định cụ thể về quyền hạn, nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức, có các bộ phận, cơ quan khác thực hiện công việc của tổ chức. – Được coi là pháp nhân khi tổ chức đó tự chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ, tài sản trong giới hạn tài sản vốn có của tổ chức. Tài sản pháp nhân không chịu sự chi phối, kiếm soát của bất kỳ cá nhân trong hay ngoài tổ chức Tài sản vốn có của tổ chức được hình thành từ khi thành lập bằng khối tài sản mà thành viên, chủ sở hữu và các tài sản khác góp vốn vào được ghi nhận bằng văn bản. Theo đó tài sản của tổ chức và các thành viên trong tổ chức phải tách biệt nhau, không được trộn lẫn, không được gộp vào nhau. – Được coi là pháp nhân khi tổ chức đó nhân danh bản thân tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật như giao dịch dân sự, giải quyết tranh chấp… với tổ chức khác. Mỗi pháp nhân sẽ có người đại diện hợp pháp, mọi giao dịch, hay tham gia vào các quan hệ trong xã hội của pháp nhân sẽ thông qua người đại diện này. Người đại diện cho pháp nhân, nhân danh tư cách của pháp nhân, chứ không thực hiện theo danh nghĩa của bản thân. Chỉ khi đáp ứng được những điều kiện trên chủ thế mới được coi là pháp nhân, khi được công nhận là pháp nhân sẽ mang lại nhiều ưu thế trong hoạt động của tổ chức, nhận được sự công nhận và bảo vệ từ nhà nước. 1.Khái niệm công ty hợp danhLuật Doanh nghiệp 2020 không đưa ra định nghĩa khái quát về công ty hợp danh mà xây dựng khái niệm về công ty hợp danh dưới dạng liệt kê các đặc điểm của công ty hợp danh (Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020). Theo đó, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: – Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; – Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; – Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Có thể thấy, khái niệm công ty hợp danh ở Việt Nam tương đối rộng. Căn cứ vào tính chất thành viên và chế độ chịu trách nhiệm tài sản thì công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2014 được chia ra làm hai loại, bao gồm: công ty hợp danh chỉ có các thành viên hợp danh và công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Doanh nghiệp tư nhân là gìDoanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp được phép hoạt động tại nước ta cùng với Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần,… Tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân tài sản của doanh nghiệp không tách bạch với khối tài sản của doanh nghiệp, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn. >> Xem thêm: Chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Quyền Thành Lập Công Ty TNHH Không? Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luậtPháp nhân là gìTư cách pháp nhân Pháp nhân là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật. Một tổ chức có tư cách pháp nhân là tổ chức có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định. >> Xem thêm: Công Ty Cổ Phần Mua Lại Doanh Nghiệp Tư Nhân Thực Hiện Như Thế Nào? Điều kiện để có tư cách pháp nhânCăn cứ khoản 1, Điều 74 BLDS 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân nếu đủ 04 điều kiện:
>>> Xem thêm: Chi nhánh có tư cách pháp nhân không? |