Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và gây viêm họng. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu cha mẹ không biết cách điều trị dứt điểm.

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh
Viêm họng ở trẻ sơ sinh thường gây khó khăn trong việc nhận biết dấu hiệu.

Trẻ sơ sinh bị viêm họng cần được thăm khám và điều trị sớm, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện về sau của trẻ. Và để điều trị viêm họng đạt kết quả cao, cha mẹ cần xác định chính xác tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em bao gồm:

  • Vi rút: Một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Điển hình là vi rút gây cảm cúm, cảm lạnh thông thường, adeno, sởi và rhino, virus coxsackievirus A16 (một loại vi rút gây bệnh tay chân miêng),…
  • Vi khuẩn: Nhóm vi khuẩn phế cầu, tụ cầu và liên cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây viêm họng nguy hiểm. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nặng nề, chẳng hạn viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim,…
  • Dị ứng: Bệnh thường không gây đau họng nhưng có thể kích thích niêm mạc họng, lâu dần dẫn đến viêm nhiễm.
  • Một số nguyên nhân khác: Trẻ bị ho gà, thủy đậu và sởi thường có nguy cơ mắc bệnh viêm họng cao hơn những đứa trẻ khác. Viêm amidan cấp hoặc mạn hay bệnh viêm nướu răng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm họng. Mặt khác, không khí khô và môi trường ô nhiễm cũng góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh ở trẻ.

Thông thường, các bậc phụ huynh thường cảm thấy khó khăn trong việc nhận biết dấu hiệu viêm họng ở con nhỏ. Bởi trên thực tế, trẻ sơ sinh không thể nói và cũng không biết cách biểu đạt cảm xúc.

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

Tuy nhiên, chúng sẽ có nhiều cách khác nhau để bộc lộ sự khó chịu do bệnh gây ra. Do đó, cha mẹ cần phải quan sát con thật kỹ. Nếu thấy con có những biểu hiện bất thường dưới đây, bạn nên đưa trẻ đến viện để nhận sự chăm sóc từ nhân viên y tế.

  • Khó thở
  • Trẻ có dấu hiệu chán ăn, mất nước
  • Hay cáu, quấy khóc và thường xuyên chảy nước dãi
  • Cổ họng trẻ bị sưng đỏ, có trường hợp xuất hiện mụn mủ
  • Bé không thể mở miệng và có cảm giác khó nuốt
  • Sốt cao từ 39 độ C
  • Nổi hạch hai bên hàm
Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm họng nếu có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C, bạn nên đưa con đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Cha mẹ nên đưa trẻ đến viện khi thấy các biểu hiện này:

  • Nếu tình trạng đau họng ở trẻ kéo dài hơn 1 tuần
  • Đối với trẻ 3 tháng tuổi, nếu có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ C
  • Trong trường hợp trẻ 6 tháng tuổi bị sốt ở mức 39 độ C có kèm theo triệu chứng như họng tấy đỏ và sưng, khó mở miệng do đau, ăn uống kém, quấy khóc liên tục,..

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Nếu con bị viêm họng do vi rút gây ra, cha mẹ không cần cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, bởi bệnh có thể tự khỏi ngay sau đó vài ngày.

Phụ huynh chỉ cần áp dụng một vài biện pháp điều trị tự nhiên như cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để cải thiện triệu chứng. Mặt khác, cha mẹ cũng nên cho con nghỉ ngơi nhiều. Đồng thời nên tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất cho con, đặc biệt là vitamin C và A.

Trong trường hợp trẻ bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn, kháng sinh chính là liệu pháp trị liệu cần thiết. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhi thường không khuyến khích sử dụng thuốc để điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh. Bởi thuốc có thể kích ứng gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và gan.

Bên cạnh đó, nếu quá lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng kháng sinh, gây khó khăn cho việc điều trị về sau. Do đó, trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng.

Ngoài ra, trước khi tìm đến thuốc kháng sinh, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng các biện pháp xử lý tại nhà sau đây để giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ.

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh
Thuốc kháng sinh chỉ mang lại kết quả điều trị khi trẻ sơ sinh bị viêm họng do vi khuẩn gây ra. Do đó, nếu trẻ bị viêm họng do vi rút, cha mẹ chỉ cần cho con uống trà thảo dược, nghỉ ngơi nhiều để cải thiện bệnh.
  • Làm mát cổ họng cho bé: Cha mẹ có thể dùng khăn mát để giữ ẩm và giảm đau cho con. Hoặc cũng có thể cho con ăn sữa chua hay uống nước lạnh, giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy trong cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Không khí quá khô chính là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc dẫn đến viêm. Do đó, nếu thấy không khí trong nhà hoặc phòng ngủ của con khô, bạn nên dùng máy phun sương để làm ẩm và ấm không khí. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể thêm một ít tinh dầu để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho trẻ. Tuy nhiên, nếu con bạn dị ứng với tinh dầu, tốt nhất không nên dùng.
  • Cho trẻ uống trà ấm: Một số loại trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc, atiso,.. có tác dụng làm mát và xoa dịu niêm mạc họng, cải thiện ngứa.

Viêm họng ở trẻ sơ sinh thường là do tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ nên lưu ý những điểm sau để phòng bệnh cho trẻ.

  • Thường xuyên tắm rửa cho trẻ, đặc biệt nên rửa tay cho trẻ để tránh tiếp xúc với vi rút và vi khuẩn gây bệnh.
  • Không cho con tiếp xúc với những người bị bệnh viêm họng.
  • Tuyệt đối không dẫn con đến những nơi đông người, nhất là vào mùa xuân và mùa đông. Bởi đây là thời điểm bệnh viêm họng bùng phát mạnh.
  • Sau khi con hết bệnh, cha mẹ nên thay bàn chải mới cho trẻ để tránh vi khuẩn, vi rút gây bệnh còn tồn đọng khiến trẻ bị viêm họng lại.

Viêm họng ở trẻ em không còn lại căn bệnh xa lạ với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tái phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Khi bé bị đau họng nhiều phụ huynh rất lo lắng, không biết cần làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn. Nếu trẻ bị sốt viêm họng, phát ban ở tay, miệng, ho liên tục, biếng ăn do khó nuốt, hoặc sốt không hạ thì bạn cần đưa bé đến bác sĩ ngay. Hãy cùng Hapacol  tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa khi trẻ bị đau họng qua bài viết sau.

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

1. Những nguyên nhân phổ biến gây đau họng ở trẻ nhỏ

Thông thường, cơn đau họng của trẻ nhỏ cũng như trẻ sơ sinh phát sinh từ những vấn đề sức khỏe như sau:

Cảm lạnh

Phần lớn trường hợp trẻ bị đau họng xuất phát từ tình trạng cảm lạnh. Lúc này, ngoài đau họng, bé còn có xu hướng nghẹt hoặc sổ mũi.

Theo ước tính từ nhiều chuyên gia, trong 12 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh trung bình 7 – 8 lần. Nguyên do là bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển, chưa hoàn thiện. 

Nếu nghi ngờ con bị cảm lạnh, bạn nên sắp xếp công việc để có thể tự chăm sóc con tại nhà nếu như bé bị sốt hoặc cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc.

Viêm amidan

Thực tế, viêm amidan có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Viêm amidan thường phát sinh do virus tấn công. 

Khi bị viêm amidan, trẻ có xu hướng:

  • Biếng ăn do khó nuốt
  • Chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Phát ra âm thanh tỏ vẻ khó chịu

Khi bé sốt do viêm họng, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để xoa dịu các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ đã tiến vào giai đoạn tập ăn thức ăn rắn, bạn có thể sẽ cần nấu các món mềm và nhuyễn hơn cho bé trong thời gian này.

Bệnh tay chân miệng

Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gặp phải bệnh tay chân miệng. Các biểu hiện thường thấy của vấn đề này bao gồm trẻ bị sốt viêm họng và đau miệng. Đôi khi, bé còn có thể nổi mụn nước hoặc xuất hiện loét bên trong miệng. Điều này gây cản trở quá trình nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt của trẻ. 

Đồng thời, mụn nước và các nốt sần đỏ còn có khả năng xuất hiện ở những bộ phận khác như:

  • Tay
  • Chân
  • Xung quanh miệng
  • Mông

Hầu như các trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi các biến chứng. Nếu xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền thuốc. 

Bệnh tay chân miệng chủ yếu phát sinh do virus, nên khả năng lây lan của bệnh rất cao. Kể cả khi đã có dấu hiệu hồi phục, trẻ vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong vài ngày tiếp theo.

Viêm họng liên cầu khuẩn

Một trong những nguyên nhân gây đau họng ở trẻ nhỏ phổ biến là viêm họng liên cầu khuẩn.

Khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn có thể phát sốt, đồng thời amidan cũng như các hạch bạch huyết ở cổ sưng đỏ.

Để đối phó với viêm họng liên cầu khuẩn, trẻ sẽ cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

Đau họng kéo dài là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thông thường, đau họng có thể biến mất trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau họng kéo dài quá 10 ngày, bạn có thể cần đến sự trợ giúp y tế để nắm rõ đau nhức ở cổ họng là bệnh gì và cách điều trị ra sao. Cùng Hapacol tham khảo nguyên nhân…

2. Triệu chứng khi nhận biết con trẻ bị đau họng

Khi con bạn có dấu hiệu quấy khóc và gặp khó khăn trong việc ăn uống, bạn có thể nghi ngờ trẻ đang bị đau họng bởi một số vấn đề sức khỏe như:

  • Viêm amidan
  • Viêm họng liên cầu khuẩn

Thực tế, việc đầu tiên bạn nên làm là quan sát các biểu hiện của bé.

Nếu con bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn nên lập tức liên hệ với bác sĩ nhi ngay khi triệu chứng đau họng đầu tiên phát sinh, ví dụ như không chịu ăn hay quấy khóc sau khi mỗi muỗng thức ăn mà bạn đút cho bé.

Vì hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vẫn chưa hoàn thiện, nên bác sĩ có thể muốn quan sát bé thêm vài ngày để xác định tình trạng sức khỏe chính xác nhất. 

Trong trường hợp con của bạn lớn hơn 3 tháng tuổi, bạn có thể cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi nếu bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây xảy ra, bao gồm: 

  • Nhiệt độ cơ thể từ 38ºC trở lên
  • Ho liên tục trong nhiều ngày liền
  • Tiếng khóc khác thường
  • Tã giấy không ướt như bình thường
  • Đau tai, đau đầu
  • Phát ban ở tay, miệng, thân mình hoặc mông

Sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại của bé, bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị viêm họng cho trẻ: để trẻ nhập viện hoặc điều trị ngoại trú với những biện pháp khắc phục tại nhà. Đồng thời, họ cũng có thể tư vấn cho bạn về chuyện trẻ có thể đến trường trong giai đoạn này hay không. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, một số biểu hiện của bé dưới đây sẽ đại diện cho tình huống cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, chẳng hạn như:

  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Khó thở
  • Chảy nước bọt bất thường

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên mô tả chi tiết các dấu hiệu đau họng của con diễn ra như thế nào cho bác sĩ, vì điều này có thể giúp họ nhanh chóng xác định tình trạng hiện tại của bé và đưa ra cách điều trị viêm họng cho trẻ thích hợp.

3. Bạn nên trị đau họng tại nhà cho trẻ nhỏ như thế nào?

Khi trẻ sơ sinh bị đau họng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như sau:

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

Mật ong giúp giảm viêm, diệt khuẩn cực tốt

Trang bị máy lọc không khí hoặc thông thoáng phòng 

Độ ẩm cao có thể giúp bé xoa dịu cơn đau họng khó chịu. Đồng thời, nếu trẻ bị nghẹt mũi, việc tăng độ ẩm không khí trong phòng cũng sẽ hỗ trợ trẻ dễ thở hơn. Do đó, bố mẹ có con nhỏ bị đau họng có thể muốn trang bị máy tạo độ ẩm để khắc phục tình trạng trên. 

Tuy nhiên, khi sử dụng loại máy này, bạn cần lưu ý vệ sinh và làm khô máy mỗi ngày. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi, khiến sức khỏe của bé trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đồng thời, khi các triệu chứng đã được cải thiện, bạn có thể ngưng biện pháp này. Tuy vậy, đừng quên báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn nhé. 

Dùng dụng cụ hút mũi cho bé

Trẻ nhỏ không có khả năng xì mũi. Do đó, để lấy hết đờm trong cơ thể của bé ra ngoài, bạn sẽ cần dùng đến dụng cụ hút mũi.

Thêm vào đó, nhỏ vài giọt dung dịch nước muối sinh lý vào mũi sẽ giúp đờm loãng hơn, từ đó hỗ trợ dụng cụ hút mũi hoạt động diễn ra suôn sẻ. 

Cho trẻ uống nước

Cho bé uống thêm nước chanh hoặc trà nóng. Ngoài ra bạn có thể hầm nước gà cho trẻ uống để tăng sức đề kháng lên. Quan trọng là giữ ấm cho bé bằng nước ấm, không uống nước nóng vì dễ làm trr bị bỏng môi.

Thực tế, trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong khi bị đau họng. Theo các chuyên gia, mật ong pha loãng với nước hoặc bất kỳ phương thuốc nào chứa mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh. 

Làm mát cổ họng cho trẻ

Đắp khăn mát để giảm cảm giác đau và giữ ẩm cho cơ thể, quan sát bé cẩn thận khi thấy trẻ bị nghẹt thở khi uống.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối và uống trà

Bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối được bày bán ở ngoài tiệm thuốc tây. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống nước chanh pha với mật ong cũng là cách trị đau họng ở trẻ hiệu quả.

4. Trẻ bị đau họng uống thuốc gì? 

Liệu trình điều trị đau họng ở trẻ sơ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như, nếu cảm lạnh là nguyên nhân cốt lõi, bác sĩ thường sẽ chú trọng vào các biện pháp khắc phục tại nhà hơn thay vì kê toa thuốc đặc trị cho bé, trừ khi thân nhiệt trẻ tăng cao. Trong trường hợp trẻ bị sốt viêm họng, thay vì tự ý hạ sốt cho trẻ, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

Điều trị viêm họng bằng thuốc Tây

Ngược lại, đối với trường hợp đau họng do nhiễm khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa một hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp cho trẻ nếu cần thiết. 

Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh

Những loại thuốc giảm đau họng bạn nên uống

Trong vài trường hợp hy hữu, bạn sẽ cần uống thuốc để xoa dịu cơn đau khó chịu đang “hoành hành” ở cổ họng. Tuy vậy, không phải ai cũng biết người bị đau họng uống thuốc gì. Bài viết do chuyên gia Hapacol nghiên cứu sẽ tìm ra loại thuốc…

Liệu bé dùng thuốc không kê đơn có an toàn?

Không nên cho trẻ sơ sinh dùng các loại thuốc trị ho cũng như cảm lạnh không kê đơn, vì đôi khi chúng không chỉ không đẩy lùi các triệu chứng cảm lạnh mà còn khiến tình trạng của bé trở nặng. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên bị sốt, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen (trên 3 tháng tuổi và kg) để hạ sốt. Các chuyên gia có đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm để đưa ra liều lượng chính xác và an toàn mà trẻ cần dùng. 

Trẻ cần thời gian bao lâu để phục hồi?

Nếu cơn đau họng bắt nguồn từ cảm lạnh, bé có thể hồi phục trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian này sẽ kéo dài hơn đối với trường hợp đau họng do những yếu tố khác, bao gồm:

  • Bệnh tay chân miệng
  • Viêm họng liên cầu khuẩn
  • Viêm amidan

Mặt khác, bạn nên tập thói quen quan sát và ghi chú lại quá trình phục hồi của bé. Đồng thời, khi các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau vài ngày, bạn nên báo cho bác sĩ nhi càng sớm càng tốt. 

5. Làm thế nào để phòng ngừa đau họng cho trẻ?

Thực tế, bạn không thể hoàn toàn ngăn chặn cơn đau họng phát sinh ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu tình trạng này là hệ quả của vấn đề cảm lạnh. Tuy vậy, một số cách phòng ngừa sau đây sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ tình trạng trên tái phát ở bé, bao gồm: 

  • Giữ khoảng cách giữa bé và những người (bao gồm cả người trưởng thành và trẻ nhỏ) có dấu hiệu cảm lạnh hoặc đau họng
  • Tránh đưa con đến chỗ đông người
  • Thay bàn chải đánh răng cho bé sau khi hết viêm họng.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cá nhân của bé, bao gồm bình sữa, ti giả…
  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch trước khi cho bé ăn hoặc ôm bé

Đôi khi, người trưởng thành cũng có thể bị lây bệnh cảm lạnh hoặc thậm chí là đau họng từ trẻ sơ sinh. Để ngăn chặn vấn đề này, bạn nên cẩn thận khi tiếp xúc với trẻ, đồng thời đừng quên vệ sinh tay sau khi ôm bé.

Có thể bạn quan tâm:

Cách trị đau họng tại nhà

Viêm họng đỏ là gì?

6 loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình

Nguồn tham khảo:

When is a Sore Throat a More Serious Infection?