Dấu hiệu chào mào đang vào lửa

Khi nuôi chào mào làm cảnh, dĩ nhiên ai cũng muốn chú chào mào của mình luôn căng lửa, hót sung. Cách nuôi chào mào căng lửa luôn được đa số anh em nuôi chim cảnh quan tâm. Quá trình kích chào mào căng lửa phải tùy thuộc vào từng giai đoạn, không được đốt cháy bất cứ giai đoạn nào. Cùng tìm hiểu cách ủ lửa cho chào mào với Đá Gà Campuchia nhé.

Dấu hiệu chào mào đang vào lửa

Dấu hiệu chào mào đang vào lửa
Cách chăm chào mào căng lửa

Trước tiên, anh em cần biết những dấu hiệu chứng tỏ chào mào đã nạp đủ lửa, căng lửa.

  • Quan sát họng của chim thấy đã có màu vàng như nghệ.
  • Bô lông ôm sát thân, bóng mượt, lông đuôi gọn gàng dường như xếp thành một cọng.
  • Hay vươn cánh làm hành động dọa nạt, tiếng hót vang to, ché liên tục, bung chém cánh nhiều.
  • Khi cất tiếng hót, lưng chim cong như tôm, đuôi thì cụp xuống, đu bám vào lồng và hăng đá.
  • Lúc sáng sớm chưa mở vải trùm của lồng, chim ché vang liên tục và hót vang.
  • Chim đã căng lửa khi nghe tiếng hót của chim ngoài tự nhiên cũng sẽ ché lên liên tục. Hoặc khi nghe tiếng động hơi lớn bên ngoài lồng cũng sẽ liên tục ché chét lên.

Khi chim chưa đủ lửa, áp sát lồng với chim khác chỉ thấy chúng thè lưỡi, mào cụp, tiếng nhỏ riu ríu trong miệng.

Cách chăm chào mào căng lửa

Thông thường ở chào mào có 6 giai đoạn như sau:

  1. Chào mào mất lửa để tập trung cho việc thay lông;
  2. Vào lửa cho chào mào.
  3. Giai đoạn sau thời gian vào lửa, chú chào mào của bạn sẽ từ từ căng lửa.
  4. Khi chào mào đã quá căng lửa thì chuyển sang giai đoạn hãm lửa cho chào mào.
  5. Tiếp đến là giai đoạn lửa căng nhất, lửa của chim chào mào đạt đỉnh vào lúc này.
  6. Giai đoạn cuối cùng là xả lửa cho chim.

Hôm nay chúng tôi chỉ chia sẻ về cách nuôi chào mào căng lửa cho anh em tham khảo.

Dấu hiệu chào mào đang vào lửa

Cách kích chào mào căng lửa

Dựa vào nhiều yếu tố như: nguồn thức ăn, sức khỏe, tinh thần của chim… để kích chào mào căng lửa.

Chọn giống chào mào hót hay

Chọn giống chào mào hót hay chính là yếu tố quan trọng. Không phải con chào mào nào cũng hót hay, hót tốt.

  • Chim có phần ức nở to, nên chọn chim có mào lân hoặc mào rơm.
  • Phần thân dài, vai nở, ngực ưỡn về trước và có lằn ranh chia làm 2. Phần yếm màu đen đậm, dày chừng nào tốt chừng ấy.
  • Xem phần yết hầu, càng to và phồng thì hót càng hay.
  • Phần lưng gù, cánh ép gọn vào người, phần lông cánh xếp gọn không chồng lên nhau và không xù ra.

Cách nuôi chào mào căng lửa bằng thức ăn

Chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng trong cách nuôi chào mào căng lửa. Cần lựa chọn loại cám chào mào tốt nhất hiện nay để chào mào căng lửa tốt nhất.

Cần lựa chọn những loại cám có uy tín trên thị trường để đảm bảo sức khỏe cho chim. Đồng thời công thức của cám cũng là những thành phần giúp kích lửa cho chào mào nhanh hơn.

Sau khi thay lông hoàn toàn, bắt đầu dùng cám kích cho chim mau căng lửa. Tuy nhiên phải có cách cho ăn đúng kỹ thuật tránh cho việc chim bị sốc cám và rụng lông.

Ngoài ra, mồi tươi từ cào cào non có đạm và chất kích thích chào mào căng lửa rất hiệu quả. Anh em nên bổ sung thêm loại thức ăn này cho chúng. Hay anh em có thể sử dụng hạt cào cào hoặc hạt côn trùng để thay thế nếu không có thời gian tìm mua.

Dấu hiệu chào mào đang vào lửa

Cho chào mào ăn trái cây kích lửa

Những loại trái cây như táo mỹ, chuối, cam,… giúp chào mào giữ lửa rất tốt, chim không bị rớt lửa.

  • Chuối chưa nhiều loại vitamin cần thiết như A, C, K,… giúp hệ tiêu hóa của chim được khỏe mạnh.
  • Táo mỹ chứa chất Hydro Cacbon, giàu canxi có thể trung hòa được lượng muối dư thừa trong cơ thể chim. Trong táo còn có chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa cho chim rất tốt.
  • Cam chứa lượng vitamin C dồi dào có thể trị ho và tăng cường miễn dịch cho chào mào. Cho chim ăn cam thường xuyên có thể giúp chúng giải nhiệt, thay lông nhanh, tỷ lệ trứng nở cao hơn.

Có thể áp dụng lịch cho chim ăn như sau:

Ngày trong tuầnThức ăn
HaiCám chào mào + Trái cây
BaCám chào mào + Mồi
Cám chào mào + Trái cây
NămChỉ cho ăn cám
SáuCám chào mào + Trái cây
BảyCám chào mào + Mồi
Chủ NhậtCám chào mào + Trái cây

Cách nuôi chào mào căng lửa bằng việc tập lực

Bài tập lực cho chào mào rất cần thiết để chào mào mau căng lửa. Một tuần chỉ nên cho chúng tập lực từ 2 – 3 lần.

Dùng lồng tập lực thả chim vào đó để chúng tự bay nhảy, chú ý không nên ép chúng bay. Từ từ tăng cường độ luyện tập cho chúng lên.

Trong tuần đầu tiên chỉ cho chúng tập 2 – 3 lần, sau đó tăng lên 3 – 4 lần và tăng dần từ từ. Có thể kết hợp với việc tắm nắng cho chim để tăng hiệu quả.

Luyện giọng cho chào mào tại nhà

Tập luyện giọng cho chú chim tại nhà cũng là một cách hay để chào mào có tiếng hót hay. Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần lên mạng, tải âm thanh tiếng chào mào hay về máy và thường xuyên mở cho chim nghe.

Ngoài ra có thể mượn một con chim khác có giọng hót hay của nhà hàng xóm qua cho chúng nghe. Cách này có thể cho chim tự học theo giọng hót hay của chú chim kia.

Tắm nắng để kích lửa cho chào mào

Phương pháp tắm nắng cho gà cũng là một trong những cách căng lửa cho chào mào. Từ 7 – 10 giờ sáng là thời gian tốt nhất để tắm nắng cho chim.

Ban đầu khi chim mới vừa khô lông, nên cho chim tắm nắng 30 phút, sau đó tăng dần lên 1 tiếng, 2 tiếng. Mỗi tuần ít nhất cho chim tắm 3 – 4 lần, tốt nhất là ngày nào cũng có thể cho chúng phơi nắng.

Dấu hiệu chào mào đang vào lửa
Cách nuôi chào mào căng lửa hót sung sức

Cho chim giao lưu với chim khác

Trong tuần, anh em mang chim chào mào ra hội quán cafe để dợt chúng một lần. Ban đầu để chúng quen từ từ với môi trường mới, nên bao lồng lại chỉ để hé một ít và để ở ngoài để xem tình hình chúng như thế nào.

Sau đó 4 – 5 lần mới để chúng ra ngoài tập với những con khác. Sau quá trình tập dợt về thì hãy bổ sung thêm cam cho chúng để giải nhiệt.

Thả chung với chào mào mái

Một cách kích thích chào mào căng lửa nữa đó là để con mái gần chỗ chào mào hoặc có thể nhốt chung lồng với chúng. Nên tìm những con già dặn, biết kích trống.

Cách tắm nước cho chim

Cho chim tắm nước tốt nhất từ sau 12 giờ trưa, để chúng ở nơi khô ráo hanh khô, không để phơi nắng trực tiếp. Để cho chim tự tắm, mỗi tuần chỉ cần cho tắm nước 1 – 2 lần.

Trong nước tắm của chúng nên cho thêm ít muối, vài giọt chanh để diệt rận trên lông chim.

Chế độ ngủ nghỉ

Thời gian nghỉ ngơi cho chim cũng rất quan trọng, tốt nhất là vào lúc 5 giờ – 5 giờ 30. Lấy áo lồng phủ lồng chim lại, cho mỗi con ngủ riêng để tránh làm phiền nhau. Chú ý không dời tới dời lui tránh để làm chúng giật mình.

Chăm mát tay

Chăm mát tay, có lịch trình khoa học rõ ràng là điều cần thiết để chim chào mào mau chóng lên lửa.

Để chào mào của mình khỏe mạnh, đầy lửa thì hãy lên lịch cho cách nuôi chào mào căng lửa thật khoa học nhé.

Cách lấy lại lửa cho chào mào thay lông xong

  • Không dùng cám kích trong lúc này vì dễ làm chào mào bị nóng, rụng lông, xù lông.
  • Thức ăn cho chào mào lúc mới thay lông xong là rất cần thiết. Cần chọn những loại thức ăn có tính mát, nhiều loại vitamin và khoáng chất bổ sung sau quá trinh thay lông.
  • Có thể cho chào mào ăn thêm hạt đậu phộng, trong đậu phộng có chứa chất béo thúc đẩy quá trình thay lông diễn ra nhanh hơn.
  • Không nên tập dợt trong lúc này bởi dễ làm cho chim bị yếu, mất sức, lông đuôi dễ xòe ra do chưa được cứng cáp.

Dấu hiệu chào mào đang vào lửa

Khi nuôi chào mào mà thấy chúng luôn căng lửa, đầy lửa chính là thành công của người nuôi. Đây cũng có thể xem như một niềm tự hào đối với những người đam mê chim cảnh. Cách nuôi chào mào căng lửa đã được chúng tôi giới thiệu cơ bản qua bài viết này. Anh em chơi chim cảnh có ý kiến gì hay hơn mời đóng góp ý kiến để mọi người cùng trao đổi. Cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết.